Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã

Ngày 17/11, dự án Phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ phối hợp cùng Cơ quan Thẩm quyền Quản lý CITES Việt Nam (CITES Việt Nam), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức khởi động chiến dịch truyền thông “Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã bất hợp pháp”.
Triệt tiêu các đường dây buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép Ngăn chặn tình trạng buôn bán động vật hoang dã trên mạng Internet Ủng hộ đóng cửa thị trường buôn bán động vật hoang dã

Theo đó, trong nhiều thập kỷ qua, nạn buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam có chiều hướng phức tạp. Hoạt động nhập khẩu và trung chuyển mẫu vật động vật hoang dã bất hợp pháp ngày càng tinh vi.

Qua "Nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ voi, tê giác, tê tê ở Việt Nam" do USAID thực hiện năm 2018, khoảng 50% người mua và sử dụng các sản phẩm sừng tê giác, ngà voi và vảy tê tê nhận thức không đầy đủ về các điều luật và các hình phạt đối với các hành vi bất hợp pháp này.

Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã

Ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kỳ vọng chiến dịch truyền thông về bảo vệ động vật hoang dã này sẽ thúc đẩy sức mạnh của cộng đồng xã hội cùng chung tay trong việc ngăn ngừa và phòng chống loại hình tội phạm về động vật hoang dã. Ảnh: Đinh Luyện

Nhằm khắc phục tình trạng trên, chiến dịch “Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã bất hợp pháp” sẽ diễn ra xuyên suốt trong năm 2020 – 2021 để nâng cao nhận thức về pháp luật cũng như giảm thiểu việc tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật.

Trong giai đoạn đầu, chiến dịch sẽ tập trung truyền tải các thông điệp cụ thể và quyết liệt như: “Buôn bán, vận chuyển và tàng trữ sản phẩm từ động vật hoang dã: Phạt tù lên đến 15 năm và phạt tiền lên đến 15 tỷ đồng”; “Đừng biến chuyến du lịch thành hành trình phạm pháp”… nhằm nhấn mạnh vào việc thực thi pháp luật nghiêm minh đối với các hành vi buôn bán, vận chuyển và tàng trữ sản phẩm từ động vật hoang dã trái phép.

Giai đoạn tiếp theo của chiến dịch sẽ tập trung truyền thông thay đổi hành vi sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã với các niềm tin vô căn cứ. Trong giai đoạn này, lần đầu tiên tại Việt Nam, chiến dịch truyền thông sẽ truyền tải các thông điệp cốt lõi liên quan đến cả động cơ sử dụng động vật hoang dã vì mục đích trị bệnh cũng như niềm tin tâm linh: “Mua một ngà voi nhận một nghiệp báo”; "Hãy lựa chọn sáng suốt cho một cơ thể khỏe mạnh"; "Dùng sừng tê giác để chữa bệnh nan y là niềm tin vô căn cứ"... Các hoạt động truyền thông cũng sẽ được phối hợp với các trường đại học y, dược, các phòng khám đông y để giảm thiểu việc sử dụng động vật hoang dã trong khối y học cổ truyền.

Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã

Ban tổ chức dự án cùng trao đổi, giải đáp những ý kiến của đơn vị truyền thông, báo đài về quá trình triển khai chiến dịch truyền thông, những hiệu quả sau khi triển khai, công tác thực thi, vấn đề pháp lý liên quan đến động vật hoang dã. Ảnh: Đinh Luyện

Ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Động vật hoang dã có vai trò quan trọng với thiên nhiên và con người. Góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái, môi trường sống… Bởi vậy, công tác bảo vệ không chỉ giúp lưu truyền các giá trị vô giá của tự nhiên cho thế hệ mai sau mà còn góp phần đảm bảo môi trường sống cho chính con người.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thế giới, hệ động thực vật phong phú. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên tài nguyên thiên nhiên nói chung và đa dạng sinh học nói riêng ngày một suy giảm. Nhiều loài đã tuyệt chủng, nhiều loài đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.

“Nhiều loài động vật hoang dã đã và đnag bị săn bắt, buôn bán, vận chuyển và tiêu thụ trái pháp luật. Thậm chí bị giết mổ, làm thành những món ăn ở các nhà hàng, phục vụ thói quen tiêu xài lãng phí, thời thượng của một bộ phận dân cư… Chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã bất hợp pháp sẽ góp phần truyền tải thông điệp kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm xâm hại động vật hoang dã. Từ đó hướng tới thay đổi hành vi sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã. Đây là hành động hưởng ứng kịp thời, thể hiện những nỗ lực của Việt Nam về vấn đề liên quan” - ông Trần Quang Bảo chia sẻ.

Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã

Toàn cảnh lễ phát động. Ảnh: Đinh Luyện

Tại chương trình khởi động chiến dịch truyền thông, đại diện USAID tại Việt Nam cho biết, với việc thực hiện chiến dịch này, kỳ vọng sẽ thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện mạnh mẽ hơn những nỗ lực và sáng kiến nhằm giảm thiểu nhu cầu sử dụng động, thực vật hoang dã tại Việt Nam, góp phần hiệu quả trong thực thi các hiệp định, thỏa thuận quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã và đa dạng sinh học. Thông qua các hoạt động truyền thông đa dạng và có chiều sâu, đại diện USAID cũng bày tỏ tin tưởng người dân sẽ thay đổi nhận thức và dần loại bỏ việc sử dụng động vật hoang dã trái pháp luật.

Việt Nam đang có nhiều nỗ lực trong việc phòng chống, đấu tranh với tội phạm động vật hoang dã và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, trong đó việc ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) coi tội phạm động vật hoang dã là nghiêm trọng với khung hình phạt rất nghiêm khắc đối với những hành vi buôn bán, vận chuyển và tàng trữ các sản phẩm từ động vật hoang dã và nhiều văn bản pháp luật khác quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc động vật hoang dã; tăng cường kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã bất hợp pháp là cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ các loài hoang dã. Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật còn gặp nhiều khó khăn do nhận thức về pháp luật bảo vệ động vật hoang dã của cộng đồng còn hạn chế. Việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật chưa sâu rộng, niềm tin của người dân vào việc sử dụng động vật hoang dã để trị bệnh, làm đồ thủ công mỹ nghệ hay đem lại may mắn, thịnh vượng vẫn còn tồn tại.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Hướng dẫn số 617/HD-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường trên địa bàn quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã thành lập 113 tổ lấy ý kiến nhân dân, kết quả 99,2% hộ gia đình nhất trí với phương án sắp xếp của thành phố Hà Nội.
Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 23/4, tại số 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân long trọng tổ chức lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân dự buổi lễ.
Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Đây là một trong những nội dung tại Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì xây dựng đề xuất tăng mạnh mức hình phạt tù và tiền đối với các tội về môi trường và tội lây lan dịch bệnh.
Kẻ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ sử dụng tiền làm những gì?

Kẻ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ sử dụng tiền làm những gì?

Liên quan đến vụ án cướp tài sản ngân hàng ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội), tại cơ quan Công an, đối tượng khai nhận do chơi "tài xỉu" trên mạng bị thua và đang nợ tiền của nhiều người nên nảy sinh ý định đi cướp ngân hàng để lấy tiền trả nợ.
Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Sáng 23/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm cướp ngân hàng ở huyện Chương Mỹ. Nghi phạm Vũ Văn Lịch bị cảnh sát bắt giữ lúc 4h cùng ngày khi đang lẩn trốn ở phố Lĩnh Nam.
“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Tập 30 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” sẽ chính thức lên sóng lúc 20h00 ngày 23/4/2025 trên kênh VTV3, hứa hẹn mang đến những diễn biến đầy kịch tính khi mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật dần được bóc tách, kéo theo hàng loạt bí mật tưởng chừng đã bị chôn giấu.

Tin khác

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Dự báo thời tiết tại Hà Nội ngày 23/4: Ngày nắng nóng, đêm có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết tại Hà Nội ngày 23/4: Ngày nắng nóng, đêm có mưa rào và dông vài nơi

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, dự báo ngày 23/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi; ngày nắng, có nơi có nắng nóng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/4: Ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/4: Ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông rải rác

Dự báo ngày 22/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 21/4, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông.
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Đêm 19/4, huy động hàng trăm người dập tắt đám cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Đêm 19/4, huy động hàng trăm người dập tắt đám cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Đêm 19/4, một đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại khu vực núi Chàng Rể - Vườn quốc gia Ba Vì. Vị trí cháy thuộc địa bàn xã Minh Quang.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/4: Ngày nắng nóng, đêm không mưa

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/4: Ngày nắng nóng, đêm không mưa

Dự báo ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng; đêm không mưa. Gió đông nam đến nam cấp 2-3.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo ngày 19/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 18/4, thời tiết Hà Nội dự báo chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng nóng.
Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Sau 2 tháng tích cực đồng bộ nhiều giải pháp, hành trình “hồi sinh” dòng sông Tô Lịch đang bước vào giai đoạn mới với nhiều kỳ vọng. Từ việc nạo vét dòng sông, xây dựng phương án xử lý triệt để nguồn thải đến bổ cập nước sông Hồng, bổ cập nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ dân quận Tây Hồ, xây đập dâng giữ nước và chỉnh trang cảnh quan... Hà Nội đang triển khai một chiến lược toàn diện, quyết tâm trả lại vẻ đẹp vốn có cho dòng sông.
Xem thêm
Phiên bản di động