Ngành Giáo dục Hà Nội một năm nhìn lại: Chủ động thích ứng để hoàn thành nhiệm vụ

(LĐTĐ) Năm học 2021-2022 được triển khai trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặt ra không ít khó khăn, thách thức. Cùng với cả nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã, đang chủ động, linh hoạt thực hiện nhiều giải pháp, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ “kép” vừa duy trì dạy tốt, học tốt, vừa tập trung phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.
Lan tỏa những tấm gương nhà giáo tâm huyết, sáng tạo Ngành GD&ĐT Hà Nội tri ân các nhà giáo nhân ngày 20/11

Gỡ khó cho học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến

Năm học 2021-2022 là năm học đầu tiên cùng với cả nước, ngành GD&ĐT Thủ đô triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, toàn ngành đã, đang triển khai nhiều giải pháp trong tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá để không làm gián đoạn việc học tập của học sinh; đồng thời giúp đỡ, chia sẻ với học sinh, đặc biệt là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo thêm động lực giúp các em cố gắng vươn lên học tập tốt.

Ngành Giáo dục Hà Nội một năm nhìn lại: Chủ động thích ứng để hoàn thành nhiệm vụ
Trao thiết bị học tập trực tuyến cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Theo ghi nhận, từ việc chỉ được coi là giải pháp tình thế, đến nay, việc dạy - học trực tuyến đã trở thành phương pháp dạy - học tối ưu khi học sinh chưa thể đến trường học trực tiếp. Tuy nhiên, ở một số địa bàn của Hà Nội, vẫn còn một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn còn thiếu thiết bị để học trực tuyến. Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT và chỉ đạo của Thành phố “trong bất cứ hoàn cảnh nào, không để học sinh bị bỏ lại phía sau”, ngay từ đầu năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT Hà Nội đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội kêu gọi các đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành GD&ĐT hưởng ứng chương trình “Sóng và máy tính cho em”, ủng hộ thiết bị đã sử dụng hoặc chưa sử dụng (gồm máy tính, laptop, điện thoại thông minh, ipad…) để hỗ trợ học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến.

Thời gian qua, các đơn vị, trường học và nhiều nhà hảo tâm trên địa bàn Thành phố tích cực hưởng ứng chương trình và đã kịp thời trao tặng thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em duy trì tốt việc học trực tuyến trong điều kiện chưa thể đến trường học trực tiếp. “Đến thời điểm này, toàn ngành đã tổ chức trao được hơn 6.900 thiết bị gồm máy tính, điện thoại thông minh và máy tính bảng với tổng kinh phí ước tính gần 23 tỷ đồng. Sự hỗ trợ kịp thời đã giúp nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thiết bị học trực tuyến, không bị gián đoạn việc học tập” - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương thông tin.

Nhận được hỗ trợ từ chương trình, Hoàng Nhật Anh (học sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông Đống Đa, quận Đống Đa) xúc động cho biết, năm 2012, bố em phát hiện mình bị suy thận giai đoạn cuối. Từ đó đến nay, bố em thường xuyên đến bệnh viện chạy thận, cộng thêm nhiều bệnh nền nên ốm đau triền miên. Mẹ em là trụ cột trong gia đình nhưng không có việc làm ổn định. Phần lớn chi phí đều dồn cho việc chữa bệnh của bố nên gia đình em rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Bản thân em không có điều kiện học tập trực tuyến như các bạn học khác vì thiếu thiết bị.

“Là một trong những học sinh may mắn được nhận món quà vừa mang ý nghĩa cả về vật chất và tinh thần, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Đây là động lực khích lệ em tiếp tục nỗ lực, chinh phục những ước mơ của mình trong tương lai” - Nhật Anh chia sẻ.

Duy trì nếp học, linh hoạt hình thức kiểm tra

Theo kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành, kết thúc học kỳ I của cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào ngày 14/1/2022, cấp tiểu học vào ngày 13/1/2022, giáo dục thường xuyên (trung học cơ sở và trung học phổ thông) vào ngày 7/1/2022. Thời điểm này, các trường trung học cơ sở ở 18 huyện, thị xã và các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đủ điều kiện an toàn thuộc thành phố Hà Nội đã tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh lớp 9 và lớp 12. Học sinh các cấp học còn lại học trực tuyến. Nhìn chung, công tác tổ chức dạy học của các nhà trường được triển khai có chất lượng và bảo đảm an toàn.

Là một trong những đơn vị có quy mô giáo dục lớn nhất Hà Nội, từ đầu năm học 2021-2022, xác định dịch bệnh có thể kéo dài, các trường học trên địa bàn quận Hà Đông đã mua thêm dung lượng đường truyền Internet, lắp đặt trang thiết bị dạy học, bổ sung kho học liệu điện tử... Đến nay, học sinh các cấp học đã đáp ứng tốt với chương trình, phương pháp học, không còn bỡ ngỡ như năm học trước.

Còn tại huyện Mê Linh, dù dạy học theo hình thức nào, các trường học trên địa bàn vẫn luôn thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh. Cùng đó, Phòng GD&ĐT huyện cũng tăng cường giám sát các trường đang tổ chức dạy học trực tiếp về việc duy trì những tiêu chí an toàn trường học, đồng thời phối hợp chặt chẽ với gia đình để quản lý học sinh, tránh lây lan dịch bệnh.

Hiện tại, các trường học trên địa bàn Thành phố đang tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập học kỳ I. Để tăng hỗ trợ, giảm áp lực cho học sinh, ngành GD&ĐT cùng các nhà trường tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm), theo Hiệu trưởng Đoàn Minh Châu, trường có gần 2.100 học sinh, trong đó có gần 700 học sinh lớp 12.

Dù học sinh lớp 12 đã được đến trường học, song thời gian học trực tiếp chưa nhiều. Nhằm bảo đảm an toàn và tạo thuận lợi nhiều nhất, nhà trường đã quyết định tổ chức kiểm tra học kỳ I trên hệ thống học và thi trực tuyến (http://study.hanoi.edu.vn), thời gian từ ngày 23 đến ngày 31/12/2021. Từ đầu năm học đến nay, mỗi học sinh đều có tài khoản truy cập vào hệ thống, thường xuyên tự học, tự kiểm tra nên đã thành thạo.

Tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (quận Hà Đông), nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá trực tuyến cho học sinh từ sớm. Giáo viên các lớp đã cho học sinh, kể cả học sinh lớp 1, 2 tiến hành kiểm tra thử để xem mức độ nhận thức của các em tới đâu. Qua khảo sát từ các lớp, nhà trường nhận thấy học sinh đã làm quen được với công nghệ và hoàn thành bài làm của mình với kết quả tích cực. Theo quy định, học sinh phải bật camera và micro trong suốt quá trình làm bài. Với học sinh lớp 1, phụ huynh có thể ngồi cạnh hỗ trợ con về mặt thao tác kỹ thuật nhưng không được nhắc bài cho con.

Nhà trường sẽ cho học sinh kiểm tra học kỳ các môn từ đầu tháng 1/2022. Trước đó, giáo viên các lớp đã họp phụ huynh để xin ý kiến về hình thức tổ chức kiểm tra học kỳ. Kết quả cho thấy, 100% phụ huynh học sinh đồng ý phương án kiểm tra trực tuyến nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Nội dung học của các em tới đâu nhà trường sẽ kiểm tra tới đó, không cho bài quá khó hoặc các phần chưa học/nội dung thuộc diện giảm tải vào đề thi. Chủ yếu đề thi ra theo phạm vi kiến thức cơ bản để học sinh làm bài. Vào giờ thi, giáo viên chia mỗi lớp làm hai phòng Zoom khoảng 20 em để dễ dàng quản lý.

Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến, các nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trực tiếp, trực tuyến phù hợp với kế hoạch dạy học thực tiễn của đơn vị và Sở đã ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể. Đối với học sinh lớp 1, cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có biện pháp hỗ trợ tối đa, không gây áp lực. Để tổ chức kiểm tra trực tuyến tốt, các nhà trường cần rà soát thiết bị học tập của học sinh. Còn các trường tổ chức kiểm tra, đánh giá theo hình thức trực tiếp phải thực hiện đúng quy định về kiểm tra, đánh giá và tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.

Tin khác

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.
Giảm áp lực, bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực

Giảm áp lực, bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực

(LĐTĐ) Ngày 29/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức họp báo thông tin về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì họp báo.
Nguyên tắc xây dựng thành phố thông minh là phục vụ nhu cầu của cư dân

Nguyên tắc xây dựng thành phố thông minh là phục vụ nhu cầu của cư dân

(LĐTĐ) Chiều 29/11, trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 đã diễn ra phiên Hội thảo chuyên đề “Thành phố thông minh tại Châu Á” và tọa đàm Xây dựng đô thị thông minh, kết nối, phát triển - Tầm nhìn của lãnh đạo. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải tham dự Hội thảo.
Trường Đại học Điện lực ký kết hợp tác với Công ty cổ phần Viễn thông FPT

Trường Đại học Điện lực ký kết hợp tác với Công ty cổ phần Viễn thông FPT

(LĐTĐ) Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, mới đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) và Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu trong giai đoạn 3 năm (từ 2023 - 2026).
Hà Nội thúc đẩy du lịch golf với các tỉnh, thành phố phía Bắc

Hà Nội thúc đẩy du lịch golf với các tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Nhằm đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch golf trở thành sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, chất lượng, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây; Liên chi hội Du lịch Golf Việt Nam; Hiệp hội Du lịch Hà Nội; Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội và các đơn vị có liên quan tổ chức Chương trình Kết nối sản phẩm du lịch golf giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố phía Bắc năm 2023.
Từ năm 2025, thí sinh thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 4 môn

Từ năm 2025, thí sinh thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 4 môn

(LĐTĐ) Từ năm 2025, thí sinh sẽ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) với 2 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Phát triển hạ tầng số thống nhất, nền tảng của đô thị thông minh

Phát triển hạ tầng số thống nhất, nền tảng của đô thị thông minh

(LĐTĐ) Theo chuyên gia Nguyễn Nhật Quang - Thành viên Hội đồng sáng lập VINASA, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA, hạ tầng dữ liệu được coi là “bộ não” của đô thị thông minh. Đối với dữ liệu thì tính thống nhất và dùng chung là quan trọng nhất. Một đô thị mà dữ liệu của đơn vị nào do đơn vị đó giữ riêng thì không thể trở thành đô thị thông minh.
Tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

Tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Để tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh cần phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, bảo đảm an toàn thông tin; phát triển nhân lực số; tăng cường hợp tác trong và ngoài nước, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.
Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng

Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng

(LĐTĐ) Sáng 29/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy khối các cơ quan Thành phố, Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố tổ chức toạ đàm "Cách làm và kinh nghiệm hay trong tổ chức thực hiện phong trào "Cán bộ công chức, viên chức, người lao động Thủ đô thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng".
Xem thêm
Phiên bản di động