Nghề “thổi hồn” vào gỗ

(LĐTĐ) Trải qua lịch sử hàng nghìn năm nhưng ngày nay những người thợ tại làng mộc Thượng Mạo (phường Phú Lương, quận Hà Đông) vẫn không ngừng truyền dạy cho nhau những kiến thức nghề để bảo tồn, gìn giữ và tiếp tục phát huy giá trị truyền thống của làng nghề. Bên cạnh đó, làng mộc ngày nay đang phải đối mặt với những khó khăn, việc phát triển làng nghề một cách bền vững là điều trăn trở của rất nhiều người dân nơi đây.
Nâng cao hiệu quả kinh tế từ sản phẩm OCOP Những khó khăn bủa vây làng nghề mộc Thượng Mạo

Giữ nếp xưa

Nhắc đến làng mộc Thượng Mạo người xưa có câu “Thợ Xốm, cốm Vòng” để nói về những người thợ mộc khéo léo trong việc xây dựng nhà cửa dân gian truyền thống. Ngay khi bước chân vào làng, không khó để nghe được những âm thanh từ máy cưa, máy xẻ, máy bào, tiếng đục đẽo... bởi ở Thượng Mạo rất nhiều gia đình làm nghề mộc. Trải qua hàng nghìn năm nhưng đến nay làng vẫn giữ được những giá trị xưa cũ và phát triển bắt nhịp với thời đại.

Nghề “thổi hồn” vào gỗ
Các hộ sản xuất tại làng nghề mộc Thượng Mạo đều thiếu mặt bằng sản xuất, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển làng nghề.

Hiện nay, làng mộc Thượng Mạo có hơn 355 cơ sở sản xuất trên tổng số 632 hộ dân, có 1.230 lao động tham gia nghề, ngoài ra còn có lao động bên ngoài đến học và làm nghề. Nghề truyền thống đã đem lại thu nhập chính cho nhiều hộ dân. Từ khi được công nhận làng nghề truyền thống, người dân Thượng Mạo vui mừng, phấn khởi hơn vì sản phẩm truyền thống của làng ngày càng được nhiều người biết đến. Các sản phẩm đã được tham gia một số hội chợ lớn góp phần quảng bá hình ảnh của làng mộc đến gần hơn với mọi người.

Để sản phẩm của làng nghề theo kịp xu hướng phát triển của thời đại nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống, Hiệp hội làng nghề thường xuyên hỗ trợ nghệ nhân, người thợ đi học các lớp nâng cao kỹ năng theo các chương trình khuyến công, giao lưu học hỏi với các làng nghề khác.

Là một trong những người thợ “Xốm”, gắn bó cả cuộc đời với nghề mộc, hơn ai hết ông Nguyễn Quang Thoại, Chủ tịch Hội làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo là người hiểu rõ đặc trưng của nghề: “Mộc là một nghề thủ công không chỉ đòi hỏi đức tính tỉ mỉ, cần mẫn mà nó còn đòi hỏi cả sự tài hoa, khéo léo của người thợ. Mỗi một sản phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn từ bóc bản vẽ, soạn gỗ, xẻ gỗ, pha chế phần thô, sơ chế và hoàn thiện. Bất kể một người thợ nào cũng phải làm được tất cả các công đoạn”.

Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, làng nghề đã mở rộng sản xuất với đầy đủ các mặt hàng như: Gỗ, giường, tủ, sơn son thếp vàng, hoành phi, câu đối, cửa, đồ thờ… Những sản phẩm của làng giờ đã được bán rộng rãi trong cả nước, giúp cho đời sống của người dân trong vùng được cải thiện và nâng cao rõ rệt.

Điểm đặc biệt ở làng mộc Thượng Mạo là các sản phẩm chỉ làm theo đơn đặt hàng của khách chứ không bán đại trà ở chợ. Trước kia những người thợ trong làng làm thủ công, ngày nay các gia đình đã áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển sang làm bằng máy, giúp giải phóng sức lao động. Tuy nhiên, đối với những công đoạn quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật cao vẫn được thợ mộc nơi đây thực hiện bằng phương pháp thủ công.

Nghệ nhân Đặng Đình Tuyến cho biết: Ngày nay nhờ có các loại máy hỗ trợ, người làm nghề đỡ vất vả hơn xưa, tuy nhiên đối với những công đoạn đục chạm, người thợ vẫn thực hiện bằng tay. Phương pháp thủ công này khó hơn, đòi hỏi nhiều kỹ thuật, người đục chạm phải kiên trì, tỉ mỉ trong từng chi tiết và coi sản phẩm như đứa con tinh thần.

“Đã theo nghề đục chạm này thì mình phải yêu, kiên trì và học hỏi nâng cao trình độ. Một khi có tình yêu với nghề thì mọi khó khăn đều có thể dễ dàng vượt qua được, có vậy mới cho ra những sản phẩm đẹp. Trong quá trình làm, chúng tôi luôn phấn đấu để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Song song với đó, chúng tôi cố gắng phát huy truyền dạy những nét đẹp của làng nghề cho thế hệ trẻ, để các cháu kết hợp nét đẹp truyền thống cha ông để lại, bắt nhịp cùng với những công nghệ mới cho ra các sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với thị trường của từng thời điểm”, nghệ nhân Tuyến chia sẻ.

Còn đó những trăn trở

Không phủ nhận sự thay đổi rõ rệt về kinh tế mà nghề truyền thống đem lại cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, đi đôi với việc kinh tế phát triển, làng mộc Thượng Mạo đang phải đối mặt với những khó khăn như ô nhiễm môi trường, thiếu mặt bằng sản xuất.

Nghề “thổi hồn” vào gỗ
Những người phụ nữ trong làng cùng tham gia vào việc sản xuất các sản phẩm mộc.

Ông Nguyễn Quang Thoại, Chủ tịch Hội làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo cho biết: “Việc sản xuất ở đây khó khăn nhất là về cơ sở hạ tầng, hệ thống đường xá chật, không đáp ứng được việc đi lại cũng như sản xuất của nhân dân. Ngoài ra, việc sản xuất chủ yếu diễn ra tại hộ gia đình nên không đáp ứng được mặt bằng sản xuất. Sản phẩm của làng được làm từ gỗ, phải trải qua các công đoạn xẻ, bào, phay, đục, phun sơn... trong quá trình làm người lao động phải tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, tiếng ồn, mùi hóa chất từ sơn, đánh bóng sản phẩm. Do làm tại sân của gia đình, tại khu dân cư nên sức khỏe của trẻ nhỏ, người già... cũng phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn ô nhiễm này”.

Cùng chung những trăn trở đó, nghệ nhân Đặng Đình Tuyến chia sẻ: “Hàng năm chúng tôi phải chi tiền vận chuyển gỗ ra - vào xưởng rất lớn vì đường chật hẹp, xe chở hàng không vào được xưởng. Nơi sản xuất chật chội, nằm trong khu dân cư gây ảnh hưởng môi trường, đó là tình trạng chung của tất cả các hộ làm nghề nơi đây. Không gian sản xuất chật, chúng tôi rất khó mở rộng thị trường, người dân nơi đây mong có một khu sản xuất tập trung để mở rộng quy mô cũng như tránh ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe”.

Từ những khó khăn đó, làng mộc Thượng Mạo hiện nay rất cần sự quan tâm của cả hệ thống chính quyền, quy hoạch cho làng nghề nơi đây một cụm công nghiệp tạo điều kiện giúp người dân vừa giữ được nghề truyền thống, vừa đảm bảo hài hòa giữa yếu tố phát triển kinh tế, gắn liền với bảo vệ môi trường./.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.

Tin khác

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn, thay thế Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND được ban hành vào ngày 4/7/2023. Theo đó mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 sẽ giảm đáng kể.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(LĐTĐ) Sáng nay (29/3), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 15), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô, ngày 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.
Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy tới 503 điểm cầu với hơn 11.000 đại biểu tham dự.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Xem thêm
Phiên bản di động