Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh từ cơ sở

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phát động triển khai chủ đề "Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ" của ngành năm 2022.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tiếp tục xây dựng, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc trong thời kỳ mới Phải nâng cao đời sống văn hóa cơ sở Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng cho biết, năm 2021, dù chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, nhiều chương trình văn hóa, thể thao phải hoãn, hủy, hoạt động du lịch gần như “đóng băng”, đời sống của nhiều viên chức, người lao động ngành VHTTDL gặp nhiều khó khăn, song với sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ, Bộ VHTTDL đã tập trung triển khai chủ đề công tác năm 2021 “Năm xây dựng thể chế, chính sách”, tạo nền tảng cho quá trình đổi mới tư duy từ “làm văn hóa” sang “quản lý nhà nước về văn hóa” theo tinh thần “kiến tạo” thông qua các công cụ pháp luật.

"Trong đó, công tác phối hợp với các Ban, bộ, ngành Trung ương, với các địa phương được chú trọng hơn, triển khai thực hiện một cách thực chất. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của toàn dân tộc bước đầu tiếp tục được phát huy, sự đoàn kết, gắn bó, yêu thương, chia sẻ được nhân rộng, nhân lên từ “sức mạnh mềm” của văn hóa. Các hoạt động thể thao, du lịch nội địa, thí điểm mở lại thị trường khách quốc tế từng bước được khôi phục, phát triển phù hợp với phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu.

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh từ cơ sở
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn nút phát động triển khai chủ đề công tác năm 2022: “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác cán bộ”.

Bước sang năm 2022, gắn với việc tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ở lĩnh vực VHTTDL, tổ chức thực hiện nghiêm túc Kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc, toàn Ngành Văn hóa cần nhận diện rõ những khó khăn, thách thức, tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra.

Trên tinh thần ấy, Bộ VHTTDL lựa chọn chủ đề công tác năm là “Năm xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ”, trong đó môi trường văn hóa là trọng tâm, là trung tâm để thúc đẩy cho phát triển của Du lịch. Bởi lẽ, sản phẩm của Du lịch đều mang đậm dấu ấn của văn hóa. Thể thao phát triển là vì con người. Xây dựng môi trường văn hóa phải tạo ra được sản phẩm là hoạt động văn hóa, thiết chế văn hóa, cảnh quan văn hóa, ứng xử văn hóa, nếp sống văn hóa… cùng với việc xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới là nhiệm vụ quan trọng để góp phần xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa Việt Nam.

Về công tác xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, Bộ VHTTDL đề ra bốn mục tiêu: Một là, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh từ cơ sở, bảo đảm mọi thành viên của cộng đồng được phát triển các năng lực sáng tạo. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố bồi đắp giá trị chân - thiện - mỹ.

Hai là, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, thông qua việc đổi mới tổ chức các hoạt động văn hóa cơ sở, cải thiện chất lượng hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật.

Ba là, nâng cao chất lượng hoạt động thể thao quần chúng góp phần phát huy nhân tố con người; tăng cường, bảo vệ sức khỏe cá nhân, cộng đồng và xã hội; thu hút mọi tầng lớp nhân dân, tạo nên sự gắn kết hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

Bốn là, tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình điểm về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đẩy mạnh việc thực hiện Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa cơ sở theo hướng thực chất, phát huy giá trị văn hóa của vùng, miền đa dạng nhưng nằm trong tính thống nhất của nội hàm tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Về công tác cán bộ, Bộ VHTTDL đề ra 3 nhiệm vụ: Một là, thực hiện tốt Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược; các chủ trương, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác tổ chức cán bộ. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về công tác tổ chức cán bộ theo quy định của Đảng, Nhà nước thuộc phạm vi quản lý ngành VHTTDL.

Hai là, kiện toàn tổ chức bộ máy ngành VHTTDL theo hướng tinh gọn, tinh thông, hiệu lực, hiệu quả; phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, đề cao vai trò, vị trí, nhiệm vụ của cấp cơ sở.

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành đủ phẩm chất, năng lực, đề cao danh dự, lòng tự trọng và khát vọng cống hiến. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực quản lý, nhân lực trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, bồi dưỡng đội ngũ trực tiếp làm công tác văn hóa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới.

"Khi nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa trở thành thường trực, nền tảng văn hóa được hình thành tự nhiên, tự nguyện trong mỗi cộng đồng, trong mỗi gia đình, mỗi người thì khả năng chọn lọc cái tinh tế, tốt đẹp, định vị bản thân, giá trị, bản sắc dân tộc gắn với khát vọng hội nhập, cống hiến sẽ trở thành lá chắn mềm loại trừ cái phản cảm, phi văn hóa. Đó chính là biểu hiện thuyết phục nhất sức mạnh nội sinh của văn hóa Việt Nam", Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng nhận định.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Xác minh nhiều nội dung dư luận phản ánh tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

TP.HCM: Xác minh nhiều nội dung dư luận phản ánh tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

(LĐTĐ) Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa thành lập Tổ thẩm tra, xác minh về công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy Đảng bộ Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (thành phố Thủ Đức, TP.HCM).
Chìa khóa bảo vệ quyền lợi người lao động

Chìa khóa bảo vệ quyền lợi người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công đoàn Trường THCS Vân Tảo (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tham gia quản lý, phối hợp xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, giáo viên. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người lao động, phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, việc thực hành dân chủ ngày được nâng lên.
Kỳ 3: Nâng tầm công tác giám sát để hoàn thiện thiết chế văn hoá cơ sở

Kỳ 3: Nâng tầm công tác giám sát để hoàn thiện thiết chế văn hoá cơ sở

Với vai trò là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân những năm qua Hội đồng nhân dân (HĐND) từ cấp cơ sở đến Thành phố đã tổ chức nhiều phiên giải trình, đưa ra các kiến nghị, chất vấn, tái chất vấn, yêu cầu Ủy ban nhân dân (UBND), các sở, ban, ngành đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hiện thực hóa giấc mơ an cư

Hiện thực hóa giấc mơ an cư

(LĐTĐ) Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, trong đó có quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc diện được hưởng chính sách về cho thuê, mua nhà ở xã hội.
Chính thức áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024

Chính thức áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024

Ngày 29/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024, áp dụng từ năm tài chính 2024.
Tổ chức bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023"

Tổ chức bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023"

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức vòng bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023".
Bệnh nhân u não nhưng trì hoãn đi khám vì tưởng bị “ma bắt”

Bệnh nhân u não nhưng trì hoãn đi khám vì tưởng bị “ma bắt”

(LĐTĐ) Hiện nay, với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều bà con vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đã tiếp cận dễ dàng hơn với các thông tin điều trị u bướu bằng y học hiện đại. Tuy nhiên, thời gian qua, tại Bệnh viện K vẫn ghi nhận một số trường hợp cả tin, mê tín cho rằng có biểu hiện lạ của cơ thể do “ma bắt”, y học không thể điều trị khỏi bệnh; do đó không tới khám, bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị, để lại hậu quả đáng tiếc.

Tin khác

Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức họp báo thông tin Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế”.
Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng

Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng

(LĐTĐ) Sáng 29/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy khối các cơ quan Thành phố, Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố tổ chức toạ đàm "Cách làm và kinh nghiệm hay trong tổ chức thực hiện phong trào "Cán bộ công chức, viên chức, người lao động Thủ đô thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng".
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 khép lại, tạo dấu ấn lớn với người dân Thủ đô

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 khép lại, tạo dấu ấn lớn với người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Trong 12 ngày diễn ra Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, có tới 200.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm các hoạt động tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm; 30.000 lượt khách tham quan Tháp nước Hàng Đậu.
Sức sống mới của làng Cựu trong cuộc sống đương đại

Sức sống mới của làng Cựu trong cuộc sống đương đại

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023, ngày 25/11, tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên đã phối hợp với Trường Đại học Xây dựng tổ chức tọa đàm "Sức sống mới của làng cổ - làng Cựu trong cuộc sống đương đại".
Bản hòa ca đặc sắc  “Âm cảnh Ga”

Bản hòa ca đặc sắc “Âm cảnh Ga”

(LĐTĐ) Sự kiện nghệ thuật “Âm cảnh Ga” mở cửa tự do cho công chúng tham gia tại Xưởng nóng, Nhà máy xe lửa Gia Lâm đến hết ngày 28/11.
Kỳ cuối: Huy động nguồn lực để các không gian sáng tạo “cất cánh”

Kỳ cuối: Huy động nguồn lực để các không gian sáng tạo “cất cánh”

(LĐTĐ) Không gian sáng tạo có nhiều giá trị đối với sự phát triển của đô thị, tuy nhiên, cần có giải pháp đồng bộ để phát triển các không gian sáng tạo ở Hà Nội. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã cuộc trò chuyện với PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Tiềm năng phát triển không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng

Tiềm năng phát triển không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng

(LĐTĐ) Sáng 24/11, tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm đã diễn ra Hội thảo "Đề án xây dựng công viên văn hóa cảnh quan Bãi Giữa sông Hồng: Tầm nhìn và giải pháp".
Kỳ 2: Không gian sáng tạo ở Thủ đô, tuy thừa mà thiếu!

Kỳ 2: Không gian sáng tạo ở Thủ đô, tuy thừa mà thiếu!

(LĐTĐ) Mặc dù có sự gia tăng về số lượng, đa dạng về cách thức tổ chức và mô hình hoạt động nhưng nhìn tổng thể, sự phát triển không gian sáng tạo của Hà Nội vẫn còn hạn chế. Các không gian sáng tạo ở Hà Nội chủ yếu vẫn là những mô hình tự phát, thiếu sự định hướng, hỗ trợ từ phía chính quyền và rơi vào nghịch lý thừa mà thiếu.
Phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam

Phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) Tối 23/11, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2023.
Sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn

Sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn

(LĐTĐ) Trưng bày chuyên đề "Âm vang Đông Sơn" tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam giới thiệu tới công chúng những di vật đặc sắc của văn hóa Đông Sơn mới được sưu tầm. Những di vật này sẽ chứng minh sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn, góp phần giải đáp những bí ẩn liên quan đến kỹ thuật đúc trống đồng từ 2000 năm trước.
Xem thêm
Phiên bản di động