Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ
Thiệt hại nghiêm trọng
Cơn bão số 3 (bão Yagi) cùng hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng, trong đó có ngành Giáo dục. Có giáo viên, học sinh bị tử vong và mất tích. Nhiều công trình trường học bị sập, đổ, tốc mái; thiết bị dạy học, bàn ghế, sách vở bị nước cuốn trôi, hư hỏng nặng.
Nhiều trường học bị ảnh hưởng sau bão số 3 (bão Yagi) cùng hoàn lưu sau bão. |
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, theo báo cáo của các địa phương, đến 23h ngày 14/9, có 52 học sinh, trẻ em bị tử vong, 3 học sinh bị mất tích, 8 học sinh bị thương; 3 giáo viên tử vong, 1 giáo viên mất tích.
Do mưa to và gió lớn nên nhiều cơ sở giáo dục ở các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc và Đông Bắc Bộ bị ngập nước sâu, phòng học bị tốc mái, nhiều công trình bị sập, đổ, vỡ kính; thiết bị dạy học, đồ dùng học tập của học sinh bị nước cuốn trôi, ướt hỏng. Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương tiếp tục khẩn trương tập trung rà soát, đánh giá thiệt hại, tổng hợp báo cáo để đề xuất các cơ quan thẩm quyền hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả.
Hiện các địa phương đang trong quá trình thống kê chi tiết thiệt hại về phòng học và trang thiết bị dạy học. Theo báo cáo ban đầu, nhiều trường bị ngập nước sâu, rất nhiều máy tính, thiết bị phòng học bộ môn, bàn ghế học sinh bị hư hỏng nặng, khó khắc phục, sửa chữa. Ở nhiều tỉnh/thành phố, sách giáo khoa của học sinh bị cuốn trôi hoặc hư hỏng, không thể sử dụng được. Theo thống kê mới nhất, riêng tỉnh Yên Bái, có gần 20 nghìn học sinh bị mất, hỏng sách giáo khoa, và kinh phí cần có để mua sách giáo khoa ước tính trên 9 tỷ đồng.
Theo báo cáo từ 23/27 tỉnh, thành phố, nước đang rút dần và các cơ sở giáo dục huy động toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh học sinh, lực lượng quân đội, công an địa phương dọn dẹp, vệ sinh, khử trùng trường lớp để tổ chức dạy học lại vào thứ Hai, ngày 16/9. Tuy nhiên, còn 99 trường/điểm trường ở 6 tỉnh vẫn chưa thể dạy học do nước chưa rút hết, gồm có: Lào Cai (83 trường/điểm trường), Cao Bằng (1 trường), Bắc Kạn (3 trường), Tuyên Quang (1 trường), Yên Bái (3 trường), Bắc Giang (8 trường).
Chung tay khắc phục hậu quả sau bão lũ
Chung tay khắc phục hậu quả sau bão lũ, ngày 11/9, Bộ GD&ĐT cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3. Kết quả ban đầu tiếp nhận được hơn 8 tỷ đồng tiền mặt và 3,5 tỷ đồng bằng hiện vật (dụng cụ học tập, vở viết). Tiếp đến, ngày 13/9, Bộ GD&ĐT đã họp với Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF Việt Nam) và các tổ chức quốc tế (như: Tổ chức Cứu trợ trẻ em, Plan International, Tổ chức Hành động vì giáo dục (AEA)) … Các tổ chức cam kết vận động để hỗ trợ ngành Giáo dục tối thiểu 4,05 triệu đô la Mỹ để hỗ trợ thực phẩm đồ uống, sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh.
Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, các nhà xuất bản đã tích cực hỗ trợ học sinh vùng lũ. Theo đó, các nhà xuất bản đã tặng 2 nghìn bộ sách; huy động tồn kho 12,5 triệu bản sách; đề xuất in bổ sung 10 triệu bản; ủng hộ chuyển tới Công đoàn Giáo dục Việt Nam 719 triệu đồng; huy động đóng góp từ lương chuyển tới Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 124 triệu đồng.
Ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão. |
Hiện tại, Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam vẫn tiếp tục kêu gọi, vận động tài trợ để hỗ trợ cho học sinh. Bộ GD&ĐT cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi phân bổ quyên góp ủng hộ, ưu tiên kinh phí cho ngành Giáo dục để kịp thời sửa chữa, khắc phục các công trình bị hư hại, mua sắm thiết bị đồ dùng cho học sinh, sinh viên, góp phần đảm bảo các điều kiện học tập để các em sớm trở lại trường học; đồng thời tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục ở các địa phương bị thiệt hại do bão gây ra.
Đề xuất giải pháp sớm ổn định hoạt động giáo dục
Nhằm khắc phục hậu quả, sớm ổn định lại hoạt động giáo dục tại các địa phương chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ GD&ĐT đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Thứ nhất, bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên: Ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Thứ hai, cung ứng sách giáo khoa và thiết bị dạy học: Bộ GD&ĐT chỉ đạo các nhà xuất bản sẵn sàng nguồn cung ứng sách giáo khoa tới các địa phương bị ảnh hưởng do bão, đảm bảo việc học tập không bị gián đoạn; đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ từ các nhà xuất bản, tổ chức và cá nhân để tài trợ sách giáo khoa cho học sinh.
Thứ ba, sửa chữa cơ sở vật chất trường, lớp học. Các địa phương tiếp tục khẩn trương tập trung rà soát, đánh giá thiệt hại, tổng hợp báo cáo để đề xuất các cơ quan thẩm quyền hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả.
Thứ tư, kế hoạch dạy bù: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh Kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên phù hợp với thực tiễn của địa phương bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong trường hợp ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh; quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai; đối với các trường hợp đặc biệt phát sinh, báo cáo Bộ GD&ĐT trước khi thực hiện.
Thứ năm, hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, trẻ em. Đối với những gia đình giáo viên và học sinh có người tử vong, mất tích hoặc bị thương, tiếp tục triển khai mức hỗ trợ tài chính tùy theo mức độ thiệt hại. Giáo viên tử vong được hỗ trợ 30 triệu đồng/gia đình, học sinh và trẻ mầm non tử vong nhận hỗ trợ 10 triệu đồng/gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đoàn viên, người lao động và hội viên phụ nữ Thanh Trì chung tay giữ vệ sinh môi trường
Ký giao ước thi đua, tích cực đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập
Tuyên truyền, thực hành chữa cháy và cứu nạn cho gần 1.000 học sinh huyện Đan Phượng
TP.HCM: 5 năm chỉ tuyển được 3 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc vào làm việc
“Kém nhiệt” lao động thời vụ cuối năm tại TP. HCM
Từ 1/1/2025: Đề xuất tăng mức phạt nồng độ cồn với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện
Hải Phòng: Thường trực Thành ủy gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp FDI
Tin khác
Tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động dạy và học
Giáo dục 05/10/2024 11:31
Bộ GD&ĐT đề xuất thi vào lớp 10 có 2 môn bắt buộc, môn thứ 3 bốc thăm ngẫu nhiên
Giáo dục 04/10/2024 19:54
Áp mức thu học phí mới đối với trường công lập chất lượng cao của Hà Nội
Giáo dục 04/10/2024 14:14
Lan tỏa giá trị tốt đẹp về truyền thống hiếu học, trọng dụng hiền tài
Giáo dục 03/10/2024 23:19
Vụ cô giáo thân mật với nam sinh trong lớp: Là hành động bộc phát
Giáo dục 03/10/2024 18:43
Học sinh vùng ngập Nam Phương Tiến trở lại trường, chấm dứt cảnh đi học nhờ
Xã hội 03/10/2024 18:32
Lịch thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 03/10/2024 06:13
Tạm đình chỉ giáo viên để xảy ra hành vi thiếu chuẩn mực tại Trường THPT Thạch Bàn
Giáo dục 02/10/2024 16:32
Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời
Giáo dục 02/10/2024 14:43
Cảnh báo học sinh không sử dụng các sản phẩm phát, tặng không rõ nguồn gốc
Giáo dục 01/10/2024 13:43