Gấp rút chuẩn bị cho Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 tại Hoàng thành Thăng Long
Độc đáo các nghi lễ “Cung đình ngày xuân” tại Hoàng thành Thăng Long Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và lãnh đạo Thành phố dâng hương khai Xuân tại Hoàng thành Thăng Long |
Hôm nay (3/2/2023, tức ngày 13 âm lịch năm Quý Mão), mặc dù trời có mưa nhẹ và kéo dài suốt cả ngày nhưng công tác tổ chức cho Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 vẫn đang được gấp rút thực hiện.
Hoàng thành Thăng Long - Di sản tích quốc gia đặc biệt được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới được chọn là địa điểm tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21. |
Ngày thơ Việt Nam là ngày hội tôn vinh thành tựu thơ ca Việt Nam, được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm. Sau 20 năm tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, lần đầu tiên Ngày thơ Việt Nam sẽ được diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long - Di sản tích quốc gia đặc biệt được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới.
Toàn bộ không gian của Hoàng thành Thăng Long sẽ trở thành một “cõi thơ”. Trong “cõi thơ” ấy có cổng thơ để đón khách thơ, người thơ. Đi qua cổng thơ sẽ vào đường thơ.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chia sẻ: Việc chuyển địa điểm tổ chức Ngày thơ từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến Hoàng thành Thăng Long và những không gian khác trong cả nước vào những năm tiếp theo chỉ là một cách làm cho người yêu thơ ở nhiều nơi có cơ hội tham gia trực tiếp sự kiện thơ ca này. Bởi, trên cả nước có nhiều địa điểm xưa nay đã trở thành không gian của thơ ca như Núi Bài thơ (Quảng Ninh), Tháp Nhạn (Phú Yên), cố đô Huế... hay là quê hương của các bậc thi hào Nguyễn Du, cụ Đồ Chiểu, bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương...
Người yêu thơ sẽ được thăm “Nhà ký ức” do Bảo tàng Văn học Việt Nam thực hiện với những hiện vật và hình ảnh sống động về các nhà thơ Việt Nam nổi tiếng. |
Cũng theo Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều, Ngày thơ năm nay được tổ chức với nhiều sáng kiến mới mẻ của nhà thơ Hữu Việt và tổng đạo diễn là đạo diễn, nhà thơ Lê Quý Dương cùng các cộng sự. Bên cạnh đó, có sự cộng tác đặc biệt của họa sỹ Phạm Hà Hải và hoạ sỹ Lê Đình Nguyên và các cán bộ Văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Bảo tàng Văn học Việt Nam.
Ngày thơ năm nay sẽ diễn ra với nhiều hoạt động phong phú như: Khai trương Đường thơ; Đường sách; Toạ đàm thơ với chủ đề “Thơ hiện nay với hôm nay” cùng các hoạt động phong phú khác...
Chương trình nghệ thuật chính trong Ngày thơ Việt Nam sẽ trình diễn 21 bài thơ của 21 nhà thơ do Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam chọn để kỷ niệm lần thứ 21 của Ngày thơ Việt Nam.
Ở giữa không gian của Hoàng thành sẽ dành cho Bảo tàng Văn học Việt Nam một không gian đẹp để dựng “Nhà ký ức” thơ với những hiện vật và hình ảnh sống động về các nhà thơ Việt Nam nổi tiếng... Bên cạnh là góc sân cỏ có những “cây thơ” rực rỡ vào ban ngày và lung linh vào ban đêm. Sân khấu chính sẽ gọi là đàn thơ.
Hội Nhà văn Việt Nam và Khu di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long sẽ mở cửa tự do cho tất cả những người yêu thơ đến với thơ trong ngày Rằm tháng Giêng năm nay. |
Ngày thơ năm nay không chỉ có các nhà thơ lên sân khấu đọc thơ mà còn tổ chức rất nhiều hoạt động ở đường sách, đường thơ như các nhà xuất bản giới thiệu các tập thơ, các nhà thơ nổi tiếng đến chia sẻ, giao lưu với độc giả.
“Đặc biệt, vào đúng 19:00 ngày Rằm tháng Giêng, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 sẽ chính thức khai mạc như sự nở bừng của đoá hoa thơ trong ánh sáng, âm nhạc huyền ảo và sự xuất hiện của đại diện các nhà thơ nhiều thế hệ bằng nhiều hình thức”, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều cho hay.
Dưới đây là những hình ảnh gấp rút chuẩn bị cho Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 tại Hoàng thành Thăng Long:
Khu vực những “cây thơ” bên góc sân cỏ, hứa hẹn sẽ rực rỡ vào ban ngày và lung linh vào ban đêm đang được Ban tổ chức trang trí để chuẩn bị cho ngày chính hội. |
Theo Ban tổ chức, Ngày thơ năm nay không chỉ có các nhà thơ lên sân khấu đọc thơ mà còn tổ chức rất nhiều hoạt động ở đường sách, đường thơ như các nhà xuất bản giới thiệu các tập thơ, các nhà thơ nổi tiếng đến chia sẻ, giao lưu với độc giả. |
Các nhà xuất bản tham gia trưng bày và bán sách tại Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 đã bắt đầu dựng các gian hàng và trưng bày sách. |
Có một số cơ quan báo chí cũng tham gia trưng bày các ấn phẩm của mình. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40