Nghệ thuật đích thực luôn được trân trọng
Người “gom” những vẻ đẹp bình dị | |
Trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật |
Những dấu ấn nghệ thuật
Tự nhận là nghệ sĩ bình dân, đam mê ca hát, nhưng nhìn vào các giải thưởng mà NSƯT Việt Hoàn được tặng trong 25 năm làm nghệ thuật, chắc chắn mọi người sẽ đều nể phục. Giải Nhất đơn ca toàn tỉnh Thái Bình năm 1985, lúc đó anh 18 tuổi, có lẽ là kỷ niệm mà Việt Hoàn chẳng thể quên.
Cũng trong năm đó, anh được tuyển vào Đội Văn nghệ của Công an TP.Hải Phòng. Tại đây, anh đã mang về cho đoàn nhiều thành tích đáng nể trong các cuộc thi, hội diễn sân khấu, ấn tượng nhất là giải Đặc biệt “Tiếng hát Làng Sen năm 1990” tổ chức tại Nghệ An, mừng 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chủ tịch.
Nghệ sĩ ưu tú Việt Hoàn. |
Năm 1997, được sự khích lệ của NSND Lê Dung, Việt Hoàn đăng ký thi vào Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Kể từ đây, anh xác định chính thức bước vào con đường ca hát chuyên nghiệp, nghiêm túc với môi trường đào tạo cổ điển, được học tập bài bản với những người thầy đáng kính. Anh đã dần say mê các ca khúc cách mạng, dòng nhạc chính thống từ lúc nào không hay.
Tốt nghiệp loại xuất sắc Nhạc viện năm 2001, Việt Hoàn đầu quân về Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam. Tại đây, anh liên tiếp giành được nhiều HCV, HCB trong các hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Tới năm 2006, Việt Hoàn được phong tặng danh hiệu NSƯT. Với Việt Hoàn, anh luôn tâm niệm rằng: Không được ngủ quên trên chiến thắng và sự ghi nhận đó khích lệ anh phải nỗ lực, hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn.
Gia đình là chỗ dựa quý giá
Trong 25 năm gắn bó, cống hiến cho nền âm nhạc, Việt Hoàn cũng đã trải qua nhiều thử thách khó khăn trong cuộc sống. Trước khi theo học Nhạc viện, anh chỉ là một nghệ sĩ nghiệp dư, hát theo bản năng, nên khi đến với môi trường học tập chuyên nghiệp, bài bản, đòi hỏi chuẩn chỉnh về kỹ thuật, anh đã được các thày, cô uốn nắn, chỉnh sửa khẩu ngữ, âm vực, nhả chữ, lấy hơi cho anh rất nhiều.
Năm tháng học tập ở Hà Nội, gia đình anh ở quê cũng không có điều kiện dư giả gì, anh phải đi làm thêm nhiều việc như: Đi hát phòng trà, tích góp tiền để có thể mở quán karaoke nho nhỏ để kiếm thêm tiền lo học phí, sinh hoạt hằng ngày. Có lúc thấy khó khăn, mệt mỏi, nản và oải lắm, nhưng có lẽ tình yêu nghệ thuật cháy bỏng đã giúp anh vượt lên tất cả.
Năm 2001, Việt Hoàn đầu quân về Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam. Tại đây, anh liên tiếp giành được nhiều HCV, HCB trong các hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Tới năm 2006, Việt Hoàn được phong tặng danh hiệu NSƯT. |
Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật biết bao buồn vui đã nếm trải, kỷ niệm đáng nhớ nhất của anh là lần lưu diễn đầu tiên ở nước ngoài khi có nhiều bác cao niên đã lên sân khấu hát cùng anh ca khúc “Đường chúng ta đi”. Mặc dù họ xa Việt Nam rất lâu, vậy mà khi hòa giọng vào nhạc phẩm họ đã thổi vào từng câu, từng lời với mọi cung bậc cảm xúc, cùng những giọt nước mắt hạnh phúc vì được hát bằng tất cả trái tim hướng về quê hương, đất nước thân yêu.
Trong năm 2016, Việt Hoàn đã phát hành allbum5 “Quê hương tình yêu” song ca cùng với Thu Hà (Sao Mai) và được khán giả nhiệt tình đón nhận. Hiện anh đang ấp ủ một đêm live kỷ niệm 25 năm chặng đường âm nhạc của riêng mình. Trong câu chuyện với chúng tôi, NSƯT Việt Hoàn không quên nhắc đến những người anh em, đồng nghiệp thân thiết, như các ca sĩ Đăng Dương, Trọng Tấn đã cùng anh làm nên bộ ba với những tác phẩm cách mạng truyền thống in đậm dấu ấn trong lòng công chúng trong nhiều năm qua. Năm 2018 cũng là thời điểm đánh dấu kỷ niệm 20 năm kết hợp của tam ca này, nên có thể sẽ có một liveshow cho ba anh em. Anh chia sẻ: “Đây là món quà tri ân đến khán giả, luôn ủng hộ, động viên dành tình cảm yêu mến cho chúng tôi”.
Khi được hỏi về cuộc sống gia đình, ánh mắt Việt Hoàn ngời lên rạng rỡ. Anh thấy mình may mắn có người vợ tuy trẻ hơn anh nhiều tuổi, nhưng gần 10 năm qua đã luôn kề vai sát cánh cùng anh chia ngọt sẻ bùi, nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, học giỏi và thay anh gánh vác mọi việc đối nội, đối ngoại chu toàn. Anh tâm sự, gia đình là động lực cho mình lao động, cháy hết mình với nghệ thuật, và khi mệt mỏi, gia đình là chỗ dựa tinh thần quý giá nhất, là chốn đi về ấm áp không gì đánh đổi được.
Nguyễn Hoài
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40