Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương:

Nâng cao hơn quyền hạn, giảm tối đa đơn vị

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương đang được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến đóng góp vào sáng qua (10/6) trong bối cảnh cả nước đang tích cực triển khai các Nghị quyết 39, 18 của Ban Chấp hành Trung ương liên quan đến công tác tinh giản biên chế, gắn với sắp xếp, kiện toàn bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, chính vì thế các đại biểu cho rằng mấu chốt trong 2 dự án Luật trên là phải làm sao trao thêm quyền cho các bộ và giảm tối đa các cơ quan (từ Trung ương đến địa phương).
nang cao hon quyen han giam toi da don vi Những vấn đề “nóng” cần giải quyết nhanh
nang cao hon quyen han giam toi da don vi Tiếp xúc cử tri quận Nam Từ Liêm trước kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV
nang cao hon quyen han giam toi da don vi Triển khai thực hiện Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV

Đã là luật, không nên luật khung

Liên quan đến Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ, đại biểu (ĐB) Nguyễn Mạnh Cường (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp) cho rằng, Dự thảo luật không cụ thể hóa được chủ trương của Nghị quyết 18, 19 về sắp xếp, đổi mới bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, chưa mang lại hiệu quả thiết thực cho việc thực hiện chủ trương của Đảng.

nang cao hon quyen han giam toi da don vi
Toàn cảnh phiên họp

Thậm chí, có nội dung đã được Quốc hội quy định, thì lần này lại bãi bỏ, giao Chính phủ quy định như quy định số lượng cấp phó cấp vụ không quá 3 người, tổng cục không quá 4 người không được dự luật nhắc đến. Theo ĐB, như vậy số lượng cấp phó này đã không bị khống chế cho đến khi có nghị định của Chính phủ và cũng không rõ số lượng này tăng lên hay giảm đi.

Cũng theo ĐB, đây là một nội dung đã được Quốc hội khóa 13 thảo luận kỹ, nhằm khắc phục tình trạng có quá nhiều cấp ở cơ quan Trung ương. Việc bỏ quy định này cũng chưa được tổng kết đánh giá việc thực hiện trong thực tiễn.

Một số đại biểu cho rằng những đạo luật nào quá phức tạp ta mới xây dựng luật khung, sau đó thi hành chi tiết là do Chính phủ quy định (nghị định), còn những luật đã rõ thì phải quy định cụ thể.

Ví dụ như Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ, ngoài quy định chức năng, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lẽ ra bản thân Luật phải quy định rõ ràng ngoài cơ cấu của Văn phòng Chính phủ, số lượng cấp bộ cụ thể là bao nhiêu (trên tinh thần đó sẽ tiến hành sáp nhập các bộ, ngành); tiếp đó quy định rõ ràng mỗi bộ được bao nhiêu thứ trưởng, vụ trưởng, vụ phó, tổng cục trưởng.

Quy định rõ ràng thì không cần phải có văn bản hướng dẫn luật. Chính vì thế, theo ĐB Cường, “việc xây dựng luật theo hướng luật khung là bước lùi của dự thảo. Có cử tri nói rằng có lẽ chẳng đâu như chúng ta, luật ban hành nhưng Chính phủ không ban hành nghị định thì luật không thi hành được”!

Một số ĐB cho rằng những đạo luật nào quá phức tạp ta mới xây dựng luật khung, sau đó thi hành chi tiết là do Chính phủ quy định (nghị định), còn những luật đã rõ thì phải quy định cụ thể.

Ví dụ như Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ, ngoài quy định chức năng, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lẽ ra bản thân Luật phải quy định rõ ràng ngoài cơ cấu của Văn phòng Chính phủ, số lượng cấp bộ cụ thể là bao nhiêu (trên tinh thần đó sẽ tiến hành sáp nhập các bộ, ngành); tiếp đó quy định rõ ràng mỗi bộ được bao nhiêu thứ trưởng, vụ trưởng, vụ phó, tổng cục trưởng. Quy định rõ ràng thì không cần phải có văn bản hướng dẫn luật. Chính vì thế, theo ĐB Cường, “việc xây dựng luật theo hướng luật khung là bước lùi của dự thảo. Có cử tri nói rằng có lẽ chẳng đâu như chúng ta, luật ban hành nhưng Chính phủ không ban hành nghị định thì luật không thi hành được”!

Còn về chức năng của Bộ là cơ quan tham mưu của Đảng, của Chính phủ luật cần quy định về việc nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý chuyên ngành và hoạch định chính sách. Không để có những việc phải đưa lên tận Thủ tướng, các Phó Thủ tướng mới giải quyêt được.

Riêng, về cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, theo đại biểu Trần Văn Lâm, có thể phân cấp cho Chính phủ quy định bộ máy cấp dưới, nhưng không phải chỉ quy định khung số lượng, còn các địa phương tùy ý xác định có cơ quan nào nằm trong bộ máy của UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Làm như vậy sẽ mỗi nơi một khác, sẽ rất khó khăn, phức tạp. Chính phủ quy định nhưng phải rõ ràng, thống nhất về tổ chức bộ máy của UBND tỉnh, huyện giữa các địa phương.

Sự khác nhau, có chăng chỉ là một chút trong điều kiện đặc thù vùng miền đô thị, nông thôn và sự khác nhau này cũng phải được Chính phủ quy định rõ ràng, tránh sự “trăm hoa đua nở”, mỗi nơi một cách như vừa qua thí điểm lập các cơ quan trong hệ thống hành chính chính trị ở các địa phương, sau đó Chính phủ phải đề nghị tạm dừng, chờ hướng dẫn.

Giải trình, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng, việc giao cho Chính phủ quy định khung của các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, huyện để khắc phục tình trạng giao cứng cơ quan chuyên môn. Cũng theo Bộ trưởng, quy định biên chế tối thiểu và số lượng cấp phó tối đa là nhằm khắc phục tình trạng “đẻ” quá nhiều cơ cấu tổ chức bên trong.

Vì vậy, muốn thành lập cơ cấu tổ chức bên trong, phải có biên chế tối thiểu, tổ chức này phải thu gọn đầu mối trên cơ sở thực hiện đa nhiệm vụ, đa chức năng, giống như quy định bộ, ngành hiện nay quản lý nhà nước đa nhiệm vụ, đa chức năng. Theo Bộ trưởng, nguyên tắc đặt ra là phải đảm bảo giảm đầu mối, giảm biên chế trên cơ sở giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước; không đặt vấn đề giảm biên chế, giảm tổ chức hoặc nhằm mục đích tăng tiền lương mà là thực hiện đồng bộ trong việc tinh gọn lại bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu tổ chức và hoạt động bộ máy hiệu lực.

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không thể cơ cấu như các tỉnh

Liên quan đến dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nhiều đại biểu cho rằng, để bảo đảm hoạt động của HĐND không nên giảm Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện. Nhấn mạnh sự cần thiết phải có 2 Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, huyện, ĐB Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) phân tích, theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Thường trực HĐND tỉnh gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực HĐND; còn theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Thường trực HĐND tỉnh gồm: Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, các Ủy viên là các Trưởng ban HĐND và Chánh Văn phòng HĐND.

Như vậy, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã nâng chức danh Ủy viên Thường trực HĐND lên Phó Chủ tịch HĐND để thuận tiện cho việc thực hiện nhiệm vụ của Thường trực HĐND chứ không làm tăng biên chế. Qua quá trình thực hiện, HĐND đã phát huy tốt nhiệm vụ, góp phần phát huy hiệu quả của HĐND. Do đó, việc giảm một Phó Chủ tịch HĐND cần phải được cân nhắc thận trọng.

Cũng theo ĐB Tôn Ngọc Hạnh, theo phương án của Chính phủ thì giảm Phó Chủ tịch HĐND cào bằng ở tất cả các địa phương gồm cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là không hợp lý, không có tính thuyết phục. việc giảm Phó Chủ tịch HĐND nhằm bảo đảm đúng Nghị quyết 18 của Trung ương, việc giảm đồng bộ như vậy để bảo đảm đồng bộ về tổ chức bộ máy nhà nước.

Tuy nhiên, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh chỉ rõ, cách lý giải này là chưa thực sự hợp lý vì việc thực hiện tinh gọn bộ máy phải bảo đảm được 2 mục tiêu song song là bộ máy tinh gọn, không tăng biên chế nhưng phải bảo đảm hiệu quả hoạt động, nếu không xét điều kiện cụ thể của từng địa phương mà chỉ giảm cơ học thì không hiệu quả và dẫn đến việc phải sửa luật thường xuyên.

Cùng chung quan điểm này, các ĐB cho rằng, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc biệt, do vậy cấu trúc chính quyền cũng phải có tính đặc thù hơn các địa phương. Bởi vậy, không nên quy định cứng nhắc 2 thành phố này cũng chỉ có 1 phó chủ tịch HĐND!

H.P

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Chín vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh 2024/25 hứa hẹn mang đến màn “hỗn chiến” khốc liệt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Không chỉ vì tính cạnh tranh đỉnh cao, mà còn bởi cục diện bảng xếp hạng đang diễn ra với một thế trận vô tiền khoáng hậu: gần như một nửa số đội tại giải còn nguyên cơ hội giành suất dự Champions League mùa tới.
Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Để sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID, VNeID thực hiện đăng ký khám chữa bệnh BHYT, người dùng có thể thực hiện các bước sau để cập nhật số Căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân vào ứng dụng VssID.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Từ các phong trào thi đua được các cấp Công đoàn quận Đống Đa tổ chức triển khai, trong năm 2024 đã có 312 tập thể, 5.116 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” các cấp. Trong đó có 1.146 lượt cá nhân được khen thưởng cấp cơ sở; 15 tập thể, 165 cá nhân tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận khen thưởng tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 cấp quận.
Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Đợt rét nàng Bân đang suy yếu dần ở miền Bắc. Dự báo trong vài ngày tới nhiệt độ sẽ tăng lên khá nhiều và nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Trong bối cảnh giá nhà vẫn ở mức cao, thu nhập người lao động khó tăng nhanh và chi phí sinh hoạt ngày một lớn, việc sở hữu một căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn là giấc mơ xa vời với nhiều người dân đô thị. Mặc dù đã có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, thế nhưng mức lãi suất hiện tại vẫn khiến không ít người "chùn bước".

Tin khác

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa họp cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan nhằm phục vụ việc tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW.
Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Là phóng viên chuyên trách mảng Lao động, Công đoàn, Bảo hiểm xã hội đến nay đã 24 năm, ngoài thực hiện tin, bài về chủ trương, chính sách, tôi còn có cơ duyên trở thành “chuyên gia bất đắc dĩ” trong vai trò là người dẫn chương trình các cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến truyền thông về chính sách do Báo Lao động Thủ đô chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức.
Hành trình khẳng định thương hiệu

Hành trình khẳng định thương hiệu

Trong nhiều lần thăm, làm việc với Báo Lao động Thủ đô, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ghi nhận, đánh giá cao vai trò của Báo Lao động Thủ đô đối với sự phát triển của phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn Thủ đô. Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố nhấn mạnh, Báo Lao động Thủ đô đã thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình là tuyên truyền kịp thời, chính xác mọi mặt hoạt động của các cấp Công đoàn Thủ đô và tích cực, chủ động tham gia thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; đội ngũ cán bộ Công đoàn và CNVCLĐ Thủ đô tự hào về tờ báo của mình.
32 năm chuyện của chúng tôi

32 năm chuyện của chúng tôi

Tính đến thời điểm này, Báo Lao động Thủ đô tròn 32 năm kể từ ngày phát hành số báo đầu tiên. Và năm nay, theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị, cùng với hệ thống báo chí cả nước, trong đó các cơ quan báo chí Thủ đô sẽ được tổ chức lại để hoạt động theo mô hình mới. 32 năm qua, người đã nghỉ hưu, người chuyển cơ quan khác, song với “đại gia đình ngôi nhà Lao động Thủ đô” được làm việc, cống hiến tại địa chỉ 1A Yết Kiêu là cả quãng thời gian tươi đẹp. Chính nhờ Lao động Thủ đô mà mỗi người đều có những kỷ niệm đáng nhớ trong đời làm báo. Nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 32, Báo Lao động Thủ đô xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các bác, các anh, các chị và các cộng tác viên đã đồng hành với báo, đồng thời giới thiệu những “thước phim” của các cán bộ, phóng viên, người lao động đang làm việc tại Tòa soạn.
Niềm vui mỗi lần nhận giải

Niềm vui mỗi lần nhận giải

Với tôi, mỗi lần được nhận giải thưởng là một lần may mắn. Nhưng, cũng không thể phủ nhận, để tác phẩm được công nhận và giành giải thưởng ở cuộc thi nào đó là cả một hành trình không hề dễ dàng, rất tốn thời gian, tâm sức và cần nhiều sự ủng hộ từ Ban Biên tập tòa soạn cũng như đồng nghiệp trong cơ quan.
Từ tiếng nói công nhân đến nghị trường Quốc hội...

Từ tiếng nói công nhân đến nghị trường Quốc hội...

“An cư, lạc nghiệp” là mong mỏi của hầu hết mọi người, và với công nhân lao động, đó cũng là một trong những mong mỏi lớn nhất. Những cuộc gặp gỡ, khảo sát, giao lưu, trò chuyện... cùng công nhân lao động cho thấy, nhu cầu được thuê, mua nhà ở xã hội thật sự rất bức thiết và khó khăn, nhất là trên địa bàn những thành phố lớn như Hà Nội.
Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân bày tỏ băn khoăn dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) chưa có quy định về khoảng cách an toàn đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh hóa chất trong khu dân cư, các doanh nghiệp nhỏ lẻ vẫn có thể kinh doanh hóa chất trong khu dân cư...
Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa quy định rõ về việc quản lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam khi dữ liệu này được lưu trữ, xử lý hoặc chia sẻ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Sáng 29/3, Bộ Y tế phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV gây ra.
Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương chỉ còn 27 xã

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương chỉ còn 27 xã

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương từ 91 xã sẽ giảm xuống còn 27 xã.
Xem thêm
Phiên bản di động