Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nữ làm chủ
Định hình tư duy "người dân và doanh nghiệp là khách hàng” trong giải quyết thủ tục hành chính 562 doanh nghiệp đạt chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2025 |
Nâng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nữ làm chủ
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2024, phụ nữ hiện làm chủ hơn 100.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, chiếm 20% tổng số doanh nghiệp; 51% doanh nghiệp Việt Nam có phụ nữ trong cơ cấu chủ sở hữu, cao hơn so với các quốc gia khác. Bên cạnh những nữ doanh nhân thành đạt, sự phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số và kinh tế sáng tạo đang mở ra cơ hội mới cho phụ nữ tiếp cận thị trường, mở ra cơ hội kinh doanh toàn cầu mà không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian. Các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada, Amazon đã giúp không ít nữ doanh nhân khởi nghiệp thành công mà không cần đầu tư mặt bằng hay hệ thống phân phối truyền thống.
Tuy nhiên, đây chỉ là “bề nổi” trong “tảng băng chìm” trong cơ cấu phát triển của các nữ doanh nhân, thực tế, nhiều doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng kinh tế số, ứng dụng các nền tảng thương mại điện tử để tiếp cận thị trường, tiếp cận người tiêu dùng số. Theo đánh giá của các chuyên gia, nguyên nhân của thực trạng này phần lớn là do hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn, thị trường; thiếu hụt các mạng lưới hỗ trợ kinh doanh cho phụ nữ; ít các chương trình đào tạo và cơ hội cố vấn để trau dồi kỹ năng cho doanh nhân nữ; gánh nặng của công việc chăm sóc gia đình và định kiến về khả năng kinh doanh của phụ nữ vẫn còn tồn tại.
![]() |
Tạo trợ lực cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nắm bắt cơ hội mới qua các nền tảng thương mại điện tử (Ảnh minh họa). |
Để giúp các nữ doanh nhân nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và nắm bắt được những cơ hội mới thông qua thương mại điện tử, đặc biệt là những cơ hội xuất khẩu trực tuyến vào thị trường châu Âu (EU), ngày 18/3 vừa qua, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Chương trình SheTrades của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC SheTrades) tổ chức khóa đào tạo trực tuyến “Xúc tiến xuất khẩu trực tuyến sang thị trường EU thông qua sàn thương mại điện tử cho doanh nghiệp nữ tại Việt Nam”.
Tham gia khóa đào tạo, các nữ doanh nhân đã được chia sẻ về tổng quan thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới và quy định xuất khẩu, thủ tục hải quan, cũng như tiềm năng của thị trường EU đối với doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, các nữ doanh nhân cũng sẽ được đào tạo, hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả các nền tảng thương mại điện tử để tối ưu hóa gian hàng trực tuyến; kỹ năng xử lý thư hỏi hàng, quản lý RFQ (Yêu cầu báo giá) và sử dụng cổng thanh toán Trade Assurance; xây dựng chiến lược tiếp thị thương mại điện tử, tiếp cận khách hàng tại thị trường EU.
Ông Nguyễn Thành Dương - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, cho biết, sau khi khởi động dự án, các chương trình đào tạo chuyên sâu sẽ tiếp tục được triển khai. Đặc biệt, một gói hỗ trợ miễn phí sẽ được dành cho 32 doanh nghiệp nữ làm chủ để tham gia nền tảng Alibaba trong vòng một năm. Hiện tại, quá trình xét duyệt và hoàn tất thủ tục với SheTrades đang được tiến hành, dự kiến đến cuối tháng 4 sẽ công bố danh sách các doanh nghiệp được chọn.
Thông qua khóa đào tạo, các doanh nghiệp không chỉ có cơ hội tiếp cận với nền tảng thương mại điện tử mà còn được hướng dẫn cụ thể về cách thức vận hành, tiếp cận khách hàng và tối ưu hóa chiến lược xuất khẩu. Đây sẽ là một bước đi quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tối đa lợi thế của mình, gia tăng sự hiện diện trên thị trường quốc tế và khẳng định vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu.
Nắm bắt các cơ hội mới từ thương mại điện tử
EU là một trong những thị trường đối tác lớn nhất của Việt Nam. Hiện nay, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU rất đa dạng, từ nông sản, thực phẩm chế biến đến các mặt hàng công nghiệp và dệt may. Một số sản phẩm chủ lực có thể kể đến như máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại và linh kiện, với kim ngạch xuất khẩu hàng chục tỷ USD mỗi năm. Đối với lĩnh vực dệt may và giày dép, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia xuất khẩu lớn nhất vào EU, tập trung chủ yếu vào thị trường Đức, Pháp và Tây Ban Nha. Bên cạnh đó, EU cũng là thị trường tiêu thụ nông sản quan trọng của Việt Nam. Cà phê Việt Nam hiện chiếm khoảng 16% tổng thị phần tại khu vực này, trong khi các mặt hàng như hạt điều, gạo và trái cây nhiệt đới cũng có nhu cầu cao. Đối với thủy sản, cá tra và tôm đông lạnh là hai sản phẩm xuất khẩu chính, với các thị trường tiêu thụ lớn như Hà Lan, Đức và Bỉ.
Tại phiên đào tạo, các doanh nghiệp tham dự đã chia sẻ những thay đổi của doanh nghiệp khi chú trọng bình đẳng giới, những bài học thực tiễn đưa các doanh nghiệp do nữ làm chủ tiếp cận và tham gia các chuỗi cung ứng hàng hóa. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng đặt ra các câu hỏi liên quan đến tiềm năng, tính cạnh tranh của sản phẩm, cũng như các chính sách của các nền tảng thương mại điện tử để tiêu thụ hàng hoá tại thị trường EU. Cụ thể, đại diện hộ kinh doanh Yến sào và Mật hoa thốt nốt Chân Phương bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề đăng ký mã số quản lý cơ sở thực phẩm và khai báo xuất nhập khẩu tại thị trường châu Âu?
Về những thắc mắc của doanh nghiệp, tại khóa học, các diễn giả đã đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đáp ứng các quy định xuất khẩu, thủ tục hải quan, các chính sách, chương trình tăng cường khả năng tiếp cận thị trường EU... Bên cạnh đó, các nữ doanh nhân cũng được đào tạo, hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả các nền tảng thương mại điện tử; xây dựng chiến lược tiếp thị thương mại điện tử, tiếp cận khách hàng tại thị trường EU.
Có thể thấy, thông qua khóa đào tạo lần này, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ không chỉ có cơ hội tiếp cận với nền tảng thương mại điện tử, mà còn được hướng dẫn cụ thể về cách thức vận hành, tiếp cận khách hàng và tối ưu hóa chiến lược xuất khẩu. Đây sẽ là một bước đi quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nói riêng tận dụng tối đa lợi thế của mình, gia tăng sức cạnh tranh và sự hiện diện trên thị trường quốc tế và khẳng định vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu.
Nên xem

TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4

Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Hà Nội công bố số điện thoại phản ánh giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng

Làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động

Khẳng định vai trò của Công đoàn trong chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên

LĐLĐ quận Tây Hồ tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, người lao động
Tin khác

Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững
Doanh nghiệp 23/04/2025 06:29

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá
Doanh nghiệp 22/04/2025 22:57

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng
Doanh nghiệp 20/04/2025 08:05

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế
Doanh nghiệp 17/04/2025 20:04

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Doanh nghiệp 17/04/2025 17:55

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng
Doanh nghiệp 17/04/2025 06:57

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách
Doanh nghiệp 16/04/2025 15:58

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?
Doanh nghiệp 15/04/2025 17:56

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số
Doanh nghiệp 13/04/2025 14:20

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”
Doanh nghiệp 10/04/2025 13:44