Ngành dệt may nỗ lực vượt khó
Ngành dệt may được dự báo đạt kim ngạch xuất khẩu từ 42 đến 43,5 tỷ USD năm 2022 Bình đẳng giới mở ra một tương lai có sức chống chịu tốt hơn cho ngành Dệt may, Da giầy Việt Nam |
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Tổng công ty May 10. |
Để vượt khó, các doanh nghiệp cần linh hoạt triển khai các giải pháp ứng phó, sớm hoàn thành mục tiêu đề ra.
Trái ngược với những tín hiệu tăng trưởng tích cực trong gần chín tháng qua, các doanh nghiệp dệt may hiện đang rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, đối diện nguy cơ giảm giờ làm, dừng hoạt động. Không ít doanh nghiệp phải chấp nhận đơn hàng giá thấp nhằm duy trì sản xuất.
“Ăn đong” đơn hàng
Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 Bạch Thăng Long cho biết, trong những tháng đầu năm, tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị đạt mức tăng trưởng tốt với tổng doanh thu trong tám tháng hơn 3.128 tỷ đồng, tăng 150% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, mọi thứ gần như đảo chiều trong ba tháng cuối năm khi lượng đơn hàng mới có hết tháng 10; từ tháng 11 trở đi, lượng đơn hàng bị thiếu khoảng 30 đến 35%. Không chỉ “ăn đong” từng đơn hàng mà nhiều đơn vị còn bị ép giá xuống tới 20-30%, điều đó bắt buộc doanh nghiệp phải tính toán, nhận hàng làm để duy trì nguồn lao động, ổn định sản xuất.
Không chỉ “ăn đong” từng đơn hàng mà nhiều đơn vị còn bị ép giá xuống tới 20-30%, điều đó bắt buộc doanh nghiệp phải tính toán, nhận hàng làm để duy trì nguồn lao động, ổn định sản xuất. Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 Bạch Thăng Long |
Nguyên nhân chủ yếu do lạm phát ở các nước tăng cao dẫn đến cầu tiêu dùng giảm, các nhãn hàng lớn đang phải đối diện với lượng hàng tồn kho lớn. Thậm chí, nhiều đơn hàng đã sản xuất xong nhưng khách xin hoãn, giãn thời gian giao hàng vì không có kho chứa. Điều đó cho thấy, doanh nghiệp đang đối diện với rất nhiều khó khăn trước những biến động khó lường của thị trường.
Cũng theo Phó Tổng Giám đốc Bạch Thăng Long, để hoàn thành mục tiêu đạt tổng doanh thu 3.800 tỷ đồng, May 10 đã linh hoạt triển khai nhiều giải pháp thích ứng như tiết giảm các khoản chi phí, đẩy mạnh tìm kiếm các cơ hội, mở rộng đối tác khách hàng và điều chỉnh giảm giờ làm, đồng thời đẩy mạnh đầu tư, nâng cao năng suất nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, đó cũng chỉ trong ngắn hạn, bởi doanh nghiệp đang phải cân đối, lấy phần tích lũy của tám tháng qua nhằm duy trì sản xuất, bảo đảm thu nhập cho người lao động. Nếu tình hình tiếp tục kéo dài, lúc đó doanh nghiệp sẽ càng kiệt quệ, không đủ nguồn lực để ổn định sản xuất.
Tương tự, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên (Hugaco) Nguyễn Xuân Dương khẳng định, ngành dệt may cuối năm đang bị “đói” đơn hàng, nhiều doanh nghiệp phải “ăn đong” từng tháng khi hầu hết mới có đơn hàng hết tháng 10. Từ tháng 11 và tháng 12 tiếp tục khó khăn do tình hình các nước trên thế giới đối diện lạm phát cao dẫn đến lượng mua giảm. Nếu như trước đây khách thường đặt cho cả mùa vụ thì nay họ còn phải nghe ngóng thị trường và đặt hàng trong thời gian ngắn sau khi phân tích, nghiên cứu kỹ xu thế thị trường.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Hugaco Nguyễn Xuân Dương cũng cho biết, trong 12 đơn vị trực thuộc, ngoài một số đơn vị đã đủ hàng hết năm, đa phần còn lại mới đạt khoảng 50-60% trong tháng 11, còn tháng 12 vẫn đang phải trông chờ, đàm phán, tìm kiếm khách hàng. Mặc dù doanh thu chín tháng qua vẫn đạt kết quả tốt, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ nhưng trước những khó khăn như vậy, doanh nghiệp xác định phải lấy lợi nhuận, phần tích lũy để dành nhằm bù đắp cho phần thiếu hụt. Đồng thời, xác định trong những tháng tới giá cạnh tranh, hạ thấp vẫn chấp nhận làm, nhằm chia sẻ khó khăn với đối tác, khách hàng.
Chung tâm trạng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm Phí Ngọc Trịnh cho biết, tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị trong tám tháng tương đối thuận lợi, doanh thu tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2021. Từ tháng 9 trở đi, lượng đơn hàng thiếu hụt, giảm 30% so với mọi năm, điều đó đã đẩy doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Để duy trì hoạt động, doanh nghiệp phải cắt giảm các khoản chi phí, tăng năng suất bằng cách đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Để duy trì hoạt động, doanh nghiệp phải cắt giảm các khoản chi phí, tăng năng suất bằng cách đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm Phí Ngọc Trịnh |
Nắm bắt xu thế thị trường
Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Trương Văn Cẩm, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tám tháng qua đạt gần 31 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tín hiệu khả quan khi xuất siêu đạt 13,3 tỷ USD và là tiền đề để ngành cán đích 43,5 đến 44 tỷ USD cả năm. Tuy nhiên, do tình hình khó đoán định của thị trường cùng với diễn biến khó lường của dịch bệnh, mức tăng trưởng GDP của những thị trường lớn mà Việt Nam xuất khẩu như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,... không đạt như dự kiến, đặc biệt tình hình lạm phát cao đã tác động mạnh đến cuộc sống của người dân khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh.
Hoạt động sản xuất tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định. |
Mặt khác, do xung đột quân sự giữa Nga-Ukraine đã đẩy giá nguyên, nhiên liệu, chi phí vận chuyển tăng cao,... làm tăng các khoản chi phí đối với doanh nghiệp. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp phải nhận đơn hàng lẽ ra trước đây họ không nhận do đơn giá thấp, bình quân giảm tới 30-40%, thậm chí có đơn hàng giảm tới 50% nhưng doanh nghiệp vẫn phải nhận chủ yếu để duy trì sản xuất, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động. Để ứng phó với các khó khăn, doanh nghiệp phải linh hoạt triển khai các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, bắt kịp xu thế thị trường, đầu tư máy móc công nghệ, chuyển đổi xanh thích ứng với các yêu cầu của nhãn hàng, thị trường.
Đề cập tới tín hiệu thị trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu cho biết, doanh thu của đơn vị trong tám tháng qua hoàn thành hơn 70% kế hoạch, tăng trưởng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2021; lợi nhuận hoàn thành 120% kế hoạch năm. Đây là kết quả khả quan nhưng với những biến động đảo chiều liên tục của thị trường bông hiện nay, tình hình thế giới đối mặt với lạm phát cao,...
Do đó, Vinatex phải hết sức thận trọng, dự báo sát thị trường và có giải pháp tối ưu để giữ thành quả đạt được. Trong đó, các doanh nghiệp cần tập trung quản trị chặt chẽ, chi phí tiết kiệm tối đa ở tất cả các khâu; cần kiểm soát tài chính, dòng tiền thông suốt, có số liệu sớm để có thể thực hiện hỗ trợ nội bộ cho các đơn vị gặp khó khăn.
Do cầu thế giới thấp nên các doanh nghiệp dệt may cần tận dụng triệt để cơ hội dùng được sản phẩm của nhau, nhất là khâu may, dệt kim sử dụng vải của các đơn vị dệt kim với sự điều hòa chung của Tập đoàn, mục tiêu giành được đơn hàng và vị trí trong chuỗi cung ứng.
Các đơn vị cần triệt để số hóa dữ liệu chung, đặc biệt là dữ liệu tồn kho, nhằm giảm tồn kho; có thể thực hiện mua chung và san sẻ chung toàn Tập đoàn, hạn chế mua riêng lẻ theo nhu cầu của thị trường biến động. Ngoài ra, cần tính toán cụ thể về ảnh hưởng của phương án kinh doanh, bán hàng, những thiệt hại trong trường hợp chạy máy không đạt công suất; chấp nhận rủi ro có cân nhắc, phải duy trì mục tiêu lâu dài, giữ được lao động và khách hàng truyền thống,…
Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex Lê Tiến Trường cho biết thêm, trong các nước xuất khẩu dệt may, Việt Nam là nước có chính sách mở cửa hoạt động bình thường sớm nhất so với Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc. Vì vậy, những tháng đầu năm các doanh nghiệp đã tận dụng tốt cơ hội, đơn hàng dồi dào, kết quả kinh doanh tốt, hiệu quả cao.
Trong các nước xuất khẩu dệt may, Việt Nam là nước có chính sách mở cửa hoạt động bình thường sớm nhất so với Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc. Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex Lê Tiến Trường |
Tuy nhiên, những dư địa chính sách đã thực hiện sớm đem lại lợi ích cho ngành dệt may và các ngành xuất khẩu khác của Việt Nam thì các quốc gia khác cũng đã áp dụng. Các nước đã mở cửa, trở lại sản xuất bình thường, triển khai các biện pháp hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp như ở Bangladesh, Ấn Độ,...
Trong khi đó, thị trường thế giới lại diễn ra xu thế ngược lại, đột nhiên trở nên “lạnh”, cầu của thế giới giảm mạnh do kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát tăng cao. Vì vậy, doanh nghiệp phải giám sát từng ngày, từng giờ để điều chỉnh nhằm duy trì hiệu quả, tránh thua lỗ để có thể chịu đựng trong dài hạn. Nhà nước và các bộ, ngành cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, phát triển; đặc biệt là giảm các loại thuế, phí, hỗ trợ lãi suất trong khoản vay ngắn hạn mua nguyên liệu bằng ngoại tệ sẽ góp phần gỡ khó cho doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn hiện nay.
Theo Minh Đức/nhandan.vn
https://nhandan.vn/nganh-det-may-no-luc-vuot-kho-post716426.html
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21