Nâng cao giá trị cho nông sản Thủ đô
Nhân lên niềm tin với nông sản Thủ đô khi ứng dụng mã QR |
Đa dạng các mô hình sản xuất hiệu quả
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, các quận, huyện của Thủ đô đã tích cực vào cuộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từ việc xác định được cây, con giống tiềm năng, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, đưa lại hiệu quả kinh tế lớn.
Mô hình trồng nho Hạ Đen cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm tại xã Phương Đình, huyện Đan Phượng. |
Bên cạnh các mô hình trồng rau hữu cơ, một trong những mô hình kinh tế đã và đang đưa lại hiệu quả tại huyện Đan Phượng phải kể đến mô hình trồng nho Hạ Đen của gia đình ông Nguyễn Văn Nội (xã Phương Đình, huyện Đan Phượng). Những tưởng cây nho chỉ sinh trưởng phát triển ở các tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, thế nhưng,ông Nội đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên, ngưỡng mộ khi đưa giống nho Hạ Đen về trồng ngay trên mảnh đất của gia đình.
Chia sẻ với phóng viên, ông Nội cho hay, ông quyết định trồng giống nho Hạ Đen này sau một lần xem ti vi. Sau quá trình tìm hiểu, học kỹ thuật và trồng thử nghiệm thành công, thời điểm hiện tại, vợ chồng ông Nội đã có trên 700 gốc nho trên diện tích 6 sào.So với các loại cây khác, giống nho Hạ Đen không quá khó trồng và đưa lại thu nhập cao gấp nhiều lần. “Giống nho này rất nhanh được thu, thông thường,sau 8 tháng trồng đã cho thu hoạch. Trong khi đó, một năm nho có đến 2 vụ vào tháng 5 và tháng 10 âm lịch. Chính vụ tháng 5 cho năng suất cao hơn do có thời gian ngủ đông dài. Tính sơ, mỗi sào nho đi vào thương mại cũng cho thu nhập từ 40- 45 triệu đồng/ sào”- ông Nội cho biết.
Còn tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, gia đình bà Phạm Khánh Hương, thôn Châu Phong, xã Liên Hà đã tận dụng những phế phẩm của làng nghề như mùn cưa, rơm rạ để trồng nấm. Được biết, gia đình bà Hương đang sản xuất và cung cấp cho thị trường 3 loại nấm chủ yếu bao gồm: Nấm rơm, nấm sò và nấm mỡ. So với các mặt hàng khác, giá nấm trên thị trường luôn giữ ổn định qua các năm, với nấm sò, bà Hương bán với giá từ 30 – 50 nghìn đồng/kg; nấm rơm dao động trên 100 nghìn đồng/kg; nấm mỡ có giá khoảng 120 nghìn đồng/kg.
“Sau khi mở xưởng làm nấm, thu nhập của gia đình tôi đã ổn định hơn rất nhiều. Xưởng nấm cũng là nơi tạo công ăn việc làm thời vụ cho người lao động lúc nông nhàn với thu nhập từ 25 - 30 nghìn đồng/ giờ”- bà Phạm Khánh Hương cho biết thêm.
Không chỉ có các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, thành phố Hà Nội còn có 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống cả nước. Đây cũng là tiềm năng rất lớn để Hà Nội phát triển đa dạng các sản phẩm, trở thành đầu mối cung cấp các mặt hàng từ thủ công mỹ nghệ cho tới các sản phẩm nông nghiệp cho cả nước và xuất khẩu sang các nước trên thế giới.
Để sản phẩm chất lượng có đầu ra ổn định
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Thành phố còn một số tồn tại, hạn chế như: Chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có nhiều tiến bộ nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô; việc thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế...
Đáng chú ý, dù đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, thế nhưng, nhiều hợp tác xã, hộ gia đình vẫn còn gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Là một trong những cơ sở kinh doanh dịch vụ tổng hợp tại huyện Thạch Thất, bà Nguyễn Thị Thành, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Dị Nậu đã thẳng thắn chia sẻ những khó khăn mà đơn vị đang gặp phải.
Theo bà Thành, mỗi năm Hợp tác xã nông nghiệp Dị Nậu có doanh thu đạt 647 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản phẩm của tiểu thủ công nghiệp chiếm cơ cấu kinh tế trên 70%. Bên cạnh các sản phẩm về tiểu thủ công nghiệp, Hợp tác xã cũng có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường như rau an toàn, gạo nếp, đu đủ…Tuy nhiên đến nay, giá trị nông nghiệp của Hợp tác xã nói chung còn rất thấp.
Sự trăn trở của bà Thành cũng là nỗi niềm của rất nhiều hợp tác xã, các hộ gia đình làm nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thủ đô. Đặc biệt, dù có chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), tuy nhiên việc tiêu thụ các sản phẩm thế mạnh của các quận, huyện cũng đang gặp khó. Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Kim Loan, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất cho biết, đến hết năm 2020, huyện Thạch Thất có 122 sản phẩm OCOP. Trong 122 sản phẩm của huyện Thạch Thất được đánh giá xếp hạng, có 104 sản phẩm đạt 4 sao, 18 sản phẩm đạt 3 sao của 15 hộ sản xuất kinh doanh và 2 hợp tác xã nông nghiệp. Dù có nhiều sản phẩm OCOP chất lượng, thế nhưng việc tiêu thụ sản phẩm của các hợp tác xã, các chủ thể OCOP vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Cùng chung băn khoăn với lãnh đạo huyện Thạch Thất, ông Lê Văn Trang, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức trăn trở, dù đã được chứng nhận chất lượng và được bày bán tại một số siêu thị, thế nhưng người tiêu dùng vẫn chưa mấy mặn mà với sản phẩm OCOP. Do chưa tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm nên các chủ thể OCOP khó có thể mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm.
Từ thực tế trên cho thấy, việc tiêu thụ sản phẩm nông sản của thành phố Hà Nội đang gặp khá nhiều khó khăn. Để các sản phẩm nông sản thế mạnh và sản phẩm làng nghề có chỗ đứng trên thị trường cần có sự liên kết chặt chẽ của các Hợp tác xã, các chủ thể có sản phẩm nông sản chất lượng cao cũng như các doanh nghiệp phân phối.
Đặc biệt, Nhà nước cần có thêm chương trình xúc tiến thương mại và hỗ trợ cho các chủ thể, hợp tác xã, làng nghề xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể. Thông qua đó, khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông sản Thủ đô, từng bước tháo gỡ những vướng mắc trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm thế mạnh./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56