Nghệ nhân trẻ giữ hồn làng nghề truyền thống

(LĐTĐ) Là người con của làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm), làm quen với đất sét, bàn xoay từ rất sớm nhưng để tạo sự khác biệt Nguyễn Tuấn Minh đã chọn cho mình một lối đi riêng. Các sản phẩm gốm của Minh đều được làm thủ công, mang đậm nét truyền thống xen lẫn nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc hiện đại. Với lòng yêu nghề, sự tài năng và nhiệt huyết của tuổi trẻ, Minh đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội, ngành nghề gốm sứ khi mới 25 tuổi.
Khát vọng tỏa sáng thủ công mỹ nghệ Việt Giữ hồn tranh thêu Quất Động

Tìm lối đi riêng cho gốm truyền thống

Trò chuyện với Minh trong buổi sáng tháng 4, giọng nói nhẹ nhàng ấm áp, chứa đựng tình yêu nghề của Minh đã cuốn hút tôi bằng những câu chuyện về nghề ngay từ những phút đầu gặp mặt. Sinh ra ở làng nghề, trong gia đình nhiều đời gắn bó với nghề sản xuất đồ gốm, Minh đã “bén duyên” với nghề ngay từ khi còn nhỏ. Tuổi thơ của Minh là những ngày làm bạn với đất.

Nghệ nhân trẻ giữ hồn làng nghề truyền thống
Chiếc ấm thời Lý đang được nghệ nhân hoàn thiện.

Tốt nghiệp Trung học phổ thông, chàng trai trẻ quyết định theo nghề truyền thống của gia đình. Sau hai năm làm việc, Minh nhận thấy các sản phẩm làm ra giống những sản phẩm đại trà của làng nghề nên không tạo được dấu ấn riêng, khó thu hút khách hàng. Trăn trở gắn bó, phát triển nghề của gia đình, của làng, Minh quyết định theo học tại khoa gốm, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp để trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm làm nghề. Vừa học tại trường, Minh vừa tìm tòi, học hỏi nghề từ những người thầy đi trước. Dần dần thế giới quan của chàng trai trẻ được thay đổi, những tác phẩm tạo ra mang tính nghệ thuật cao hơn.

Chia sẻ về cơ duyên gắn bó với nghề, Minh cho biết: “Sự trang trí phong phú, đa dạng trong cách tạo hình của bố đã truyền cảm hứng cho tôi theo đuổi nghề. Để tạo ra một tác phẩm gốm thủ công mất rất nhiều thời gian. Công việc làm gốm thật sự không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại. Thêm vào đó người thợ muốn giỏi nghề cần phải có tố chất nghệ thuật, biết cảm nhận cái đẹp, có vậy các sản phẩm làm ra mới có hồn”.

Trong hành trình theo nghề, Minh đã chọn hướng đi cho riêng mình. Vẫn là xương, là men của gốm Bát Tràng nhưng toàn bộ sản phẩm của Minh đều được làm thủ công, vuốt bằng tay. Đó là nét riêng khi Bát Tràng đã có rất nhiều sản phẩm được sản xuất từ hệ thống máy công nghiệp. Việc kết hợp các đường nét của nghệ thuật điêu khắc, Minh đã cho ra những sản phẩm gốm mang đậm nét truyền thống xen lẫn nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc hiện đại. Cứ vậy với lòng yêu nghề, những miếng đất vốn vô tri, vô giác qua bàn tay Minh đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật có sức hút.

Minh đã cho ra đời nhiều tác phẩm nhận được sự đánh giá cao của các nghệ nhân gốm cũng như của khách hàng. Tiêu biểu trong số đó là tác phẩm “Đôi bình vuốt tay men rạn cổ”; “Đôi chóe men rạn đắp rồng” hiện đang được lưu giữ và trưng bày tại Chùa Kim Trúc Tự (làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm). Năm 2021, từ sự tích “Cá chép vượt vũ môn hóa Rồng”, Minh cho ra sản phẩm “Khát vọng”. Hiện nay sản phẩm đang được trưng bày tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt (xã Bát Tràng huyện Gia Lâm). Các tác phẩm: “Đôi chân đèn màu lam sẫm”; “Đôi lộc bình đắp tứ linh”, “Đôi choé men rạn vẽ rồng màu chàm cổ” hiện đang lưu giữ và trưng bày tại Chùa Tiêu Dao (làng Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm).

Tạo sức sống bền bỉ cho nghề

Sau cuộc trò chuyện về cơ duyên gắn bó với nghề gốm, tôi được tham quan xưởng sản xuất của Minh. Minh lấy đất tự tay nhào nặn, đặt lên bàn xoay, tỉ mỉ chuốt khối đất thành chiếc ấm. Vừa thao tác Minh vừa giải thích, thông thường để làm ra một sản phẩm gốm, người thợ phải thiết kế, lên khung về kỹ thuật. Sau khi có thiết kế cơ bản, người thợ sẽ hình dung và chuốt theo đúng kỹ thuật. Sản phẩm làm ra sẽ được phơi, khi khô sẽ được mang ra chuốt nguội trước khi nung.

Nghệ nhân trẻ giữ hồn làng nghề truyền thống
Nghệ nhân Minh đang hoàn thiện tác phẩm đôi chóe điêu khắc tích tứ cảnh cổ đồ.

Theo nghệ nhân Nguyễn Tuấn Minh, sản phẩm gốm có đẹp, có hồn hay không phụ thuộc rất nhiều vào đôi bàn tay của người thợ. Các sản phẩm của Minh đều được làm thủ công nên tất cả các khâu sản xuất đòi hỏi độ chính xác cao. Do đó, thợ gốm không những cần sự tỉ mỉ, chính xác mà phải luôn có sự nhạy cảm, nhất là trong khâu nung lò.

“Một sản phẩm gốm được cho là đẹp phải là sản phẩm chuẩn kích thước, tinh tế trong từng đường nét khi chuốt, sắc sảo trong từng chi tiết hoa văn. Ngoài ra, kỹ thuật nung gốm phải đạt chuẩn, gốm sau nung phải mịn, đẹp”, Minh chia sẻ.

Nói tới đây Minh nhớ lại quãng thời gian mới vào nghề, phải trải qua nhiều khó khăn, trong số đó là khó khăn về nguồn nguyên liệu, đặc biệt là kỹ năng đốt lò do chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm, khi đó sản phẩm làm ra đều chưa đạt yêu cầu. Chủ động học hỏi kinh nghiệm từ người thầy, từ các nghệ nhân đi trước, dần dà Minh đã khắc phục được những khó khăn, các sản phẩm Minh tạo ra được đánh giá cao. Đến nay Minh đã xây dựng được xưởng sản xuất cho riêng mình, tạo việc làm cho nhiều người dân trong vùng, qua đó Minh truyền dạy nghề cho các bạn trẻ trong làng. Sản xuất theo phương pháp thủ công nên số lượng không nhiều, mỗi tháng xưởng gốm của Minh cung cấp ra thị trường hơn 300 sản phẩm. Các sản phẩm đều được đầu tư về chất lượng, tạo điểm nhấn trong mỗi khách hàng.

Từ những sự nỗ lực cố gắng đó, Minh đã nhận được nhiều Chứng nhận, Giấy khen trong quá trình làm nghề. Năm 2015, Minh được Ủy ban nhân dân thành phố Huế chứng nhận đã tham gia tích cực và góp phần quan trọng cho thành công của Festival nghề truyền thống Huế. Năm 2018 và 2019, Minh được Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội tặng Giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác của Hiệp hội. Năm 2020, Sở Công Thương Hà Nội chứng nhận nghệ nhân tham gia chuỗi Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành gốm sứ thành phố Hà Nội. Đặc biệt cuối năm 2021, Minh được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội, ngành nghề gốm sứ.

Với những thành tích xuất sắc đã đạt được, Minh là một trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2021. Với Minh, những thành tích đó vừa là vinh dự, vừa là động lực, là nguồn động viên, khích lệ bản thân tiếp tục theo đuổi niềm đam mê, góp phần làm rạng danh cho nghề truyền thống của làng. /.

N. Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ vọng làm “sống lại” 4 dòng sông nội đô

Kỳ vọng làm “sống lại” 4 dòng sông nội đô

(LĐTĐ) Việc phục hồi lại chất lượng nước, môi trường và cảnh quan 4 con sông nội đô thuộc khu vực trung tâm thành phố Hà Nội như sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Đền Lừ, Sét đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Do đó, việc phục hồi chất lượng nước, môi trường, cảnh quan của các dòng sông này đang được các chuyên gia cùng các cấp chính quyền Thủ đô đặc biệt quan tâm.
Thành công nhờ không ngừng sáng tạo

Thành công nhờ không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Hạnh phúc của một người lao động là có được môi trường làm việc tốt, được thỏa sức sáng tạo, cống hiến hết mình, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Đó là quan niệm của anh Lê Viết Văn (sinh năm 1991) - kỹ sư làm việc tại Công ty TNHH Lixil Việt Nam (địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn: Xử lý nghiêm không có ngoại lệ

Công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn: Xử lý nghiêm không có ngoại lệ

(LĐTĐ) Quyết liệt thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn, kéo giảm tai nạn, nhất là vấn đề kiểm soát nồng độ cồn, đồng thời xử lý nghiêm theo quy định, tuyệt đối không chấp nhận sự can thiệp, xin xỏ… chỉ trong 1 tháng, lực lượng chức năng đã xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó có hơn 100 trường hợp là công chức, viên chức, công an, bộ đội, nhà báo… và đã gửi thông báo vi phạm về cơ quan những cá nhân vi phạm.
Trăng ấm

Trăng ấm

(LĐTĐ) A, trăng lên rồi! Những tiếng reo hò trong trẻo vang lên đâu đó. Ừ nhỉ, trăng lên thật rồi!
Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa

Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa

(LĐTĐ) Từ nhiều năm nay, việc giao lưu văn hóa, giáo dục đã trở thành một trong những hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để học sinh tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiếp thêm động lực và thúc đẩy niềm yêu thích học tập ngoại ngữ. Đây cũng là hoạt động góp phần giúp học sinh Thủ đô hình thành nên những phẩm chất của người công dân toàn cầu: Năng động, sáng tạo và chủ động hội nhập trong tương lai.
Cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải rõ ràng, rành mạch

Cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải rõ ràng, rành mạch

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù, đặc biệt, vượt trội, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ nhưng cũng giao trách nhiệm lớn cho chính quyền Thủ đô trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.
Để thu hút đầu tư nhà ở xã hội

Để thu hút đầu tư nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2023 do Quốc hội tổ chức mới đây, trong phiên thảo luận Chuyên đề “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới”, vấn đề nhà ở xã hội đã được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Tin khác

Kỳ vọng làm “sống lại” 4 dòng sông nội đô

Kỳ vọng làm “sống lại” 4 dòng sông nội đô

(LĐTĐ) Việc phục hồi lại chất lượng nước, môi trường và cảnh quan 4 con sông nội đô thuộc khu vực trung tâm thành phố Hà Nội như sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Đền Lừ, Sét đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Do đó, việc phục hồi chất lượng nước, môi trường, cảnh quan của các dòng sông này đang được các chuyên gia cùng các cấp chính quyền Thủ đô đặc biệt quan tâm.
Cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải rõ ràng, rành mạch

Cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải rõ ràng, rành mạch

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù, đặc biệt, vượt trội, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ nhưng cũng giao trách nhiệm lớn cho chính quyền Thủ đô trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.
Tập trung hơn nữa cho công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Tập trung hơn nữa cho công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Chiều 26/9, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết (SXH) với các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Hơn 1.500 vận động viên tham gia Chung kết Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 48

Hơn 1.500 vận động viên tham gia Chung kết Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 48

(LĐTĐ) Cuộc thi Chung kết Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 48 - Vì hòa bình năm 2023 sẽ khai mạc vào 7 giờ ngày 30/9 tại đền Bà Kiệu và xung quanh hồ Hoàn Kiếm với sự tham dự của hơn 1.500 vận động viên.
Hà Nội: Quy định về công tác quản lý thi công giao thông đường bộ

Hà Nội: Quy định về công tác quản lý thi công giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 24/2023/QĐ-UBND, quy định về công tác quản lý thi công và hoàn trả kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch văn hóa

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 26/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì đoàn kiểm tra số 1 của Ban Thường vụ Thành ủy làm việc với Huyện ủy Thạch Thất về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU, ngày 17/3/2021 và Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22/2/2022.
Bảo đảm chế độ chính sách cho người dân quanh khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn

Bảo đảm chế độ chính sách cho người dân quanh khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn

(LĐTĐ) Sáng 26/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 10 đã tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Quận Hoàng Mai sẽ xây mới 4 trường học tại phường Hoàng Liệt

Quận Hoàng Mai sẽ xây mới 4 trường học tại phường Hoàng Liệt

(LĐTĐ) Ngày 25/9, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Hoàng Mai khóa IV (nhiệm kỳ 2021-2026) tổ chức kỳ họp thứ chín (kỳ họp chuyên đề) để xem xét về chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 ngân sách quận.
Huyện Thanh Trì: Đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân

Huyện Thanh Trì: Đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân

(LĐTĐ) Sáng nay (25/9), huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị Đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn huyện Thanh Trì năm 2023 về thực hiện đầu tư xây dựng huyện thành quận; công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất...
Hà Nội ra chỉ thị về gọi công dân nhập ngũ và tham gia Công an nhân dân năm 2024

Hà Nội ra chỉ thị về gọi công dân nhập ngũ và tham gia Công an nhân dân năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về việc tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động