Ngành Đường sắt nỗ lực duy trì việc làm cho người lao động
Ngành Đường sắt đề nghị ưu tiên tiêm vắc xin cho nhân viên tuyến đầu Ngành đường sắt giảm 30% giá vé, tăng cường các biện pháp phòng dịch Covid-19 |
Ngành Đường sắt Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 |
Doanh thu sụt giảm nghiêm trọng
Cùng với việc triển khai thi công gói đầu tư 7.000 tỷ và ảnh hưởng nặng nề của bão, lũ khiến sản lượng, doanh thu ngành Đường sắt bị sụt giảm nghiêm trọng (chỉ bằng 81% so với năm 2019 và lỗ 1.324 tỷ trên tổng số 3.250 tỷ vốn điều lệ). Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2021, tình hình sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng nghiêm trọng do hai đợt dịch Covid-19 bùng phát trở lại (đợt 3 và đợt 4). Kết quả kinh doanh sụt giảm ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền chung của toàn Tổng công ty.
Mặc dù, Tổng công ty đã và đang cố gắng thực hiện hàng loạt các giải pháp ngắn hạn và dài hạn để quản trị dòng tiền nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp hết năm 2021 và kéo dài sang năm 2022, Tổng công ty sẽ mất hết vốn chủ sở hữu và đặc biệt khó khăn về dòng tiền hoạt động, mất cân đối nghiêm trọng dẫn đến có thể dừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh thu của ngành Đường sắt Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng do dịch Covid-19. (Ảnh minh họa) |
Dịch Covid-19 bùng phát trở lại tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Chỉ tính riêng trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ lễ 30/4-1/5 đã có 232.850 lượt vé bị hành khách trả lại với số tiền vé bị trả lên đến 195,4 tỷ đồng. Chiến dịch vận tải hè từ tháng 5 đến hết tháng 8 cũng mất đi phần lớn sản lượng vận tải hành khách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu và việc làm. Theo dự báo sản lượng khách đi tàu còn tiếp tục suy giảm kéo dài đến hết năm 2021.
Với vận tải hàng hóa, do đã có sự chuyển đổi từ các năm trước nên từ đầu năm đến nay, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch nhưng sản lượng hàng hóa có tăng trưởng so với cùng kỳ. Tổng công ty đã chủ động xây dựng các biện pháp phòng chống dịch để duy trì chạy tàu hàng liên vận quốc tế, khai thông các nút thắt trong chính sách đường biên của Trung Quốc và tích cực tìm kiếm nguồn hàng mới vận chuyển trong nước nên doanh thu vận tải hàng hóa tăng 22.9% so với cùng kỳ.
Bên cạnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc thi công của dự án “Cải tạo, nâng cấp tuyến Thống nhất gói 7.000 tỷ” cũng làm ảnh hưởng đến thời gian chạy tàu, chất lượng cầu đường và chất lượng phục vụ. Tổng số điểm thi công lên tới 80 điểm, có những thời điểm thi công cùng lúc 45 điểm, trung bình mỗi điểm thì công kéo dài thời gian chạy tàu khách thêm 4 phút. Như vậy thời gian chạy tàu mỗi ngày bị kéo dài thêm từ 3 –4.5 giờ/ngày.
Nỗ lực duy trì việc làm cho người lao động
Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức cắt giảm chạy tàu khách trên tất cả các tuyến đường sắt. Điều này dẫn đến người lao động không có việc làm, các đơn vị phải cho 1.637 lao động tạm hoãn Hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương. Trong đó số lao động bị hoãn hợp đồng là 1.565 người, số lao động nghỉ không lương là 72 người
Hiện, Tổng công ty Đường sắt Việt nam vẫn đang nỗ lực cân đối để duy trì việc làm cho người lao động để khi đại dịch kết thúc, sản lượng vận chuyển phục hồi thì có thể kịp thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài qua năm 2022, nguy cơ mất hết vốn chủ sở hữu có thể xảy ra, do đó việc không có đủ dòng tiền trả lương người lao động sẽ là khó khăn của Tổng công ty.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang nỗ lực duy trình việc làm cho người lao động |
Tổng công ty đã và đang triển khai nhằm giảm thiểu thiệt hại. Cụ thể: Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương có đường sắt đi qua thực hiện nghiêm túc, triệt để các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19; Tăng cường triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, thu hút khách đi tàu và tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách muốn hủy trả vé; điều chỉnh giá vé theo từng cung chặng, giảm giá vé đối với tàu Thống nhất và một số tàu địa phương…
Bên cạnh đó, theo dõi tình hình luồng khách, điều chỉnh linh hoạt kế hoạch chạy tàu cũng như thành phần đoàn tàu nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Rà soát đánh giá kết cấu vận chuyển hàng hóa, hành khách trong điều kiện vận tải hiện tại, xây dựng phương án tổ chức vận tải hàng hóa, hành khách phù hợp. Giảm bớt tàu khách không hiệu quả, tăng cường chạy tàu hàng chuyên tuyến. Nối xe hàng nguyên toa chạy suốt vào tàu khách để tận dụng chiều dài đoàn tàu mà không ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ.
Đặc biệt, Hội đồng thành viên Tổng công ty ban hành Nghị quyết 10-21/NQ-HĐTV triển khai đồng loạt, mạnh mẽ giải pháp tăng doanh thu, bổ sung dòng tiền và tiết giảm chi phí trên tất cả các hoạt động: Thực hiện chính sách giá, điều chỉnh phương pháp tính giá điều hành giao thông vận tải và giá các dịch vụ linh hoạt để tổ chức chạy lại, chạy thêm các đoàn tàu khách, tàu hàng; Tăng cường công tác quản trị dòng tiền để đảm bảo tăng nguồn thu, bổ sung tiền thu về; Tiết giảm tối đa các loại chi phí ở tất cả các khối, giám sát chặt chẽ chi tiêu của các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc; Thực hiện giảm 30% lương đối với lao động gián tiếp, bố trí sắp xếp lại số lượng lao động trực tiếp trên cơ sở tình hình sản xuất thực tế. Lãnh đạo Tổng công ty, các Ban chuyên môn và các đơn vị không nhận lương, giảm lương hoặc nhận thanh toán chậm lương.
Không còn những hình ảnh khách du lịch tại các nhà ga của Đường sắt Việt Nam |
Tổng công ty tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ ban ngành để giải quyết các kiến nghị, đề xuất về các vướng mắc của chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực đường sắt như các báo cáo trước đây của Tổng công ty. Bên cạnh đó, kiến nghị các giải pháp cấp bách trong ngắn hạn để Tổng công ty có thể trụ vững qua giai đoạn này.
Cụ thể: Tiếp tục cho áp dụng chính sách giảm phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư theo Thông tư 12/2021/TT-BTC ngày 08/02/2021 cho các năm tiếp theo; Miễn, giảm, giãn thời gian thu tiền thuê sử dụng đất cho các doanh nghiệp vận tải đường sắt cho năm 2021; Cung cấp một gói hỗ trợ khẩn cấp cho Tổng công ty bao gồm cấp hạn mức tín dụng ưu đãi không tính lãi 800 tỷ đồng bổ sung cho nguồn vốn do bị lỗ và các chính sách hỗ trợ cho 13.000 lao động khối vận tải hiện đang bị mất và thiếu việc làm; Các cấp chính quyền tại các địa bàn có đường sắt đi qua ưu tiên Tổng công ty sớm được tiêm phòng vắc xin cho cán bộ nhân viên trên tuyến đầu phòng, chống dịch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33