Ngày thơ Việt Nam - Điểm hẹn văn hóa của những người yêu thơ
Ngày thơ Việt Nam 2023 trở lại với "Nhịp điệu mới" Gấp rút chuẩn bị cho Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 tại Hoàng thành Thăng Long |
Sau 18 năm tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Ngày thơ Việt Nam lần đầu tiên được diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long - Di tích quốc gia đặc biệt được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới.
Chia sẻ về việc chuyển địa điểm, Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam: "Việc chuyển địa điểm tổ chức Ngày thơ từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến Hoàng Thành Thăng Long và những không gian khác trong cả nước vào những năm tiếp theo chỉ là một cách làm cho người yêu thơ ở nhiều nơi có cơ hội tham gia trực tiếp sự kiện thơ ca này".
Các ki-ốt của các Nhà xuất bản để công chúng tham quan và mua sách. (Ảnh: Duy Phạm) |
Ông cũng thông tin thêm: Hội nhà văn Việt Nam và Khu di tích lịch sử Hoàng Thành Thăng Long mở cửa tự do cho tất cả những người yêu thơ đến với thơ trong ngày Rằm tháng Giêng năm nay. Như vậy, Hà Nội, trung tâm của cả nước lại có thêm một không gian không thể bỏ qua đầu xuân, hứa hẹn sẽ trở thành thường niên với nhiều hoạt động hấp dẫn hơn, mới mẻ hơn để mỗi một tấc đất Hà Nội đều là những điểm hẹn văn hóa.
Dưới sự chủ trì của Hội Nhà văn Việt Nam và đồng tổ chức của Hoàng Thành Thăng Long, toàn bộ hoạt động của Ngày thơ được thiết kế và dàn dựng bởi ê-kíp sáng tạo gồm: Tổng đạo diễn - nhà thơ, đạo diễn Lê Quý Dương; Phụ trách mỹ thuật - họa sĩ Phạm Hà Hải, họa sĩ Lê Đình Nguyên.
Ngày thơ Việt Nam thu hút đông đảo công chúng tham gia. (Ảnh: Phùng Quang Thắng). |
Không gian Ngày thơ gồm toàn bộ khu vực sân Đoan Môn của Hoàng Thành. Người yêu thơ được chào đón tại Cổng thơ - một thiết kế cách điệu của họa sĩ Phạm Hà Hải để bước vào Cõi thơ, Đường thơ, Quán thơ.
Song song với Đường thơ, phía phố Nguyễn Tri Phương, Đường sách với khoảng 40 ki-ốt dành cho các Nhà xuất bản, Công ty Văn hóa, phát hành sách công chúng tham quan và mua các tác phẩm văn học, các tuyển tập thi ca cổ điển và đương đại sẽ vừa góp phần phát triển văn hóa đọc, vừa giới thiệu được những tác phẩm mới đến công chúng, đặc biệt là thơ ca. Bên cạnh đó, sách và các tác phẩm văn học cũng góp phần làm không gian thơ, không gian của Hoàng Thành trở nên thấm đẫm văn hóa và tri thức hơn bao giờ hết.
Nhiều cuốn sách quý của các nhà thơ được trưng bày tại sự kiện. (Ảnh: Ngọc Ánh). |
Tại vị trí trung tâm, trước cửa Đoan Môn là sân khấu diện tích khoảng 350 m2 sàn, trong đó có 100 m2 sàn bằng kính, được gọi là Đàn thơ - nơi sẽ diễn ra Đêm thơ Nguyên tiêu. Từ trên tường thành có hai tấm pano lớn được thả xuống. Trên mỗi tấm pano chép bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt và bài thơ Nguyên Tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, tại Hội trường lớn của Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long Hội Nhà văn Việt Nam chủ trì Tọa đàm "Thơ hiện nay với hôm nay" với sự tham gia các nhà thơ nhiều thế hệ, thảo luận và làm rõ những vấn đề quan trọng của thi ca đương đại. Trên hệ thống màn hình LED trước cổng Đoan Môn sẽ trình chiếu các phim tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà thơ nổi tiếng đã góp phần xây dựng nên nền thi ca Việt Nam.
Trong khuôn khổ sự kiện, Hội Nhà văn Việt Nam cũng trưng bày nhiều cuốn sách quý, ra đời cách đây gần một thế kỷ như tác phẩm "Việc làng" của nhà văn Ngô Tất Tố, "Đất chuyền" của nhà văn Nguyễn Khắc Thứ, tập thơ "Gửi người mai sau"...
Tại khu Nhà Ký ức, Ban tổ chức trưng bày các hiện vật đặc biệt của các nhà thơ tên tuổi qua nhiều thời kỳ của văn học Việt Nam do Bảo tàng Văn học Việt Nam cung cấp như đồ dùng cá nhân, tài liệu, tập thơ của nhiều nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Giang Nam, Lưu Trọng Lư... Hay những bản tóm tắt những dấu mốc trong cuộc đời và sự nghiệp của các nhà thơ Tố Hữu, Xuân Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40