Người lặng thầm giữ yên giấc ngủ cho liệt sỹ
Thảo thơm tấm lòng của chủ nhà trọ với người lao động nghèo Lan tỏa những tấm lòng nhân ái |
Hơn 20 năm gắn bó
Một ngày cuối tháng 9, chúng tôi ghé qua Nghĩa trang Liệt sỹ phường Đồng Mai thắp nén hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sỹ. Thời điểm này đã là gần trưa nhưng chúng tôi vẫn bắt gặp bà Hồng đang cặm cụi xách nước tưới từng khóm hoa mới trồng. Ở cái tuổi gần bát tuần, công việc có phần nặng nhọc với bà, thế nhưng qua ánh mắt lấp lánh, nụ cười nồng hậu và cả cách bà tiếp chuyện, chúng tôi hiểu, công việc này mang lại nhiều niềm vui cho bà.
Bà Hồng và chồng cùng nhau trông nom Nghĩa trang Liệt sỹ phường Đồng Mai, quận Hà Đông hơn 20 năm nay. |
Mời chúng tôi ngồi dưới tán cây hoa đại thơm ngát, bà Hồng kể, hơn 20 năm trước, vợ chồng bà tình nguyện trông coi nghĩa trang nhân dân của phường mà không đòi hỏi một đồng lương nào. Thấy vợ chồng tôi cần mẫn, lại trông coi mộ sạch sẽ, nhiều năm nay, bà con tin tưởng nhờ vợ chồng ông bà chăm nom Nghĩa trang Liệt sỹ phường. Nghĩa trang Liệt sỹ phường Đồng Mai rộng khoảng 2.000 m2, là nơi an nghỉ của 65 liệt sỹ chống thực dân Pháp, 101 liệt sỹ chống Mỹ cứu nước, 22 ngôi mộ Tổ quốc ghi công.
“Gia đình bên nhà chồng tôi có liệt sỹ Trần Thị Nụ đang yên nghỉ tại đây. Hơn nữa, trong tâm tôi luôn biết ơn các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Chính vì nỗi niềm riêng, chung đó, tôi đã nhận trông nom nghĩa trang này và làm tất cả bằng cái tâm của mình. Có thể có người cười, bàn ra tán vào nhưng tôi nghĩ ở cái tuổi như tôi còn làm được điều gì có ích cho đời, làm tấm gương cho con cháu thì phải gắng sức làm”, bà Hồng tâm sự.
Từ ngày bà Hồng ra trông nom, Nghĩa trang Liệt sỹ phường Đồng Mai đẹp, khang trang với những tán cây râm mát. Người thân của các phần mộ liệt sỹ cũng chăm đến viếng thăm hơn, một số gia đình có liệt sỹ nằm ở nghĩa trang thấy ông bà có tâm nên đã quyên góp để đầu tư cho nghĩa trang ghế đá, bình hoa… vào ngày rằm, ngày lễ Tết bà thường tự bỏ tiền túi mua hương hoa, bánh trái dâng lên các mộ phần liệt sỹ. Tiền trợ cấp chẳng được mấy đồng, bà đều dồn hết vào để mua giống hoa, phân lân, hương khói. Lấy chữ tâm, chữ đức làm gốc, bà luôn cảm thấy vui với công việc mình đảm nhận.
Người đồng hành với bà Hồng trong công việc nghĩa tình này là ông Lý (chồng bà). Ông Lý cũng rất vui khi chia sẻ với chúng tôi: “Thông thường mỗi ngày, bà nhà tôi có mặt ở nghĩa trang khoảng 12 tiếng đồng hồ. Có lần đang quét dọn thì bà bị ngã, tôi và con cháu phải thay phiên đến quét dọn, trông nom nghĩa trang. Nằm ở nhà nhưng bà vẫn không yên tâm, chỉ mong mau khỏi để ra chăm sóc phần mộ các liệt sỹ. Ngoài công việc của Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi tổ dân phố số 5 và thỉnh thoảng đưa cháu đi học thì tôi lại ra đây giúp bà ấy. Ở đây nhiều cây xanh, nhiều hoa lá nên cỏ cũng rất tốt, tôi thường xuyên phụ giúp bà dọn dẹp để nghĩa trang lúc nào cũng sạch, đẹp”.
Việc làm của bà Hồng không chỉ được người bạn đời ủng hộ mà các con, các cháu của bà đều hỗ trợ và kể về việc làm của bà với niềm xúc động, tự hào. “Thực ra, ban đầu thấy bà ấy vất vả, các con cũng can ngăn, nhưng sau đó thêm trân trọng công việc bà làm. Có những hôm trưa bà không về thì con cháu lại thay nhau mang cơm cho bà. Ngồi dưới tán cây, được nghe bà kể về gương hy sinh của các anh hùng liệt sỹ, các con cháu đều thấy xúc động và cho rằng việc làm của bà rất đáng tự hào”, ông Lý chia sẻ.
Lan tỏa truyền thống “uống nước nhớ nguồn”
Những ngày này, trời vào thu, là mùa thay lá, trung bình mỗi ngày bà Hồng phải quét dọn đến mấy lần. Thấy bà tuổi cao sức yếu mà vẫn chăm chỉ, miệt mài nên một số phụ nữ và trẻ em sống gần khu vực nghĩa trang đã ra quét dọn cùng, tạo nên hình ảnh đẹp ở khu dân cư. Bà Phạm Thị Thanh (52 tuổi), người dân sống gần khu vực nghĩa trang cho biết: “Bà Hồng đáng tuổi cha, tuổi mẹ tôi, nên mỗi lần thấy bà dọn dẹp ở nghĩa trang, tôi đã rất suy nghĩ. Mỗi khi rảnh rỗi, tôi lại ra phụ giúp bà dọn dẹp nghĩa trang để nơi yên nghỉ của các liệt sỹ thêm sạch đẹp. Nhiều hôm thấy bà Hồng mệt mà vẫn gắng ra làm, tôi khuyên bà nên nghỉ ngơi một thời gian thì bà bảo: “Nơi đây đã trở thành “ngôi nhà” thứ hai của tôi, đã gắn bó thân thiết thành máu thịt rồi”.
Có chồng nằm tại Nghĩa trang Liệt sỹ phường Đồng Mai, bà Phùng Thị Loan thường xuyên ra thăm viếng. Bà chia sẻ: “Tôi rất cảm động và khâm phục trước tấm lòng và việc làm của bà Hồng. Từ khi có bà Hồng trông nom, tôi rất yên tâm khi phần mộ của ông ấy và các liệt sỹ không bị lạnh lẽo”.
Cảm phục trước việc làm của vợ chồng bà Hồng, bà Đoàn Phương Thảo, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Đồng Mai cho biết: “Bà Hồng là tấm gương phụ nữ tiêu biểu để chúng tôi học tập, noi theo. Ở bà có một tinh thần, sự nhiệt huyết, tận tâm vì cộng đồng. Công việc của Hội Phụ nữ chúng tôi nhiều và có những việc không tên nên rất cần tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, tích cực của các hội viên mà bà Hồng là một trong những nhân tố ấy. Chúng tôi cũng đang trình lên quận hồ sơ của bà Hồng để sớm vinh danh danh hiệu “Người tốt, việc tốt”.
Còn ông Nguyễn Văn Hoàn, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Đồng Mai đánh giá: “Việc trông coi nghĩa trang quả thực nhiều người không muốn làm, nhưng bà Hồng lại năng nổ nhận công việc ấy. Chúng tôi rất trân trọng, đánh giá cao tinh thần của bà, nhất là khi bà đã ở cái tuổi đáng ra phải được nghỉ ngơi. Hơn 20 năm là quãng thời gian dài để thử thách sự bền tâm vững chí của bà Hồng trước công việc không mấy dễ dàng này. Suy từ việc của bà Hồng, chúng tôi cảm thấy mình cần phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa để đưa phường nhà ngày càng phát triển”.
Sự tận tâm, tận tụy của bà Hồng đối với công lao của những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc là hình ảnh cảm động, đẹp đẽ và cao thượng. Công việc hàng ngày tuy rất lặng lẽ, nhưng qua đó thể hiện rõ sự thành kính, tri ân sâu sắc, đối với cha ông đi trước. Bà chính bà người đã góp phần giữ gìn, hun đúc lên niềm tự hào của thế hệ trẻ hôm nay đối với sự hy sinh của các anh hùng liệt sỹ và là tấm gương điển hình cho việc giữ gìn, lan tỏa truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21