Người đàn ông bất ngờ mắc uốn ván dù không có vết thương ngoài da
Chủ quan vết thương hở, nhiều người nhập viện thở máy do uốn ván Mắc uốn ván từ vết thương do gạch rơi vào chân Nhiễm uốn ván do vết thương máy bào gỗ cắt vào tay |
Theo tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, tại đây vừa tiếp nhận nam bệnh nhân (65 tuổi, ở Hải Dương) mắc uốn ván từ nguyên nhân hiếm gặp, không ngờ tới.
Bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. |
Nam bệnh nhân này có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương, hoặc xây xước nào trên cơ thể. Tuy nhiên, 10 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng đau họng, không sốt.
Khi đến khám tại cơ sở y tế, bệnh nhân được chẩn đoán viêm họng cấp và được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú. Sau 6 ngày sử dụng thuốc, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường như khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Bệnh nhân được đưa tới cơ sở y tế và chuyển tiếp xuống Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương với chẩn đoán mắc uốn ván.
Tại đây, bệnh nhân tỉnh táo, nhưng chỉ há miệng được khoảng 1 cm. Bệnh nhân có hiện tượng tăng cơ co cứng vùng bụng và toàn thân rõ rệt. Khi có kích thích cơ học như chạm vào người, các cơ trên cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ, biểu hiện qua các cơn co cứng cơ và gồng cứng.
Với các triệu chứng khởi đầu, bệnh nhân được chẩn đoán mắc uốn ván toàn thể. Hiện tại, bệnh nhân được an thần, thở máy qua nội khí quản.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Bằng, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho biết, thông thường, vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở ngoài da, chấn thương hay phẫu thuật. Tuy nhiên, ở bệnh nhân trên không tìm thấy dấu vết nào.
“Khi bệnh nhân không thể xác định rõ vết thương đường vào, nguy cơ nhiễm vi khuẩn uốn ván vẫn có thể đến từ các vết xây xước nhỏ trong quá trình lao động, sinh hoạt trước đó mà bệnh nhân không để ý, do bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh dài” - bác sĩ Nguyễn Thanh Bằng nói.
Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, có những báo cáo cho thấy, uốn ván xuất hiện sau các nhiễm trùng răng miệng như: Sâu răng, nhổ răng, áp xe quanh răng...
Ở trường hợp nam bệnh nhân nêu trên, các bác sĩ cho rằng, có thể nguyên nhân mắc uốn ván từ khoang miêng. Ngoài ra, trong một số trường hợp hiếm gặp, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập qua các tổn thương hoặc nhiễm khuẩn đường ruột như từ các vết mổ trong nội soi, hoặc tổn thương nhỏ ở dạ dày, trực tràng, hoặc hậu môn.
Vì vậy, khi nhận biết các dấu hiệu nghi ngờ như cứng hàm tiến triển, co cứng cơ, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46