Phải nâng cao đời sống văn hóa cơ sở
Hiệu quả từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn |
Làm tốt từ cấp cơ sở
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở góp phần quan trọng để tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc. Nếp sống văn hóa được hình thành, ý thức trách nhiệm và sự tự giác của người dân trong các phong trào, hoạt động tại khu dân cư được nâng cao, là điều kiện để xây dựng nông thôn mới đạt kết quả bền vững.
Hiệu quả của việc thực hiện tuyên truyền quy tắc ứng xử đã góp phần mang lại sự thành công của các sự kiện trong nước và quốc tế tại Hà Nội. |
Bà Nguyễn Lệ Hằng (Tổ trưởng tổ dân cư số 1, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân) cho biết, tổ dân phố số 1 nằm sát phường Hạ Đình, chứa trọn chợ tạm phường Thanh Xuân Nam. Chợ tạm này họp rất đông làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường và đời sống người dân. Nét đẹp trước kia không còn nữa, thay vào đó là hàng hóa, bạt, lều nhiều khiến nhân dân trong tổ không hài lòng, dù chợ tạm ở ngay gần rất tiện lợi cho việc mua bán, nhưng vẫn chiếm lòng đường vỉa hè, làm mất trật tư, ảnh hưởng giao thông, đường phố và ảnh hưởng đến học sinh đi học về qua đây.
“Khi tiếp nhận tổ dân phố số 1, chúng tôi tìm cách tháo gỡ điểm rác chợ tạm này để làm cho tổ sạch đẹp, không còn ô nhiễm môi trường. Chúng tôi đã thành lập Ban điều hành tổ dân phố, thay nhau trực ở các ngõ ngách để ngăn người dân không vứt rác. Khi tiếp nhận chúng tôi rất khổ sở, qua nhiều ngày thay nhau trực chúng tôi đã xóa được điểm rác. Chúng tôi ngăn không cho người dân vứt rác không đúng nơi quy định và nhắc nhở họ chuyển rác đúng vị trí.
Ngoài ra, ở các ngõ thông ra đường chính gần ngõ chợ cũng trở thành những bãi rác. Ban đầu chúng tôi tưởng người dân sống trong các ngõ mang ra vứt, nhưng sau khi canh gác và lắp camera theo dõi ở những vị trí này thì phát hiện ra có nhiều người qua đường vứt rác ở đây chứ không phải dân trong tổ. Họ đi xe máy, treo sẵn túi rác trên xe, đi qua thì ném xuống rồi đi mất. Khi lắp camera hiệu quả, chúng tôi nhận mặt từng người và đến gặp gỡ từng gia đình để nhắc nhở và thông báo nếu tiếp tục tái phạm sẽ gửi danh sách lên phường đề nghị phạt”, bà Lệ Hằng chia sẻ.
Với cách làm hay, hiệu quả và kiên quyết, trong nhiều năm qua, tổ dân phố số 1 đã nhiều năm liên đã trở thành tổ dân phố văn hóa tiêu biểu của phường. Không chỉ làm tốt công tác vệ sinh môi trường, tổ dân phố còn tiến hành trang trí, treo đèn hoa trên nhiều tuyến phố vào những dịp lễ tết. Phường hỗ trợ trang bị cho các bản tin công cộng. Các thông báo của phường, khu dân cư… được đưa lên hệ thống zalo để người dân nhanh chóng tiếp nhận thông tin, phê phán việc làm không đúng.
Từ kinh nghiệm trong việc thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, bà Hằng cho rằng, thì bản thân các đồng chí lãnh đạo trong khu dân cư phải nhận thức được các vấn đề về môi trường, đồng thời phải tuyên truyền cho bà con; làm gương giữ gìn vệ sinh chung để sống khỏe, sống vui; sống có ích, nhất là ở khu dân cư có nhiều người già cần có sức khỏe. Cán bộ tổ dân phố phải được nâng cao trình độ, nhận thức, ý thức của người dân cũng phải thường xuyên được nhắc nhở và nâng cao.
Cùng với quá trình phát triển của Thủ đô, quận Hoàn Kiếm và khu phố cổ Hà Nội có nhiều thay đổi, đặc biệt là diện tích sinh hoạt thu hẹp, khách du lịch đông, gia tăng hộ gia đình buôn bán trên địa bàn quận, ô nhiễm môi trường… đã gây tác động trực tiếp đến cảnh quan môi trường và nét ứng xử của người dân.
Ông Đinh Sỹ Đạt, Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin quận Hoàn Kiếm cho biết, quận đã xây dựng đề án nhằm phát huy truyền thống, văn hóa ứng xử của người dân phố cổ với 5 tiêu chí, trong đó tập trung vào 2 tiêu chí chính là giao tiếp văn hóa và giữ gìn vệ sinh môi trường. Quận Hoàn Kiếm cũng duy trì tốt hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình 04. Hằng tuần, Ban Chỉ đạo tiến hành kiểm tra trên địa bàn 18 phường, nhắc nhở các vấn đề còn tồn tại cả về văn hóa và vệ sinh môi trường, thông tin tới lãnh đạo quận để khắc phục ngay các vấn đề còn tồn tại. Năm 2020, quận Hoàn Kiếm cũng làm tốt về việc xóa bỏ bếp than tổ ong. 18/18 phường đã vận động người dân chuyển đổi sang các loại bếp thân thiện với môi trường.
“Chúng tôi cho rằng việc thực hiện đề án đã đi vào đời sống của người dân. Điều này có thể nhận thấy rõ trong đợt dịch Covid-19, khi Chính phủ yêu cầu người dân thực hiện cách ly xã hội, dừng toàn bộ kinh doanh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, người dân đã chấp hành rất tốt. Người dân cũng thể hiện tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau với nhiều nghĩa cử tốt đẹp”, ông Đạt nhấn mạnh.
Góp phần tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh
Liên quan đến vấn đề đời sống văn hoá cơ sở, bà Bùi Thị Thu Hiền – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, người Hà Nội thanh lịch văn minh là nội dung then chốt trong chương trình phát triển văn hoá của Thủ đô; cũng là nội dung cốt lõi trong Chương trình 04 giai đoạn 2011-2015, 2016-2020. Hai Bộ Quy tắc ứng xử đã làm thay đổi căn bản nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của không chỉ công chức, viên chức mà cả với người dân Thủ đô và du khách khi đến Hà Nội. Việc thực hiện quy tắc ứng xử đã góp phần khơi dậy ý thức, trách nhiệm, niềm tự hào của người Hà Nội, qua đó đề cao, vun đắp nếp sống văn minh.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ thành phố; quận, huyện, thị xã; các xã, phường, thị trấn; thôn, làng, tổ dân phố; đến từng gia đình, được tổ chức bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động phong phú, đa dạng đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đông đảo quần chúng nhân dân Thủ đô trên các lĩnh vực.
Cụ thể, công tác xây dựng văn hóa Thủ đô ngày càng được nâng cao, văn hóa ngày càng thể hiện rõ bản sắc dân tộc; giáo dục được triển khai đồng bộ; y tế đã khắc phục được tình trạng quá tải trong bệnh viện cũng như ứng xử trong bệnh viện; các chương trình, đề án đều được thành phố đầu tư; nhiều hội thi, các cuộc liên hoan được tổ chức để tìm ra những hạt nhân làm phong trào tốt từ các cơ sở; chất lượng các danh hiệu văn hóa có sự ổn định và tăng lên theo từng năm; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội được thực hiện hiệu quả, đặc biệt là những hình ảnh phản cảm trong lễ hội được giảm rõ rệt. Về quy tắc ứng xử cũng đạt được những thành tựu đáng ghi nhận và lan tỏa từ thôn, xã, phố, phường đến các cơ quan, ngành, đoàn thể. Đặc biệt, hiệu quả của việc thực hiện tuyên truyền quy tắc ứng xử đã góp phần mang lại sự thành công của các sự kiện trong nước và quốc tế tại Hà Nội.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn một số tồn tại hạn chế. Bà Bùi Thị Thu Hiền cũng đề cập đến những giải pháp để tham mưu cho Thành ủy xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy giai đoạn 2021-2025 như: Tiếp tục tuyên truyền việc thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh với nhiều hình thức; Tiếp tục quan tâm đến đời sống tinh thần, như xây dựng các thiết chế văn hóa, xây dựng công viên cây xanh, tuyến đường nở hoa, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa…; Nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến để tạo nên một bức tranh chung chân thực về nét đẹp văn hóa của người Hà Nội; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong thực hiện quy tắc ứng xử, vi phạm các quy định liên quan…/.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, phát huy tài năng, sức trẻ
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Tăng cường hợp tác, kết nối doanh nghiệp trong các khu công nghiệp Hà Nội
Nỗ lực, quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
EVNHANOI gắn biển công trình trạm biến áp 110kv Ngọc Thụy và nhánh rẽ
Tin khác
Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, phát huy tài năng, sức trẻ
Xã hội 18/12/2024 20:44
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Tại sao Giáng sinh lại có màu đặc trưng là đỏ, trắng và xanh lá?
Cộng đồng 17/12/2024 20:25
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40