Được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám chữa bệnh
Nhiều bệnh nhân được quỹ bảo hiểm y tế chi trả hàng tỷ đồng | |
Tháng 4/2018: Mức chi BHYT cao nhất cho 1 bệnh nhân là 1,39 tỷ đồng | |
Bệnh nhân khám bệnh bảo hiểm y tế có thể được chi trả hàng tỷ đồng |
Thông tin về vấn đề này, bà Hoàng Ngọc - Trưởng phòng Chế độ BHXH Việt Nam cho biết: Luật BHYT không quy định nhóm đối tượng tham gia BHYT theo nhóm bệnh, kể cả người nhiễm HIV. Vì vậy, người nhiễm HIV tham gia BHYT theo nhóm đối tượng nào thì mức hỗ trợ đóng BHYT sẽ theo nhóm đó. Ví dụ: Người nhiễm HIV là người nghèo sẽ được Ngân sách nhà nước mua thẻ BHYT; người nhiễm HIV thuộc hộ cận nghèo sẽ được hỗ trợ 70% mức đóng BHYT…
Người nhiễm HIV nên chủ động tham gia BHYT để được đảm bảo quyền lợi khi đi khám chữa bệnh. |
Về quyền lợi của người tham gia, bà Ngọc cho biết: Khi tham gia BHYT, mức hưởng và quyền lợi hưởng của người tham gia BHYT nhiễm HIV phụ thuộc vào đối tượng và quyền lợi hưởng BHYT của đối tượng. Cụ thể, hiện nay, nhiều thuốc kháng ARV thuộc danh mục BHYT chi trả nhưng đang do ngân sách Nhà nước chi trả.
Số người dùng thuốc ARV ước tính năm 2018 là khoảng 130.000 người, với tiền thuốc bình quân/người/năm là 6 triệu đồng, ước tính chi phí tiền thuốc ARV là 800-900 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Quyết định 1125/QÐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn 2016-2020 thì thuốc ARV được chi trả từ Quỹ BHYT từ ngày 1/1/2019.
Thông tin thêm về quyền lợi của người tham gia trong trường hợp người bị nhiễm HIV phải cấp cứu, nhưng không đúng tuyến, Trưởng phòng Chế độ BHXH Việt Nam cho biết: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 28 Luật BHYT: Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ tùy thân có ảnh trước khi ra viện. Tình trạng cấp cứu là do bác sỹ quyết định. Khi đó, người tham gia BHYT sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi như đi khám chữa bệnh theo đúng quy định.
Để được hưởng quyền lợi BHYT tốt nhất, BHXH Việt Nam khuyến cáo, người tham gia BHYT có thể đến đại lý thu BHYT hoặc cơ quan BHXH cấp huyện để đăng ký tham gia BHYT. Trong quá trình đăng ký tham gia BHYT, người bệnh phải tham gia BHYT liên tục, không làm gián đoạn để ảnh hưởng đến quyền lợi khám chữa bệnh BHYT. Bên cạnh đó, cần đi khám chữa bệnh theo đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ, xuất trình đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh.
N.Lan
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37
Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia
Chính sách 06/12/2024 06:35