Ngành logistics và cơ hội từ ChatGPT
Sức ép để ngành logistics Việt cất cánh Cần đẩy mạnh vận tải đa phương thức để thúc đẩy ngành logistics phát triển |
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp logistics ở Việt Nam cũng dần nhận thấy tầm quan trọng và lợi ích của chuyển đổi số. Theo một khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), có đến 87% doanh nghiệp logistics cho rằng công nghệ giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh. Số lượng doanh nghiệp logistics có ứng dụng phần mềm công nghệ chiếm khoảng 40-50%.
Nhiều doanh nghiệp logistics đang có những nỗ lực để áp dụng công nghệ trong quản lý, vận hành các hoạt động logistics. Đặc biệt, một số doanh nghiệp logistics lớn đã đầu tư mạnh vào việc chuyển đổi số và triển khai nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến như hệ thống quản lý giao nhận, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý đơn hàng, quản lý kho, quản lý vận tải…
Ảnh minh họa: BT |
Tuy nhiên, có đến hơn 95% doanh nghiệp logistics tại Việt Nam có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Phần lớn những doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức trước xu hướng chuyển đổi số. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến chuyển đổi số và vẫn chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh truyền thống với tầm nhìn ngắn hạn.
Tại chương trình thảo luận về ChatGPT và tính ứng dụng với doanh nghiệp logistics, chuyên gia Nguyễn Hoài Chung - CEO Phaata cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc chuyển đổi số tại các doanh nghiệp logistics diễn ra còn chậm. Một trong những nguyên nhân chính là do nhận thức của doanh nghiệp về chuyển đổi số còn hạn chế và họ chưa có chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số phù hợp với tầm nhìn dài hạn. Văn hóa ngại thay đổi, không muốn ứng dụng giải pháp mới và sự thiếu quyết tâm của ban lãnh đạo cũng là một trở ngại lớn.
Ngoài ra, thiếu nhân lực đủ chuyên môn để triển khai, nguồn lực về tài chính, thông tin về công nghệ số, trở ngại trong việc tích hợp các giải phải pháp công nghệ mới với hệ thống đang sử dụng và nỗi lo về độ bảo mật thông tin doanh nghiệp... cũng cản bước doanh nghiệp logistics chuyển đổi số.
Theo ông Nguyễn Hoài Chung, ChatGPT mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp logistics như: Tiết kiệm thời gian và nhân sự khi thực hiện công việc tạo nội dung cho marketing; tự động hóa dịch vụ khách hàng 24/7 với thông tin nhất quán; tăng khả năng phục vụ khách hàng với nhiều ngôn ngữ khác nhau; tiết kiệm thời gian thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu, tạo báo cáo; tăng trải nghiệm cho khách hàng cũng như tăng chất lượng dịch vụ khách hàng; tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.
Tùy vào khả năng và nhu cầu khác nhau của mỗi doanh nghiệp mà tính ứng dụng của nó sẽ ở các cấp độ khác nhau. Có 3 nhóm ứng dụng chính mà các doanh nghiệp logistics có thể ứng dụng ChatGPT, đó là nhóm Marketing & Sales, nhóm Dịch vụ khách hàng và nhóm các giải pháp nội bộ.
Trong lĩnh vực Marketing & Sales, ChatGPT giúp tạo nội dung bài viết tự động như viết bài PR, Blog, bài viết quảng cáo đăng trên mạng xã hội; dịch và tạo nội dung tài liệu đa ngôn ngữ; soạn email trả lời khách hàng; soạn nội dung cho bài thuyết trình; thu thập thông tin khách hàng/đối thủ; nghiên cứu thông tin thị trường; giới thiệu dịch vụ của công ty tự động; báo giá nhanh tự động 24/7; thu thập thông tin khách hàng tiềm năng; phân tích dữ liệu; tạo báo cáo nhanh.
Đối với Dịch vụ khách hàng, ChatGPT có khả năng giúp doanh nghiệp tự động hỗ trợ cho nhiều khách hàng trong cùng một thời điểm. Tương tác và trả lời khách hàng bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Cập nhật thông tin lô hàng đang vận chuyển một cách tự động; hỗ trợ gợi ý nhanh mã HS code cho khách hàng; tăng trải nghiệm và chất lượng dịch vụ khách hàng.
ChatGPT cũng hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các chương trình đào tạo e-learning nội bộ cho nhân sự. Giải đáp và hướng dẫn trong nội bộ liên quan đến kiến thức chuyên môn, quy trình, hướng dẫn, chính sách, quy định… cho nhân viên tự động.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, ChatGPT cũng có những hạn chế và tiềm ẩn rủi ro. Dữ liệu dùng để huấn luyện cho ChatGPT được Open AI lấy đến thời điểm tháng 9 năm 2021 trở về trước. Vì vậy các thông tin từ ChatGPT có thể sẽ không còn chính xác ở thời điểm gần nhất. ChatGPT hiện tại không thể hiểu biết sâu và không thể cung cấp thông tin chính xác về ngành logistics, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam.
Bị hạn chế trong việc hiểu rõ ngữ cảnh phức tạp hoặc câu hỏi có nhiều ý nghĩa, ChatGPT chỉ tự động tạo nội dung dựa trên sự tổng hợp và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn nhưng không viện dẫn nguồn cụ thể, do đó có thể trả lời không chính xác hoặc không phù hợp. Không có giác quan, cảm xúc, không hiểu hành vi xã hội, và không có trải nghiệm thế giới như con người nên ChatGPT không có khả năng tương tác thực tế giống như con người thật, đặc biệt là không có khả năng tương tác đa chiều.
Ông Nguyễn Hoài Chung lưu ý, các doanh nghiệp logistics cần lưu ý những hạn chế này của ChatGPT để tránh những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình sử dụng. Đồng thời, để có thể ứng dụng ChatGPT một cách đầy đủ, chuyên sâu và hiệu quả, các doanh nghiệp logistics cần xác định rõ mục đích sử dụng đối với ChatGPT mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Đồng thời số hóa các dữ liệu phù hợp đúng theo nhu cầu mà doanh nghiệp mong muốn cung cấp cho khách hàng, người dùng.
Dữ liệu trong hệ thống thông tin nên được cập nhật theo thời gian thực để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất. Kết nối các dữ liệu này của doanh nghiệp với ChatGPT và tùy chỉnh mô hình phù hợp với ngành logistics. Huấn luyện ChatGPT dựa trên dữ liệu của doanh nghiệp đã được kết nối, đảm bảo câu trả lời của ChatGPT phải chính xác và phù hợp với chuyên ngành logistics, đáp ứng được tiêu chuẩn, yêu cầu của doanh nghiệp. Và cần tích hợp ChatGPT vào hệ thống như website hoặc các ứng dụng của doanh nghiệp để khách hàng, người dùng có thể chat và gửi yêu cầu hỗ trợ đến doanh nghiệp một cách nhanh nhất. Các khách hàng, người dùng của doanh nghiệp sẽ có các mức phân quyền truy cập thông tin phù hợp.
Cuối cùng là theo dõi, đánh giá và cải thiện ChatGPT liên tục để đảm bảo hiệu quả và sự trả lời chính xác trong lĩnh vực chuyên ngành. Những phản hồi từ khách hàng và nhân viên logistics có thể được thu thập và sử dụng để huấn luyện, cải thiện ChatGPT ngày càng hiệu quả hơn.
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Bamboo Capital đạt 3.238 tỷ đồng
Doanh nghiệp 01/11/2024 18:18
Vietnam Airlines “bắt tay” với hai hãng hàng không hàng đầu thế giới tại Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất
Doanh nghiệp 28/10/2024 20:45
Vinh danh Top 10 Công ty uy tín ngành bán lẻ năm 2024
Doanh nghiệp 25/10/2024 05:36
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty CP May Minh Anh – Kim Liên
Doanh nghiệp 19/10/2024 20:37
Phát huy vai trò tiên phong của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực
Doanh nghiệp 19/10/2024 15:03
VCCI lấy ý kiến liên quan đến các dự án luật về tài chính, thuế
Doanh nghiệp 17/10/2024 18:25
Hợp đồng điện tử an toàn: Thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái số bền vững
Doanh nghiệp 16/10/2024 21:05
Nâng cao kỹ năng quản lý mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm
Doanh nghiệp 14/10/2024 21:03
Doanh nghiệp cần trợ lực, tiếp sức
Doanh nghiệp 13/10/2024 12:22
Tạo cơ hội đón làn sóng đầu tư thế hệ mới
Kinh tế 12/10/2024 10:23