Lễ hội Xuân 2018: Nét xưa quay lại, hiện tại văn minh
Rộn ràng những lễ hội đầu Xuân mới tại các địa phương | |
Đảm bảo TTATGT trong dịp Tết và Lễ hội xuân 2018 |
Ôn lại những giá trị truyền thống
Từ lâu, trong tâm thức người Việt, lễ hội luôn có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần. Lễ hội là nơi bảo tồn, trao truyền văn hóa giữa các thế hệ, góp phần tạo ra sự đa dạng văn hóa, thể hiện rất rõ sắc thái văn hóa của từng vùng miền. Thông qua lễ hội, nhu cầu văn hóa và tâm linh của cộng đồng được thỏa mãn, các truyền thống và phong tục tập quán được duy trì.
Hội Gióng năm nay diễn ra khá văn minh. |
Hà Nội là địa phương có nhiều lễ hội gần như nhất cả nước. Chỉ ba tháng đầu năm, ở Hà Nội đã có khoảng 1200 lễ hội. Người dân dù bận rộn đến đâu cũng cố gắng sắp xếp thời gian để có thể vừa đi vãn cảnh, vừa lễ bái tại các hội xuân truyền thống như hội Gióng, hội Chùa Hương, hội Gò Đống Đa, hội Cổ Loa...
Hàng năm, cứ vào ngày mùng 5, tháng Giêng, hội Gò Đống Đa lại được diễn ra tại khu gò Đống Đa (phường Quang Trung, quận Đống Đa). Lễ hội nhằm tưởng nhớ chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa của vua Quang Trung trước quân xâm lược nhà Thanh. Lễ hội có nhiều tục, trò liên quan tới việc bày binh bố trận với trống chiêng, cờ xí.
Môn cờ người thể hiện mưu trí binh pháp cũng được tổ chức thường xuyên ở lễ hội này. Bên cạnh đó, trong ngày diễn ra lễ hội cũng có nhiều trò chơi vui khỏe, thể hiện tinh thần thượng võ. Đặc biệt nhất là tục “rước Rồng lửa" như tái hiện lại cuộc chiến đấu đã qua. "Rồng lửa Thăng Long" trở thành biểu tượng chiến thắng của dân tộc.
Hay đến Cổ Loa vào những ngày đầu năm mới, mọi người sẽ được chiêm ngưỡng và trải nghiệm lễ hội lớn nhất trong năm của làng Cổ Loa. Đây cũng là lễ hội lớn của huyện Đông Anh nói riêng và Hà Nội nói chung. Được biết, hội Cổ Loa xưa có lúc kéo dài 12 ngày, đến nay chỉ bó gọn trong hai ngày mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng.
Trong hai ngày hội, phần lễ tập trung vào lễ rước của các xóm trong làng và các xã lân cận. Sau đó là các nghi thức tế lễ, nhất là phần lễ của Anh Cả Quậy với hình thức “mật khấn”. Cùng với đó còn có lễ rước tượng hoặc bài vị nhà vua từ đền Thượng sang đình Ngự Triều Di Quy, am thời Mỵ Châu. Phần hội diễn ra với các trò chơi như bắt vịt, chơi đu, thổi cơm thi, hát trù, hát chèo hát tuồng, hát ống, vật…
Khi lễ hội được mở ra, mọi người dân nô nức phấn khởi. Những người con xa xứ dù ở đâu, bận đến mấy cũng thu xếp về thăm quê hương. Trẻ con thì được biết thêm về những truyền thống văn hóacủa địa phương còn người già thì vui vẻ, phấn khởi vì đây là cơ hội để ôn lại những nghi lễ truyền thống mà trong xã hội ngày nay đang phần nào bị mai một.
Đã có sự thay đổi
Năm nay, lễ hội đã có nhiều sự thay đổi, không còn cảnh xô đẩy, bạo lực như những năm trước, kỷ cương hành chính cũng được xác lập.Tiêu biểu như ở hội Gióng, hội Gò Đống Đa, hội chùa Hương…
Hội Gióng (huyện Sóc Sơn)là một trong những lễ hội lớn và quan trọng bậc nhất trong văn hóa tín ngưỡng, mùa lễ hội. Hội bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch và kéo dài trong 3 ngày liên tiếp với các nghi lễ truyền thống như lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre… lên đền Thượng – nơi thờ Thánh Gióng. Theo truyền thuyết, nơi đây chính là điểm dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời. Được biết, năm nay là năm đầu tiên hội Gióng bỏ tục cướp hoa tre, cướp trầu cau.
Năm nào, vào những ngày này, khu di tích đền Sóc cũng thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham dự. Giò hoa tre là một trong 8 lễ vật được các địa phương trên địa bàn huyện Sóc Sơn cung tiến vào dịp lễ hội. Những năm trước, sau khi rước giò hoa tre và trầu cau dâng tại đền chính, hai lễ sẽ theo hai hướng được rước xuống đền Hạ và đền Mẫu. Sau phần lễ tạ sẽ có nghi lễ tất lộc…và đây chính là địa điểm xảy ra tình trạng “cướp” khiến nhiều người bị sứt đầu, mẻ trán. Tuy nhiên, năm nay, tình trạng chen lấn, xô đẩy đã được khắc phục.
Theo đại diện Trung tâm quản lý khu du lịch – di tích đền Sóc Sơn, nghi lễ này năm nay đã được cải tiến. Trước mùa lễ, ban tổ chức đã gặp gỡ người dân địa phương và các nhà nghiên cứu văn hóa để cùng tìm phương án phù hợp. Theo đó, toàn bộ số giò hoa tre, lộc trầu cau được đưa vào hậu cung sau đó sẽ được chia về các thôn và phát lộc cho du khách thập phương thay thế cho việc rước lộc và thực hiện nghi lễ tất lộc để tránh tình trạng tranh cướp như mọi năm.
Anh Phạm Tiến Duy (quận Đống Đa) cho biết: “Tôi rất ủng hộ chủ trương bỏ cướp lộc tại lễ hội. Năm nào tôi cũng đến tham gia Hội Gióng nhưng năm nay là năm đầu tiên tôi chỉ cần xếp hàng là được cầm lộc về nhà. Tất cả mọi người đến hội cũng thế, đều có lộc hoa tre, lộc trầu cau để mang về nhà".
Tương tự, trên địa bàn quận Đống Đa, ngay từ sáng sớm ngày mùng 5 Tết, lực lượng cảnh sát giao thông, công an quận, công an phường, thanh tra giao thông đã có mặt tại các tuyến phố chính như Đặng Tiến Đông, Tây Sơn…để điều tiết, đảm bảo tình hình an ninh trật tự, phân luồng chống ùn tắc, hướng dẫn chỗ đậu xe… Công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại khu vực nơi diễn ra lễ hội cũng được nâng cao. Đáng nói, tại lễ hội Gò Đống Đa năm nay, đã có nơi trông giữ xe đạp, xe máy miễn phí.
Đầu xuân đến lễ hội, mọi người đều cầu một năm mới vạn sự như ý tốt đẹp, bình an đến với gia đình và bản thân. Lễ hội xuân ở từng địa phương là những tập tục hay đẹp cần phải được bảo tồn.
Bên cạnh những thay đổi theo hướng tích cực thì tình trạng biến tướng, mê tín dị đoan vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi khiến cho nét đẹp truyền thống tại các lễ hội trở nên phản cảm. Có nhiều lễ hội vốn chỉ được tổ chức ở quy mô nhỏ nhưng sau này được nâng tầm lên, có kịch bản và đưa thêm vào đó các sự kiện văn hóa khác không gắn với đặc trưng của từng vùng miền dẫn đến sự na ná giống nhau, kéo theo là sự tốn kém không cần thiết.
Thiết nghĩ, mỗi lễ hội cần giữ được những nét đặc trưng riêng, tạo nên bản sắc văn hoá của từng vùng miền. Chẳng hạn như lễ hội Cổ Loa không thể thiếu được phần thi bắn cung nỏ, hội Gò Đống Đa không thể thiếu màn “rước Rồng lửa" tái hiện lịch sử Quang Trung đại phá quân Thanh… Những đặc trưng riêng ấy phải giữ cho được, vì nếu không sẽ làm nghèo đi đời sống văn hóa tinh thần, người dân sẽ tự bỏ đi vốn quý của cha ông.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21