Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Sôi nổi nghĩa cử hiến máu tình nguyện ở Khánh Thượng Cô giáo người Mường luôn tận tâm với nghề Những bước chân không mỏi của Công an xã miền núi xa nhất Thủ đô |
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2024. Và, đây cũng là lần đầu tiên Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" tổ chức chương trình tư vấn pháp luật miễn phí trực tiếp tại cơ sở và lựa chọn xã Khánh Thượng, một xã vùng xa của Hà Nội, gồm hơn 5.000 đồng bào dân tộc thiểu số.
Tham dự Chương trình có ông Tạ Việt Anh, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Chương trình truyền thông; ông Nguyễn Xuân Khánh, Phó Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị, Trưởng ban Thư ký Chương trình và lãnh đạo UBND xã Khánh Thượng cùng hơn 200 bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.
Giúp đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao hiểu biết pháp luật
Phát biểu tại Chương trình, ông Tạ Việt Anh, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, Phó Trưởng ban tổ chức Chương trình truyền thông nhấn mạnh, năm 2024, bên cạnh những hoạt động như: Tăng cường các chuyến đi, tổ chức các tọa đàm chuyên sâu về những vấn đề mang tính thời sự, Ban tổ chức quyết định mở các chuỗi sự kiện hướng tới các nhà báo trẻ và hướng tới việc nâng cao nhận thức của nhân dân thông qua việc mở chuyên mục tư vấn pháp lý dành cho nữ lao động phi chính thức, các đối tượng yếu thế, người dân tộc thiểu số.
Ông Tạ Việt Anh - Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ Chương trình, Dự án an sinh xã hội Việt Nam, Phó Trưởng ban tổ chức Chương trình truyền thông. (Ảnh: Duy Khánh) |
Ông Tạ Việt Anh cho rằng, Chương trình nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Khánh Thượng nâng cao hiểu biết về quyền và lợi ích hợp pháp về những vấn đề liên quan đến đảm bảo an sinh xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là một ý tưởng tốt đẹp hướng đến đồng bào dân tộc thiểu số.
“Chúng tôi mong muốn, việc tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tới đồng bào dân tộc thiểu số nhằm góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật cũng như nâng cao hiểu biết về quyền của đồng bào, để bà con thực thi hiệu quả chính sách dân tộc, từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đồng thời, kỳ vọng, đây sẽ là chương trình khởi đầu để mở ra những hoạt động trợ giúp pháp lý hiệu quả hơn nữa tới bà con trong thời gian tới”, ông Tạ Việt Anh nhấn mạnh.
Đồng bào tập trung lắng nghe luật sư giới thiệu các chính sách pháp luật mới. (Ảnh: Duy Khánh) |
Trực tiếp giải đáp những thắc mắc của đồng bào
Tại Chương trình, luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã chia sẻ những chính sách pháp luật của Nhà nước để đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, người lao động phi chính thức. Đặc biệt là những quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024; quyền của đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có nhiều điểm mới tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của đồng bào dân tộc thiểu số, người lao động phi chính thức…
Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tư vấn chính sách pháp luật về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Khánh Thượng. (Ảnh: Duy Khánh) |
So với Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có nhiều điểm mới quan trọng liên quan đến người lao động, những thay đổi hướng tới các mục tiêu lớn như: Mở rộng đối tượng tham gia; gia tăng quyền, lợi ích trong thụ hưởng chính sách để thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm an sinh xã hội lâu dài đối với người dân. Hơn thế, Luật đã sửa đổi căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội 2014…
Luật sư Nguyễn Ngọc Lan đề cập cũng như nhấn mạnh đến những quy định mới trong Luật Bảo hiểm xã hội; một số chính sách đặc thù hỗ trợ sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số; quyền của người dân tộc thiểu số, quyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam; Luật Hôn nhân và gia đình...
Được tư vấn, trợ giúp pháp lý, đồng bào dân tộc thiểu số xã Khánh Thượng bày tỏ phấn khởi khi được bổ sung thêm những kiến thức pháp luật về an sinh xã hội. Bởi, chính họ là người được thụ hưởng những chính sách trên, nay được nghe trực tiếp, biết mình được Nhà nước quan tâm, nhiều chính sách đối với bà con.
Các luật sư giải đáp những thắc mắc liên quan đến pháp luật cho người dân. (Ảnh: Duy Khánh) |
Cũng tại Chương trình, nhiều người dân đã chuyển đến các luật sư những tình huống pháp lý vướng mắc trong cuộc sống và được chuyên gia tư vấn cách tháo gỡ, xử lý.
Chị Nguyễn Thị Thắm, một người dân tộc thiểu số xã Khánh Thượng chia sẻ: "Nhờ có buổi chia sẻ của luật sư về kiến thức pháp luật và giải đáp về tình huống của gia đình tôi mà tôi đã hiểu được phần nào cũng như đã tìm ra hướng giải quyết về vấn đề tôi đang gặp phải.
Mong rằng, Ban tổ chức sẽ có thêm những buổi tư vấn pháp luật tương tự để giúp bà con dân tộc thiểu số xã Khánh Thượng có thêm tri thức về pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức để thực thi pháp luật".
Được biết, năm 2024, với việc đưa Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" phát triển thành Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng", Ban Tổ chức gồm 3 đơn vị: Báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) quyết định mở thêm rất nhiều hoạt động mới như: Tổ chức cho các nhà báo đi thực tế tại các làng nghề, tư vấn pháp lý miễn phí qua các tác phẩm Podcast trên chuyên trang điện tử Pháp luật và Xã hội; mở ra chuỗi hoạt động tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hướng đến các sinh viên… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh
Xã hội 13/11/2024 11:33
Lưu giữ dịu dàng của Hà Nội trong những bức ảnh
Cộng đồng 12/11/2024 06:22