Người lao động lớn tuổi khó tìm việc làm mới tại TP.HCM

(LĐTĐ) Hiện nay phần lớn lao động phổ thông trên 40 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vẫn đang loay hoay tìm việc sau khi bị cắt giảm lao động. Phần lớn họ phải quay về quê, do ở TP.HCM không còn nhiều cơ hội việc làm dành cho những người lớn tuổi như họ.
Hỗ trợ vốn cho công nhân lao động, tránh "tín dụng đen” TP. Hồ Chí Minh: Công bố điểm chuẩn lớp 10 công lập năm học 2023 -2024 TP.HCM: Sớm xử lý dứt điểm sai phạm trật tự xây dựng tại chung cư The Rubyland

Bà Phạm Thị Dung (53 tuổi, quê An Giang) từ quê lên TP.HCM xin vào Công ty TNHH PouYuen Việt Nam làm việc cách đây 17 năm. Kể từ đó, bà gắn bó với công ty với mức lương ổn định, đủ để đảm bảo cuộc sống hằng ngày. Cho đến tháng 2/2023, bà Dung nhận được tin mình nằm trong danh sách hơn 2.000 công nhân bị cắt giảm do công ty gặp khó khăn. Dù sau đó sẽ nhận được trở cấp, nhưng bà vẫn lo lắng vì ở đuổi tuổi 53, công việc dành cho bà sẽ ít đi.

Thu nhập từ đồng lương công nhân trước đây của bà Dung để lo toan phần lớn chi phí trong nhà, nhưng từ khi mất việc, mọi chi tiêu đều trông vào đồng lương không ổn định của chồng là lao động tự do nên cuộc sống vốn khó khăn thì nay càng chồng chất khó khăn.

Người lao động lớn tuổi khó tìm việc làm mới tại TP.HCM
Lao động tuổi cao như bà Dung khó tìm được việc làm mới sau khi bị cắt giảm.

Để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, bà Dung tính đi bán vé số nhưng do tuổi đã cao, sức khoẻ không còn như trước nên gia đình khuyên bà nên tiếp tục ở nhà. Không có việc làm, không có thu nhập bà Dung cùng chồng buộc phải chi tiêu tiết kiệm, chờ nhận bảo hiểm thất nghiệp xong bà sẽ về quê sinh sống.

Cũng làm tại Công ty PouYuen, chị Nguyễn Thị Hải (41 tuổi, ngụ quận Bình Tân) hiện đang mang thai tháng thứ 8, nên trong nhiều đợt cắt giảm vừa qua, chị không nằm trong danh sách bị cắt giảm. Tuy nhiên, sau thời gian sinh con, chị lo rằng việc mình bị sa thải là điều có thể xảy ra nếu công ty tiếp tục gặp khó khăn như hiện tại.

"Tôi làm ở công ty được 20 năm, nên tiền lương hiện tại cũng rất tốt. Nhưng do công ty khó khăn, khu làm việc của tôi thời gian qua bị giảm giờ làm, giảm công nhân liên tục. Do tôi mang thai nên được công ty giữ lại, nhưng tương lai không biết sẽ ra sao. Tôi cũng đã chuẩn bị tâm lý, sau này nếu bị cắt giảm thì sẽ về quê nuôi con nhỏ, ổn định rồi vào TP.HCM làm việc tiếp", chị Hải cho hay.

Người lao động lớn tuổi khó tìm việc làm mới tại TP.HCM
Mặc dù có thâm niên 20 năm làm việc nhưng chị Hải vẫn lo ngại sẽ bị cắt giảm nếu công ty tiếp tục gặp khó khăn.

Theo chị Hải, thời gian qua chị và các công nhân tại Công ty PouYuen được cho nghỉ luân phiên nhưng vẫn có lương, nên cuộc sống cũng không quá khó khăn, dù thu nhập không cao như trước. Vào thời điểm này, việc làm là điều quan trọng nhất với chị vì với độ tuổi ngoài 40 để tìm việc làm mới là điều không dễ.

Thực tế tại TP.HCM hiện nay, hiếm doanh nghiệp sản xuất nào tuyển dụng công nhân trên 40 tuổi, nhất là ở các lĩnh vực cần tốc độ cao và tốn nhiều sức như may mặc, cơ khí, chế biến gỗ... nên những người lớn tuổi như các trường hợp trên khó khăn trăm bề khi đi xin việc mới.

Theo thông báo tuyển dụng của một hệ thống khách sạn đang có nhu cầu tuyển nhiều nhân viên vị trí buồng, phòng, kế toán nội bộ, tiền sảnh - bảo vệ với mức lương cao nhất 8 triệu đồng, nhưng cũng chỉ tuyển dưới 35 tuổi. Tương tự, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ làm đẹp cũng chỉ tuyển lao động từ 18-35 tuổi, có tay nghề.

Trao đổi với Báo Lao động Thủ đô, ông Hoàng Văn Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM cho rằng, đa số các doanh nghiệp khi tuyển dụng thì đều ưu tiên độ tuổi "vàng", khoảng từ 30 tuổi trở xuống để đảm bảo năng suất làm việc. Đối với người lao động trên 40 tuổi, vẫn còn công việc cho họ, tuy nhiên sẽ khó khăn hơn và ít sự lựa chọn hơn so với độ tuổi "vàng".

Người lao động lớn tuổi khó tìm việc làm mới tại TP.HCM
Người lao động lớn tuổi ở TP.HCM được tư vấn việc làm miễn phí tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM.

"Xu thế hiện nay đa số người lao động đều muốn về quê để làm việc, vì ở quê có nhiều lợi thế như gần nhà, không tốn tiền trọ, tiền sinh hoạt thấp... Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp hiện nay cũng đã mở rộng ra các tỉnh lân cận để tận dụng lợi thế giá thuê đất rẻ, chi phí nhân công thấp để sản xuất, từ đó cơ hội việc làm cho người lao động cũng nhiều hơn", ông Thắng cho biết.

Theo khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM, tại Công ty Pouyuen hồi cuối tháng 5/2023, có khoảng 50% công nhân bị cắt giảm có nhu cầu trở về quê để làm việc. Trong đó, nhiều nhất là lượng công nhân ở tỉnh Long An, Tiền Giang chiếm tổng gần 70% số lượng công nhân muốn về quê làm việc.

Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2023, Thành phố ghi nhận 82.589 lao động nghỉ việc, làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng hơn 5.000 người so với cùng kỳ. Trong đó nguyên nhân chính dẫn đến số người lao động nghỉ việc gia tăng là do doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến giảm giờ làm, thiếu việc, giảm nhân công.

Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐTB&XH TP.HCM cho biết, để hỗ trợ người lao động bị ngừng việc, thất nghiệp, Sở sẽ phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện để nắm tình hình thông qua các cơ chế kiểm tra, giám sát cũng như thông tin của đoàn thể, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TP.HCM cũng như LĐLĐ các địa phương.

"Có những doanh nghiệp khó khăn nhưng cũng có những doanh nghiệp đang có nhiều đơn hàng và có nhu cầu tuyển dụng. Trách nhiệm của Trung tâm dịch vụ việc làm là sẽ nắm nhu cầu lao động của doanh nghiệp có nhu cầu tuyển và nhu cầu giảm để kết nối nguồn lực công nhân với các doanh nghiệp cơ nhu cầu", ông Lê Văn Thinh cho biết.

TP.HCM cần 90.000 lao động

Sở LĐTB&XH TP.HCM đã chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố tăng cường thu thập thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp để kết nối với người lao động. Hiện nay có 130 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm cũng tham gia tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động có nhu cầu.

Trong 6 tháng cuối năm 2023, nhu cầu tuyển dụng lao động vẫn tập trung cao ở khu vực thương mại – dịch vụ (thương mại, vận tải kho bãi, công nghệ thông tin – truyền thông) với khoảng 90.000 chỉ tiêu.

Ngoài ra, TP.HCM có 368 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với tổng quy mô đào tạo khoảng 300.000 người, tập trung vào các nhóm ngành dịch vụ, kinh doanh tài sản – bất động sản, du lịch, thương mại – quản trị doanh nghiệp, cơ khí – ô tô, công nghệ thông tin, kế toán – kiểm toán, chăm sóc sắc đẹp…

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Là một trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận quản lý vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) tập trung triển khai tốt các chính sách có liên quan đến tín dụng ưu đãi, cho vay vốn đến hội viên nông dân để sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì

Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện và khu vực lân cận, mà còn cung cấp cho lực lượng lao động trẻ thông tin thị trường lao động, từ đó học hỏi, trang bị thêm kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những biến động của thị trường lao động.
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngoài tiếp tục duy trì các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, hện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang thúc đẩy phát triển một số thị trường mới tiềm năng, tạo cơ hội mới cho người lao động khi lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 27/10, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Ba Vì (Số 104 đường Quảng Oai, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội) với sự tham gia của đông đảo người lao động, học sinh, sinh viên.
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố

Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Ngày 24/10, Phiên giao dịch việc làm trực tuyến với tham gia của 6 tỉnh, thành phố đã mang lại nhiều cơ hội cho người lao động và doanh nghiệp. Sự kiện thu hút 122 doanh nghiệp với hơn 44.504 vị trí tuyển dụng, tạo điều kiện kết nối hiệu quả giữa cung và cầu lao động.
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030

Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2024 - 2030.
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi

Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, thị trường lao động Hà Nội tiếp tục đà phục hồi. Số lượng doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động có xu hướng giảm mạnh đã tác động tích cực đến thị trường lao động. Nhu cầu tuyển dụng trên toàn Thành phố trong tháng 9 khoảng trên 22.600 vị trí.
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Thông tin về công tác hỗ trợ, giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong tháng 9/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết đơn vị đã tiếp nhận 6,6 nghìn hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, giảm 1 nghìn trường hợp so với tháng trước, và tăng 0,2 nghìn trường hợp so với cùng kỳ năm trước.
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

(LĐTĐ) Dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2021 - 2024 là 76.626 tỷ đồng.
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu

Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu

Ngày 11/10, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu”.
Xem thêm
Phiên bản di động