Nghiên cứu kỹ khả năng kết nối các tuyến đường sắt đô thị với yêu cầu phát triển đô thị

(LĐTĐ) Thảo luận tại tổ trong chương trình Kỳ họp thứ 17, các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đưa ra nhiều ý kiến thải luận về Đề án phát triển đường sắt đô thị. Đa số đại biểu đánh giá cao việc xây dựng và triển khai Đề án nhằm tạo bộ mặt mới cho giao thông công cộng của Thủ đô trong tương lai.
Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội sẵn sàng đưa vào vận hành Nhiều tuyến buýt sẽ kết nối với đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

Rà soát công nghệ của hệ thống đường sắt đô thị

Đồng tình với sự cần thiết ban hành đề án đường sắt đô thị, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Anh Quân cho rằng, nguồn lực cho Đề án vẫn là vấn đề cần bàn. Bên cạnh đó, cần áp dụng công nghệ chung cho tất cả các tuyến đường sắt tránh tình trạng mỗi tuyến vay tiền một nơi và đưa công nghệ khác nhau vào gây khó khăn trong kết nối.

Cùng đó, việc làm theo mô hình TOD được quy định trong Luật Thủ đô nhưng gần như 5 năm tới chưa khai thác được, vì vậy đây cũng là vấn đề cần suy nghĩ. Liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư cho dự án đường sắt đô thị cũng yêu cầu trình nghiên cứu quy hoạch, quỹ đất đô thị vì thế ông Lê Anh Quân cho rằng, cần đưa nội dung vào dự án để giảm bớt gánh nặng cho việc đầu tư đường sắt.

Đại biểu Lưu Quang Huy - Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cho rằng, việc bảo đảm tiến độ xây dựng gần 600km metro như trong quy hoạch là một thách thức rất lớn đối với Thành phố. Ngoài ra, để huy động khoảng 50 tỷ USD để hoàn thiện quy hoạch đường sắt Thủ đô cũng cần quyết tâm rất lớn.

Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (tổ quận Hà Đông) đồng tình cao với Đề án, vì đây là phương tiện giao thông công cộng nhanh, rẻ, văn minh, nhưng thời gian triển khai ngắn, trong khi nguồn lực có hạn, nếu không quyết tâm cao sẽ khó hoàn thành trong 10 năm. Vì vậy, cần đánh giá khách quan, để đề án triển khai khả thi cao.

Nghiên cứu kỹ khả năng kết nối các tuyến đường sắt đô thị với yêu cầu phát triển đô thị
Các đại biểu thảo luận tổ.

Đại biểu Nguyễn Tiến Minh (Tổ huyện Thường Tín) cho rằng Thành phố cần quy hoạch mạng lưới, không chỉ 14 tuyến mà nhiều hơn nữa. Luật Thủ đô sửa đổi là động lực cho Hà Nội không chỉ là phát triển các tuyến đường sắt đô thị mà cả triển khai các dự án khác để nâng cao hơn nữa chất lượng đô thị…

Nhằm triển khai tốt các nội dung trong thời gian tới, các đại biểu đề nghị UBND Thành phố tiếp tục rà soát Đề án để đảm bảo triển khai những nội dung liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng giao thông công cộng, hạ tầng đường sắt đô thị được nêu trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 vừa được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7.

Xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai phân đoạn dự án gắn với việc nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng kết nối của các tuyến đường sắt đô thị và yêu cầu phát triển đô thị của Thủ đô; ưu tiên ứng dụng các công nghệ hiện đại, quản lý giao thông và kiểm soát hành khách theo các ứng dụng thông tin để áp dụng triển khai hiệu quả.

Đề nghị sớm nghiên cứu, ứng dụng thí điểm khai thác các khu đất trong khu vực TOD để khai thác quỹ đất và khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD; trước mắt triển khai cho một số khu vực không gian trên cao đang có của các nhà Ga hiện có.

Tập trung nghiên cứu các cơ chế thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để triển khai thực hiện các dự án đường sắt đô thị trong thời gian tới.

Rà soát công nghệ của hệ thống đường sắt đô thị; phân tích chi tiết khả năng cân đối vốn, đặc biệt cần tận dụng tối đa các nguồn hỗ trợ của Trung ương và tính toán kỹ các khoản vay tương ứng với khả năng thu ngân sách và trả nợ của Thành phố, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư; Nghiên cứu, sớm làm rõ các chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị, đặc biệt là các nhà đầu tư trong nước.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị của Thành phố. Quan tâm đến việc tập kết xử lý chất thải rắn trong quá trình triển khai các dự án đường sắt đô thị của Thành phố.

1 kế hoạch, 3 phân kỳ trong đầu tư hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô

Tại Kỳ họp thứ 17 HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Nguyễn Phi Thường đã trình bày Tờ trình của UBND Thành phố về Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô.

Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội đạt 9% kế hoạch
Đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Theo đó, mục tiêu của Đề án là phát triển hệ thống đường sắt đô thị đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận tải giao thông công cộng của thành phố, góp phần tái cơ cấu các phương thức vận tải của thành phố theo hướng bền vững, hài hòa, hợp lý; phấn đấu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2023 đạt 50 - 55%; sau năm 2035 đạt 65 - 70%.

Trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc đã được xác định, Thành phố đề xuất “1 kế hoạch, 3 phân kỳ” đầu tư như sau:

Phân kỳ 2024 - 2030: Hoàn thành thi công xây dựng 96,8km (gồm các tuyến số 22, số 3, số 5); thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư 301km (gồm các tuyến số 1, 2A kéo dài đến Xuân Mai, 4, 6, 7, 8, tuyến kết nối các đô thị vệ tinh). Sơ bộ nhu cầu vốn giai đoạn này khoảng 14,602 tỷ USD.

Phân kỳ 2031 - 2035: Hoàn thành đầu tư xây dựng 301km. Sơ bộ nhu cầu vốn: khoảng 22,572 tỷ USD. Về năng lực vận tải, đến sau 2030, đường sắt đô thị đảm nhận từ 35-40% lượng hành khách công cộng và tổng nhu cầu vốn đến năm 2035 là khoảng 37,174 tỷ USD.

Phân kỳ 2036 - 2045: Hoàn thành đầu tư xây dựng 200,7km đường sắt đô thị các tuyến đoạn tuyến điều chỉnh, bổ sung theo Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô điều chỉnh được phê duyệt. Sơ bộ nhu cầu vốn là khoảng 18,252 tỷ USD.

Về phương án huy động của Hà Nội, tờ trình nêu, tổng hợp khả năng cân đối các nguồn vốn có thể huy động được của Thành phố đến năm 2035 là khoảng 28,560 tỷ USD, trong đó, đến năm 2030 có thể cân đối được khoảng 11,570 tỷ USD, trong khi nhu cầu là 14,602 tỷ USD, chưa cân đối được 3,032 tỷ USD; đến năm 2035 có thể cân đối được khoảng 16,99 tỷ USD, trong khi nhu cầu là 22,572 tỷ USD, chưa cân đối được 5,582 tỷ USD; đến năm 2045 có thể cân đối được khoảng 29,21 tỷ USD, đủ đáp ứng nhu cầu giai đoạn này.

Như vậy, giai đoạn từ nay đến năm 2035, Thành phố cần Trung ương hỗ trợ khoảng 8,614 tỷ USD trong hai kỳ trung hạn 2026 - 2030 và 2031- 2035. Giai đoạn sau năm 2035, thành phố Hà Nội chủ động được nguồn vốn để đầu tư các tuyến đường sắt đô thị bổ sung.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải cũng nêu, những số liệu nêu trên là dự kiến, sẽ tiếp tục được nghiên cứu, cập nhật trong quá trình hoàn thiện Đề án và chuẩn bị đầu tư các dự án.

Tờ trình cũng nêu rõ về phương án lựa chọn tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu. Theo đó, các dự án đường sắt đô thị tại Việt Nam hiện nay sử dụng vốn ODA từ nước ngoài có ràng buộc hoặc ưu tiên sử dụng sản phẩm xuất xứ nước tài trợ; do vậy, các dự án đường sắt đô thị có sự khác nhau về kỹ thuật công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ khai thác vận hành dẫn đến khó khăn trong việc đồng bộ hóa quản lý, kết nối trung chuyển, khó tối ưu trong tận dụng nguồn nhân lực.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Triển khai các nhiệm vụ để Luật Thủ đô sớm đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả

Triển khai các nhiệm vụ để Luật Thủ đô sớm đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả

(LĐTĐ) Sáng 4/7, sau 3,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 17 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và tiến hành phiên họp bế mạc.
LĐLĐ huyện Phúc Thọ biểu dương con đoàn viên, người lao động vượt khó học giỏi

LĐLĐ huyện Phúc Thọ biểu dương con đoàn viên, người lao động vượt khó học giỏi

(LĐTĐ) Chiều 3/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ đã tổ chức gặp mặt, biểu dương con đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi năm học 2023 - 2024.
Công an xác minh tài xế xe khách vượt đèn đỏ gây tai nạn trên đường Giải Phóng

Công an xác minh tài xế xe khách vượt đèn đỏ gây tai nạn trên đường Giải Phóng

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ việc tài xế ô tô khách có hành vi phóng nhanh, vượt đèn đỏ, đâm lật một ô tô khác tại nút giao Giải Phóng - Nguyễn Hữu Thọ (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 14 đang khẩn trương xác minh làm rõ.
Để xe buýt thực sự là phương tiện đáng lựa chọn

Để xe buýt thực sự là phương tiện đáng lựa chọn

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, phát triển giao thông công cộng được coi như giải pháp quan trọng hạn chế tình trạng ùn tắc. Ngoài phương tiện hiện đại như đường sắt trên cao thì xe buýt là phương tiện chủ lực trong thời điểm này. Tuy nhiên, việc phát triển xe buýt vẫn đang gặp phải khó khăn nhất định, cụ thể ở đây là việc thiếu làn đường riêng, nâng cao chất lượng phương tiện, chuyển đổi phương tiện sử dụng điện…
Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

(LĐTĐ) Việc Quốc hội thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 sẽ tạo hành lang pháp lý để Hà Nội có mọi yếu tố phát triển nhanh, bền vững hơn.
Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

(LĐTĐ) Theo kết quả Khảo sát ngân sách mở năm 2023 (OBS 2023) vừa được Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) công bố, xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được nâng lên ở mức 57/125 quốc gia, tăng 11 bậc so với kỳ đánh giá năm 2021 và tăng 20 bậc so với năm 2019.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Tiếp tục làm tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Tiếp tục làm tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”, từ đầu năm đến nay các cấp Công đoàn quận Hai Bà Trưng đã và đang chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền đồng cấp và người sử dụng lao động tổ chức triển khai sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động để góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Tin khác

“Một thoáng di sản” trong lòng Hà Nội

“Một thoáng di sản” trong lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Hà Nội là một trong những trung tâm văn hóa lớn nhất của cả nước với sự phong phú, đa dạng của các loại hình di sản văn hóa. Những ngôi nhà, quảng trường, địa điểm… đã trở thành “chứng nhân lịch sử”, hàm chứa biết bao giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật. 25 di tích lịch sử tiêu biểu của Thủ đô sẽ được trưng bày trong “Một thoáng di sản” tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội.
Hà Nội: Kiểm tra, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính

Hà Nội: Kiểm tra, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Đoàn kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa tiến hành kiểm tra công tác này tại Sở Công Thương và Sở Ngoại vụ Thành phố, ghi nhận các đơn vị đã có nhiều cố gắng trong kiểm soát TTHC.
Nâng cao trách nhiệm của đảng viên, nhân dân về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nâng cao trách nhiệm của đảng viên, nhân dân về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(LĐTĐ) Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư năm 2024 trên địa bàn quận Tây Hồ đã được triển khai nghiêm túc, bài bản. Nhiều bài viết dự thi đạt chất lượng, có tính Đảng, tính chiến đấu cao, theo phương châm: Kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

(LĐTĐ) Ngày 3/7, Quận ủy Bắc Từ Liêm đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình số 03-CTr/QU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021- 2025” và Chương trình số 04- CTr/QU về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống nhân dân quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2021- 2025”.
Hướng dẫn tạo phản ánh hiện trường trên ứng dụng iHanoi

Hướng dẫn tạo phản ánh hiện trường trên ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của ứng dụng iHanoi là chức năng “Hanoi Connect” giúp người dân, doanh nghiệp có thể tương tác với cơ quan chính quyền dễ dàng, thuận tiện hơn.
“Gặp trưởng, phó phòng khó hơn gặp giám đốc”: Phải siết lại công tác quản lý cấp phòng

“Gặp trưởng, phó phòng khó hơn gặp giám đốc”: Phải siết lại công tác quản lý cấp phòng

(LĐTĐ) Tại phiên chất vấn của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, đại biểu Phạm Đình Đoàn (tổ đại biểu Mê Linh) đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố cho biết, Hà Nội có chương trình gì, chỉ số gì đánh giá cán bộ công chức không những làm việc bằng tri thức mà còn làm việc bằng trái tim?
Huyện Mỹ Đức: Xã An Phú ra mắt lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Huyện Mỹ Đức: Xã An Phú ra mắt lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban nhân dân xã An Phú, huyện Mỹ Đức, đã tổ chức lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở. Đây là địa phương được tổ chức điểm của huyện, cũng là sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu sự ra đời của lực lượng quần chúng tham gia hỗ trợ lực lượng Công an trong công tác bảo đảm ANTT tại cơ sở.
Hà Nội: Tổng kết Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

Hà Nội: Tổng kết Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

(LĐTĐ) Ngày 2/7, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 (năm 2024) của Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gần 80% người dân Thủ đô đã nhận lương hưu, trợ cấp BHXH mức hưởng mới qua tài khoản

Gần 80% người dân Thủ đô đã nhận lương hưu, trợ cấp BHXH mức hưởng mới qua tài khoản

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội cho biết: Tính đến 14 giờ chiều nay (2/7), BHXH Thành phố Hà Nội đã thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng theo mức hưởng mới gần 80% tổng số người hưởng nhận qua tài khoản cá nhân.
HĐND thành phố Hà Nội cho ý kiến vào Đề án đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị

HĐND thành phố Hà Nội cho ý kiến vào Đề án đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị

(LĐTĐ) Chiều 2/7, tại Kỳ họp thứ 17 HĐND thành phố Hà Nội, các đại biểu đã cho ý kiến vào Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô. Các đại biểu đã tán thành bổ sung nội dung này trong nghị quyết chung về phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động