Người phụ nữ giữ hồn văn hóa dân gian
Lễ hội Xuân 2018: Nét xưa quay lại, hiện tại văn minh | |
[Infographics] Độc đáo lễ hội Cầu Ngư của ngư dân Nam Trung Bộ |
Khoảng vài chục năm về trước, ở thôn Hậu Ái người người làm nghề, nhà nhà làm nghề đồ chơi trung thu. Mỗi độ vào dịp tết Trung thu, khắp làng trên, xóm dưới nhộn nhịp người, xe ra vào để lấy hàng. Người dân trong thôn luôn nhộn nhịp với những món đồ chơi truyền thống phục vụ dịp trung thu về, những ông Tiến sĩ giấy thôn Hậu Ái đã vang xa đến khắp các tỉnh trong Nam ngoài Bắc. Nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống đã giúp nhiều người dân trong làng thoát nghèo.
Theo dòng thời gian, cùng với sự phát triển của thị trường, thị hiếu người tiêu dùng cũng đã thay đổi khi đồ chơi Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều, làng nghề bị biến động, số người nặng lòng với nghề đã vơi đi nhiều. Thế nhưng sinh ra và lớn lên trong một gia đình đã có 3 đời làm đồ chơi trung thu, từ khi 8 tuổi, cô Nguyễn Thị Tuyến đã bắt đầu làm quen với những chiếc nan, những tờ giấy đầy màu sắc. Để rồi trong suốt hơn 40 năm qua, để trụ lại với nghề, gia đình cô Tuyến đã tích cực tìm kiếm thị trường, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng để tìm hướng sản xuất mới.
Cứ mỗi dịp tết Trung thu cả gia đình cô Tuyến lại tất bật để làm những món đồ chơi truyền thống (Ảnh Nguyễn Hoa) |
Được biết, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, cô Tuyến gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm nguyên vật liệu. Cô phải đi hàng chục cây số, tới những xã lân cận để tìm mua tre, nứa rồi lại kỳ công tự đan vót, tự nấu hồ. “Để làm đồ chơi trung thu đòi hỏi người làm phải rất tỉ mỉ, cẩn thận, vì các nan tre rất bé buộc không chặt, không cân đối là bong ra ngay. Tôi làm nghề này vì tình yêu trẻ nhỏ, vì mỗi độ trung thu về, bà con trong xóm, ngoài làng, đâu đâu ai cũng hỏi “đã làm chưa?”, “bao giờ bán?”, từ đó giúp mình yêu nghề hơn chứ thu nhập chẳng đáng là bao”, cô Tuyến bộc bạch.
Không đành lòng để nghề truyền thống của gia đình bị thất truyền, không đành lòng để ông Tiến sĩ giấy bị rơi vào quên lãng, cô Tuyến vẫn ngày ngày tìm tòi cách làm kéo “thời xa xưa” trở về với hiện tại. Đồ chơi trung thu do gia đình cô làm ra rất đa dạng, mỗi món đồ chơi lại mang một ý nghĩa và gắn với một câu chuyện riêng.
Kể như, đèn ông sao năm cánh tượng trưng cho đất nước Việt Nam hòa bình, đèn con thỏ gắn với sự tích Thỏ Ngọc cứu bạn trên cung trăng. Đặc biệt hơn cả, ông tiến sĩ giấy là món đồ chơi dân gian không thể nào thiếu được vào dịp Trung thu. Vào đúng hôm trăng tròn, ông Tiến sĩ ngồi ngai vàng được đặt trước mâm ngũ quả, hai bên là 2 ông “vệ sĩ” được gọi là “ông đánh gậy”.
Sau màn rước đèn quanh làng đầy vui nhộn, các em nhỏ sẽ về nhà phá cỗ tết Trung thu. Lúc ấy, ông tiến sĩ sẽ được phụ huynh đưa vào bàn học của con mình với tâm nguyện các cháu sẽ học hành giỏi giang, đỗ đạt. Phía trên đầu mỗi “ông đánh gậy” còn treo một “mặt trăng vàng” bằng giấy, khi có gió thổi qua, mặt trăng đung đưa khiến cho 2 cánh tay vốn nhiều màu sắc của hai ông lúc lắc theo, trông rất ngộ nghĩnh.
Có ngồi trực tiếp nhìn cách cô tỉ mỉ, khéo léo dán từng chi tiết của ông Tiến sĩ giấy mới có thể nhận thấy được phần nào sự tâm huyết của cô với nghề truyền thống bao đời của gia đình cũng như “hồn vía” của món đồ chơi dân gian mang nét văn hóa người Việt. Chỉ từ những cây nứa, tờ giấy màu, nhưng nhờ sự khéo tay cùng óc sáng tạo của cô đã biến thành những món đồ chơi trung Thu được rất nhiều em nhỏ ưa thích. Để làm ra được một sản phẩm, cô phải ngồi hàng giờ để cắt, dán, thậm chí thức đến tận 12h đêm, 2h sáng.
“Có hôm vừa làm vừa ngủ gật nhưng vẫn phải cố gắng, vì một năm mới có một lần, trẻ con còn háo hức nữa là những người làm đồ chơi trung Thu như chúng tôi. Nhiều khách đến gần ngày tết Trung thu mới đặt hàng nên chúng tôi rất khó để đáp ứng”, cô Tuyến chia sẻ.
Theo cô Tuyến để làm hoàn thành một bộ ông Tiến sĩ giấy phải mất khoảng 2 ngày, tính từ khi tìm nguyên liệu đến lúc hoàn thành ông Tiến sĩ phải qua 25 công đoạn còn để làm hai ông đánh gậy trông trăng đi kèm phải qua 36 công đoạn. Trong đó, công đoạn làm khung và mặt nạ là hai công đoạn mà người làm phải hết sức tỉ mỉ từ việc chọn nguyên liệu và kỹ thuật làm. Tùy vào kích cỡ khách hàng đặt mà ông Tiến sĩ có thể cao từ 80cm đến 150cm, người thợ phải biết cách tạo bố cục hài hòa mới có được những sản phẩm đẹp mắt.
Quy luật cạnh tranh khắc nghiệt là thế song khi được hỏi về tương lai làng nghề, cô Tuyến vẫn giữ một niềm tin tưởng mãnh liệt “chừng nào còn Trung thu, chừng đó cô vẫn còn làm nghề”. Nhiều năm gần đây, mọi người dần biết đến cô, các cửa hàng trên phố cổ, các trường học cũng đặt đèn ông sao, Tiến sĩ giấy của cô nhiều hơn. Đặc biệt, một số chương trình tổ chức mời cô đến hướng dẫn cho trẻ em làm đèn ông sao, hướng các em về với cội nguồn, về với những truyền thống dân gian.
Những việc làm như thế chính là cách khơi thêm giá trị về những món đồ chơi truyền thống và văn hóa dân tộc mà các nghệ nhân vẫn đang miệt mài cố gắng thực hiện. Qua những món đồ chơi truyền thống, cô mong muốn “hồi sinh” lại đêm Rằm tháng Tám mang bản sắc, phong tục truyền thống của người Việt. Bởi lẽ, đồ chơi trung thu truyền thống không chỉ được làm từ những vật liệu gần gũi, ít ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn mang đậm hồn dân tộc, giúp các em thiếu nhi thêm hiểu biết về những nét đẹp văn hóa dân gian.
Nguyễn Hoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40