Ngược nguyên tắc bảo vệ hành lang thoát lũ?
Chọn giải pháp quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng | |
Sai phạm tại bãi đá sông Hồng: Nhờn luật |
Thời gian gần đây, người dân khu vực phường Long Biên và bất cứ ai đi qua cầu Vĩnh Tuy đều bất ngờ khi thấy hàng chục chiếc ô tô, máy xúc hoạt động suốt ngày đêm đổ đất ngay dưới chân cầu. Chẳng mấy chốc, cả một khu vực rộng gần chục hecta đã được đổ đất, san phẳng trông như một công trường xây dựng quy mô, sắp được thực hiện.
Theo quan sát của phóng viên, nhìn từ trên cầu Vĩnh Tuy xuống, có thể thấy, một mặt bằng rộng lớn ngay sát mặt sông đã được hình thành. Đây có thể xem là mặt bằng nhân tạo rộng lớn và đầu tiên được hình thành tại bờ bắc sông Hồng kể từ trước đến nay. Một số người dân quanh vùng cho biết, diện tích được đổ đất bằng phẳng dưới chân cầu Vĩnh Tuy là hành lang xả lũ của sông Hồng. Mặc dù không thường xuyên ngập nước, nhưng người dân cũng không được phép canh tác. Chẳng biết người ta thực hiện dự án gì mà xe tải, máy xúc đổ đất, san nền một thời gian ngắn đã được một khu đất mênh mông đến thế?.
Khu vực san nền bồi đắp. |
So với trước đây, vùng hành lang xả lũ này đã cao hơn từ 1 – 3m với độ sâu của mặt nước dòng sông, có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của sông.
Theo giải trình của phường Long Biên, khu vực này, trước đây thường xảy ra tình trạng người dân đổ phế thải, ảnh hưởng đến môi trường, do đó, để tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, sản xuất nông nghiệp của địa phương và đảm bảo môi trường, UBND phường đã đề nghị Công ty CP Đầu tư và phát triển xây dựng thương mại Bình An hỗ trợ máy móc, trang thiết bị để tiến hành cải tạo, san lấp, thu dọn các điểm đổ phế thải này.
Ông Kiều Mạnh Thắng, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và phát triển xây dựng thương mại Bình An cho biết, theo tờ trình của UBND phường Long Biên, công ty đã thực hiện chỉnh trang và tôn tạo mặt bằng tại khu bãi ven sông dưới chân cầu Vĩnh Tuy, thuộc phường Long Biên. Đây là hoạt động phúc lợi, nhằm đảm bảo môi trường, công ty dùng để trồng cây, ươm cỏ chứ không thực hiện dự án xây dựng nào.
Theo một số chuyên gia, việc đổ đất san nền nói trên “vô tình” tạo nên nền cứng hóa, làm thu hẹp dòng chảy thoát lũ. Đây là điều đi ngược lại với nguyên tắc bảo vệ hành lang thoát lũ. Bởi, việc tạo hành lang thoát lũ phải thực hiện nạo vét thường xuyên chứ không phải bồi đắp thêm.
Tuấn Trung
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Tin khác
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin nóng 22/12/2024 13:22
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Tin nóng 22/12/2024 10:19
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Tin nóng 20/12/2024 21:43
Phạt tù nhóm công chức thuế "bảo kê" đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng
Pháp đình 20/12/2024 14:23
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin nóng 19/12/2024 10:35
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án
Tin nóng 19/12/2024 08:28
Bảo đảm tính hợp lý, khả thi của quy định và lợi ích của doanh nghiệp
Tư vấn luật 18/12/2024 16:50
Quy định mới: Từ 2025 chuyển hộ khẩu đến tỉnh khác không phải đổi đăng ký xe
Tư vấn luật 17/12/2024 11:33
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại
Tin nóng 16/12/2024 16:48
Cảnh sát giao thông được quyền kiểm tra những giấy tờ gì khi dừng phương tiện?
Tư vấn luật 14/12/2024 20:45