Nâng cao hiệu quả quản lý quỹ bảo hiểm y tế
Được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám chữa bệnh | |
Nhiều bệnh nhân được quỹ bảo hiểm y tế chi trả hàng tỷ đồng |
Nghị quyết số 68/2013/QH13 của Quốc hội giao nhiệm vụ cho Chính phủ: "Trước năm 2018, hoàn thành việc liên thông hệ thống phần mềm công nghệ giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ sở khám, chữa bệnh nhằm cải tiến thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh, nâng cao hiệu quả công tác giám định bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế". Thực hiện Nghị quyết trên, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Cụ thể: Năm 2018, Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế đã tiếp nhận và giám định 176,5 triệu hồ sơ điện tử với 98.116 tỷ đồng đề nghị thanh toán bảo hiểm y tế, tỷ lệ liên thông dữ liệu trên toàn quốc đạt 95,12%; đã kết nối với 12.132 cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trong 5 tháng đầu năm 2019, Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế đã tiếp nhận và giám định 72,2 triệu hồ sơ điện tử với 40.438 tỷ đồng để nghị thanh toán bảo hiểm y tế.
Ngành Bảo hiểm xã hội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lỹ quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế |
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế, triển khai đào tạo cho trên 2.000 giám định viên và hàng trăm nhân viên các cơ sở y tế, nâng cao hiệu quả công tác giám định bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.
Cụ thể: Phần mềm Cổng tiếp nhận, trao đổi thông tin giữa cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội, cung cấp công cụ tra cứu, quản lý thông tuyến, chuyển tuyến, kiểm tra thẻ bảo hiểm y tế, thông báo kết quả giám định, cung cấp các tiện ích theo dõi tình hình khám chữa bệnh của cơ sở y tế và thống kê thanh toán bảo hiểm y tế. Đặc biệt, các cơ sở y tế có thể liên thông các kết quả xét nghiệm, khai thác tiền sử bệnh tật, kết quả điều trị của người bệnh bảo hiểm y tế, tránh trùng lặp chỉ định, tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và nâng cao hiệu quả điều trị.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, giai đoạn 2018-2019, Cổng tiếp nhận đã bổ sung thêm các chức năng: Cấp quyền xem lịch sử khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế để đảm bảo bảo mật và an toàn thông tin, tránh lộ lọt thông tin khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế. Tính đến thời điểm hiện tại, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã cấp quyền xem lịch sử khám chữa bệnh cho 36.226 tài khoản và đã có khoảng 34.051 lượt xem lịch sử khám chữa bệnh.
Bên cạnh đó, Cổng tiếp nhận đã bổ sung thêm chức năng đăng ký cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế. Tính đến hiện tại, đã có khoảng 6.311 cơ sở khám chữa bệnh đăng ký cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội với cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Bổ sung thêm chức năng Tạo lập và cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BYT và đã hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 328.903 giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội được tạo lập trên Cổng tiếp nhận. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đã triển khai “Hệ thống tương tác đa phương tiện giữa người dân và doanh nghiệp với cơ quan Bảo hiểm xã hội” từ tháng 4/2019 hỗ trợ: Tin nhắn thông báo số tiền được Bảo hiểm xã hội chi trả đối với người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; thông báo cho người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình trước khi thẻ bảo hiểm y tế hết giá trị sử dụng 30 ngày.
Bên cạnh đó, phần mềm Giám định được xây dựng theo quy trình giám định bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam với trên 10 nghiệp vụ, thực hiện giám định điện tử 100% hồ sơ đề nghị thanh toán, tích hợp trên 200 quy tắc phát hiện các hồ sơ trùng lặp, sai mức hưởng, sai danh mục, sai giá, sai so với các quy định của Bộ Y tế về khám chữa bệnh, thống kê thanh toán bảo hiểm y tế.
Phần mềm Giám sát cung cấp các biểu đồ, bản đồ theo dõi tình hình khám chữa bệnh, sử dụng kinh phí trên toàn quốc. Các bản đồ trực quan giúp phân tích, đánh giá và phát hiện nhanh chóng các biến động bất thường, gia tăng lượt khám chữa bệnh, chi khám chữa bệnh tại từng tỉnh và các cơ sở y tế tại từng tuyến. Đặc biệt các bản đồ dịch tễ giúp theo dõi, đánh giá tình hình bệnh tật, tỷ lệ hiện mắc, mới mắc của các bệnh mạn tính, cấp tính. Đây là nguồn thông tin quan trọng để giám sát dịch bệnh và chủ động dự phòng bệnh tật.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Chính sách 27/10/2024 12:56
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh
Chính sách 25/10/2024 12:14
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô
Chính sách 23/10/2024 07:05
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con
Chính sách 19/10/2024 22:52
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương
Chính sách 19/10/2024 18:59
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước
Chính sách 13/10/2024 06:59
Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi
Chính sách 12/10/2024 19:24