Chủ quan vết thương hở, nhiều người nhập viện thở máy do uốn ván

(LĐTĐ) Chiều 31/7, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, Khoa Cấp cứu của đơn vị đã điều trị cho gần 10 trường hợp mắc bệnh uốn ván nặng.
Báo động tình trạng nhiễm uốn ván từ những vết thương nhỏ Phẫu thuật thành công khối u tuyến giáp khổng lồ hơn 10 năm Nữ bác sĩ bị tấm kính rơi vào người sẽ trở lại làm việc tại Bệnh viện K

Đặc điểm chung của những bệnh nhân này là chưa tiêm phòng và đều bị các vết thương hở nhưng tự xử lý tại nhà không triệt để, dẫn đến nhiễm vi khuẩn uốn ván. Khi có biểu hiện cứng hàm, bệnh nhân mới nhập viện điều trị.

Chủ quan vết thương hở, nhiều người nhập viện thở máy do uốn ván
Bị vết thương hở ở tay, bệnh nhân chủ quan không tiêm phòng nên mắc bệnh uốn ván nặng.

Điển hình như trường hợp nam bệnh nhân, 66 tuổi, ở Hải Dương bị gai đâm vào chân, tự xử lý tại nhà, không tiêm phòng uốn ván. Khi có biểu hiện cứng hàm, khó nuốt, bệnh nhân mới nhập viện điều trị, sau đó tiến triển co cứng cơ toàn thân, suy hô hấp, phải đặt ống và thở máy.

Tương tự, trường hợp nam bệnh nhân 64 tuổi, ở Thái Bình (có bệnh nền tăng huyết áp và suy tim) bị vết thương ở cẳng tay phải do sinh hoạt. Sau 3 ngày, bệnh nhân bắt đầu cứng hàm, khó nuốt và tiến triển nặng. Khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng co cứng toàn thân, cũng phải đặt ống thở máy và bị tụt huyết áp.

Hay như nam bệnh nhân T, 44 tuổi, ở Thanh Hóa, bị đinh đâm vào chân 2 tuần trước khi vào viện, chủ quan không tiêm phòng uốn ván, tự vệ sinh tại nhà. Trước khi nhập viện 3 ngày, bệnh nhân biểu hiện cứng hàm, khó há miệng, khó ăn uống và co cứng cơ toàn thân, phải nhập viện điều trị và ăn qua ống thông.

Đáng chú ý, khoảng 8 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân H, 65 tuổi, ở Bắc Ninh (có tiền sử đái tháo đường và tăng huyết áp) bị mảnh gỗ đâm vào ngón tay phải và tự xử lý bằng nước và băng keo cá nhân, dẫn đến vết thương mưng mủ. Bệnh nhân đi khám tại cơ sở y tế trong tình trạng khó há miệng, cứng hàm sau đó được giới thiệu lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vì nghi mắc uốn ván.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng uốn ván toàn thể rõ rệt với biểu hiện cứng hàm, miệng há 1 cm, tăng trương lực cơ toàn thân mức độ nặng (co cứng cơ toàn thân), có khởi phát cơn co giật và chẹn ngực gây khó thở (dấu hiệu của tổn thương cơ hô hấp).

Chủ quan vết thương hở, nhiều người nhập viện thở máy do uốn ván
Bệnh nhân uốn ván điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân H, bác sĩ Nguyễn Đức Minh - Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ, trong giai đoạn đầu của bệnh (giai đoạn cấp tính), tình trạng co giật, rối loạn trương lực cơ và rối loạn thần kinh thực vật rất nặng.

Sau một tháng điều trị tích cực, bệnh nhân dần ổn định, dừng hoàn toàn các loại thuốc an thần, giãn cơ, chấm dứt tình trạng co cứng và co giật cơ. Chức năng thận của bệnh nhân cũng đã trở về bình thường, bệnh nhân đã có thể tự thở, kiểm soát được các vấn đề nhiễm trùng và rối loạn chức năng kèm theo.

Bác sĩ Minh cảnh báo, người mắc bệnh uốn ván thường có biểu hiện ban đầu là cứng hàm và khó há miệng, sau đó lan xuống các cơ khiến bệnh nhân không thể đi lại được. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể dẫn đến co giật cứng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy hô hấp và nhanh chóng tử vong do ngực bị chẹn cứng, gãy xương, đứt cơ. Thời gian ủ bệnh uốn ván có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.

Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, người dân cần chú ý đến việc tiêm phòng uốn ván, đặc biệt khi bị các vết thương hở. Việc tự xử lý vết thương tại nhà có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp nghi ngờ mắc uốn ván, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Đối với người mắc uốn ván sau khi ra viện, bác sĩ Minh lưu ý, người bệnh cần tiêm nhắc lại vắc xin sau 1 tháng ra viện và nhắc lại sau mỗi năm hoặc 10 năm, hoặc ngay sau khi có vết thương hở nhiễm bẩn mới.

Bác sĩ Minh cũng thông tin bệnh uốn ván có 3 giai đoạn: Giai đoạn cấp tính, giai đoạn phục hồi và dự phòng sau phục hồi để tránh bệnh tái phát. Mức độ nặng nhẹ khi tái phát sẽ phụ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân và tính chất nhiễm bẩn của vết thương.

Hầu như các bệnh nhân uốn ván đều gặp phải tình trạng yếu cơ do nằm lâu, dinh dưỡng kém, rối loạn hấp thu trong bệnh lý uốn ván và tình trạng teo co cứng các cơ. Những trường hợp này thời gian phục hồi cũng khá lâu. Chính vì vậy, cần bổ sung dinh dưỡng tích cực bằng đường ăn, đường truyền và tập phục hồi…

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngành BHXH Việt Nam: Tiếp tục nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai Đề án 06

Ngành BHXH Việt Nam: Tiếp tục nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai Đề án 06

(LĐTĐ) Triển khai công tác chuyển đổi số và Đề án 06, ngành Bảo hiểm xã hội quyết tâm hoàn thành 100% nhiệm vụ trong thời gian sớm nhất. Theo đó, toàn ngành sẽ tiếp tục nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai, đảm bảo 5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả, rõ thời gian; nâng cao nhận thức của công chức, viên chức, người lao động về công tác chuyển đổi số, triển khai Đề án 06.
Đưa giá trị bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến gần hơn với công chúng

Đưa giá trị bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến gần hơn với công chúng

(LĐTĐ) Ngày 31/7, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ".
Phối hợp thực hiện tốt công tác chăm lo, tổ chức phong trào thi đua

Phối hợp thực hiện tốt công tác chăm lo, tổ chức phong trào thi đua

(LĐTĐ) Phòng Giáo dục Đào tạo và Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân đã phối hợp chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên như nâng lương, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội...
Hội Nông dân thành phố Hà Nội tặng quà hỗ trợ người dân vùng lũ huyện Chương Mỹ

Hội Nông dân thành phố Hà Nội tặng quà hỗ trợ người dân vùng lũ huyện Chương Mỹ

(LĐTĐ) Ngày 31/7, Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã đến thăm, trao hỗ trợ tới người dân huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng mưa lũ, tặng quà cho các hộ dân gặp khó khăn.
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Xác định công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn, 6 tháng đầu năm, Liên đoàn Lao độông (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, hướng dẫn các Công đoàn cơ sở (CĐCS) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng với nhiều hình thức phong phú, đạt hiệu quả thiết thực.
Đề xuất gắn mã QR trên các tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm

Đề xuất gắn mã QR trên các tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Theo đề xuất, 139 cột trên các tuyến đường thuộc quận Hoàn Kiếm được gắn mã QR, trong đó: 69 cột trên 15 tuyến phố thuộc khu vực phố cổ Hà Nội - trong không gian đi bộ; 70 cột trên 16 tuyến phố thuộc khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội chia sẻ với các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ tại Quốc Oai

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội chia sẻ với các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ tại Quốc Oai

(LĐTĐ) Chiều 31/7, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa đã đến chia sẻ, động viên hai gia đình chịu tổn thất nặng nề do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và mưa lũ trên địa bàn huyện Quốc Oai.

Tin khác

Nữ bác sĩ bị tấm kính rơi vào người sẽ trở lại làm việc tại Bệnh viện K

Nữ bác sĩ bị tấm kính rơi vào người sẽ trở lại làm việc tại Bệnh viện K

(LĐTĐ) Bệnh viện K sẽ bố trí để nữ bác sĩ nội trú Hoàng Minh Lý - người bị tai nạn hy hữu tại quán cà phê The Coffee House (Hà Nội) cách đây hơn 3 tháng trở lại làm bác sĩ lâm sàng theo nguyện vọng...
Phẫu thuật thành công khối u tuyến giáp khổng lồ hơn 10 năm

Phẫu thuật thành công khối u tuyến giáp khổng lồ hơn 10 năm

(LĐTĐ) Ngày 30/7, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, các y bác sĩ tại đây vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cho bệnh nhân Trịnh Thị Hoa (39 tuổi, ở Chương Mỹ - Hà Nội) mang khối u tuyến giáp “khổng lồ” suốt hơn 10 năm. Ca phẫu thuật có độ khó cao vì khối u có kích thước lớn, tăng sinh mạch máu nhiều, nguy cơ chảy máu cao và mất máu nhiều.
Từ 1/8, Bệnh viện Bạch Mai khám bệnh đến 21 giờ

Từ 1/8, Bệnh viện Bạch Mai khám bệnh đến 21 giờ

(LĐTĐ) “Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, góp phần giảm tình trạng quá tải, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, bắt đầu từ ngày 1/8, Bệnh viện Bạch Mai sẽ triển khai khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính tại nhà K1 - Khoa khám bệnh theo yêu cầu” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết.
Hà Nội ghi nhận thêm 125 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 125 ca mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua (từ ngày 19 - 26/7) toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân phân bố tại 25 quận, huyện.
Chương Mỹ hướng dẫn người dân phòng, chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Chương Mỹ hướng dẫn người dân phòng, chống dịch bệnh mùa mưa lũ

(LĐTĐ) Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ, Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ đã cử cán bộ xuống các địa bàn vùng ngập lụt để cùng với y tế các xã, y tế thôn tuyên truyền, cấp thuốc CloraminB, hướng dẫn các hộ dân biện pháp giữ vệ sinh môi trường, cách xử lý nguồn nước để phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Hồi sinh sự sống cho cụ bà 92 tuổi bị u đại trực tràng, suy kiệt nặng

Hồi sinh sự sống cho cụ bà 92 tuổi bị u đại trực tràng, suy kiệt nặng

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vừa phẫu thuật và điều trị phục hồi thành công cho 1 cụ bà 92 tuổi, bị mắc bệnh hiểm nghèo và suy kiệt cơ thể nặng nề.
Thêm động lực cho các gia đình hiếm muộn trên hành trình "tìm" con

Thêm động lực cho các gia đình hiếm muộn trên hành trình "tìm" con

(LĐTĐ) Vừa qua, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã tổ chức chương trình "Tri ân thầy cô giáo – Gieo hạt yêu thương" dành tặng nhiều hỗ trợ đến các thầy, cô trong quá trình thăm khám và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Chương trình diễn ra từ ngày 8/3 - 30/11/2024.
Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn quận Cầu Giấy (thành phố Hà Nội) ghi nhận 43 ca mắc sốt xuất huyết, đồng thời ghi nhận 1 ổ dịch đang hoạt động tại phường Trung Hòa. Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, thời gian qua, quận Cầu Giấy đã triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
Bảo đảm công tác y tế phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bảo đảm công tác y tế phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 212/KH-SYT về việc bảo đảm công tác y tế và phòng chống dịch phục vụ lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động