Nâng cao đời sống, văn hóa tinh thần cho đoàn viên

(LĐTĐ) Những năm qua, cùng với sự chăm lo đời sống vật chất, các cấp Công đoàn Thành phố luôn quan tâm tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên, người lao động... Mô hình Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân là điển hình tiêu biểu, qua đó, tạo khí thế thi đua lao động, sản xuất, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong từng đơn vị, doanh nghiệp.
Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân Công ty Cổ phần Dệt 10/10 Nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân qua các Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam

Để công nhân có nơi thư giãn

Mới đây, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức lễ ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam.

Có mặt tại Điểm sinh hoạt văn hóa, anh Văn Đình Vinh (công nhân Công ty) phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, sau giờ nghỉ trưa tôi chỉ nghỉ ngơi tại chỗ, làm bạn với điện thoại, từ khi có Điểm sinh hoạt văn hóa, chúng tôi có thể tới đây đọc sách báo, xem các thông tin thời sự, giao lưu văn nghệ, xua tan bớt mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng. Điểm sinh hoạt văn hóa này rất ý nghĩa đối với công nhân lao động”.

Nâng cao đời sống, văn hóa tinh thần cho đoàn viên
Công nhân lao động Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam đọc sách, báo tại Điểm sinh hoạt văn hóa Công ty. Ảnh: N.Hoa

Cùng chung niềm vui, anh Bùi Thế Sơn cho biết, 12 năm rời quê xuống Hà Nội làm việc, hàng ngày với bộn bề công việc tại xưởng sản xuất, anh không có thời gian tham gia các hoạt động giải trí, văn hóa, văn nghệ. Từ khi có Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân đặt tại Công ty đã giúp anh có cơ hội tìm hiểu các thông tin liên quan đến chính sách, pháp luật cho người lao động và được kết nối nhiều hơn với anh, chị em trong Công ty.

Niềm vui của anh Vinh, anh Sơn cũng là niềm vui chung của hàng trăm đoàn viên, người lao động trong Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam. Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân là mô hình thiết thực, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người lao động trong Công ty, đặc biệt với tính chất công việc 3 ca trong ngày và thời gian làm việc thường xuyên kéo dài, tăng ca thì việc đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần cho người lao động là một yêu cầu tất yếu.

Đánh giá về mô hình Điểm sinh hoạt văn hóa cho công nhân lao động, ông Nguyễn Minh Sơn - Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết: “Nhiều năm nay, người lao động trong Công ty luôn mong mỏi có Điểm sinh hoạt văn hóa. Trước đây, cơ sở vật chất tại Công ty mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ về các hoạt động thể thao, còn góc đọc sách, nơi nghỉ ngơi, giao lưu văn hóa, văn nghệ của công nhân thì chưa có. Mô hình Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố hỗ trợ kinh phí với số tiền 90 triệu đồng mua các trang thiết bị, cùng kinh phí hỗ trợ của Công ty, công nhân lao động có Điểm sinh hoạt đầy đủ tiện nghi, đây là việc làm rất thiết thực. Sau thời gian làm việc, người lao động rất cần được nghỉ ngơi trước khi trở về nhà sinh hoạt cùng gia đình. Điểm sinh hoạt văn hóa sẽ là nơi kết nối giữa người lao động trong Công ty, qua đó gắn kết người lao động gần gũi với nhau hơn, yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp”.

Nhân rộng, phát huy hiệu quả của mô hình

Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động công đoàn. Trong nhiều năm qua, LĐLĐ thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ này, đặc biệt là mô hình Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân đã được xây dựng thành công và ngày càng hiệu quả. Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam là điểm thứ 61 của thành phố Hà Nội (là 1 trong 6 điểm ra mắt trong năm 2023).

Được biết, từ năm 2011, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội thí điểm triển khai xây dựng mô hình Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân nhằm đưa các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ người lao động tại cơ sở. Qua hơn 10 năm triển khai thí điểm với tính thiết thực, hiệu quả được khẳng định và trước nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của công nhân lao động, năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định phê duyệt Đề án Xây dựng Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và địa bàn có công nhân lao động cư trú tập trung giai đoạn 2022 - 2025, nhằm tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của các Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân trong tình hình mới.

Đề án đặt ra mục tiêu, tới năm 2025, Thành phố sẽ tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của 39 Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân đã thành lập và đang hoạt động thường xuyên; xây dựng 28 Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân mới trong giai đoạn 2021 - 2025, trong đó, riêng năm 2023, sẽ xây dựng mới 6 Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân. Cũng theo Đề án, Thành phố hỗ trợ ngân sách qua tài khoản LĐLĐ Thành phố là 90 triệu đồng cho mỗi Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân được xây mới. LĐLĐ Thành phố chỉ đạo Công đoàn cấp trên cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế hỗ trợ kinh phí xây dựng mới từ 30 đến 50 triệu đồng/điểm; hỗ trợ bổ sung cơ sở vật chất hàng năm không quá 30 triệu đồng/điểm.

Đánh giá về hiệu quả của mô hình, Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Huy Khánh khẳng định: “Mô hình Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân đã và đang là một thiết chế văn hóa cơ sở nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động tại các doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp và các địa bàn có đông công nhân lao động cư trú tập trung. Đây sẽ là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động, hoặc tổ chức các hoạt động giao lưu với các đơn vị, doanh nghiệp ở khu vực lân cận, qua đó, có thể tái tạo sức lao động góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của đơn vị đã đề ra”.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chạm

Chạm

(LĐTĐ) Cuộc sống ý nghĩa khi ta biết trân trọng từng khoảnh khắc, từ niềm vui đến nỗi buồn, giúp ta chạm đến hạnh phúc và sự tự tại thông qua tình cảm, sự tỉnh thức và lòng tự yêu thương.
Giữ gìn, tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Giữ gìn, tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Những năm qua, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” đầy tính nhân văn đã trở thành nét đẹp tại nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội; từ đó góp phần giữ gìn, tiếp nối truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đến tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Công đoàn Thủ đô: 95 năm xây dựng và phát triển

Công đoàn Thủ đô: 95 năm xây dựng và phát triển

(LĐTĐ) Trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, nhận thức sâu sắc vị trí, trách nhiệm của mình, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và kết quả chung của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

Phát triển mô hình giao thông công cộng - lối ra cho bài toán giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Theo Thạc sĩ Phan Trường Thành, việc thay đổi cách làm, phương thức đầu tư các tuyến đường sắt đô thị hiện rất cần thiết và phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là lối đi, hướng ra để giải quyết bài toán khó cho giao thông đô thị của Thủ đô.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Tin khác

Công đoàn Thủ đô: 95 năm xây dựng và phát triển

Công đoàn Thủ đô: 95 năm xây dựng và phát triển

(LĐTĐ) Trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, nhận thức sâu sắc vị trí, trách nhiệm của mình, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và kết quả chung của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Chạm vào những trái tim

Chạm vào những trái tim

(LĐTĐ) Chăm lo thực chất, thăm hỏi thực tâm để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, “chữa lành” tâm hồn khi người lao động gặp khó khăn, tai nạn… chính là hành động xuyên suốt của các cấp Công đoàn Thủ đô.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 109 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2024), sáng nay (27/7), tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ở Hưng Yên, lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương, dâng hoa, tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.
“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/7/2024, đúng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ tổ chức tôn vinh và trao Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024 cho 10 cán bộ Công đoàn tiêu biểu.
Khẳng định vị thế Tổ chức của người lao động

Khẳng định vị thế Tổ chức của người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động; với tư cách tổ chức cùng tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, tổ chức Công đoàn đã thực sự là chỗ dựa, bạn đồng hành không thể thiếu của đoàn viên, người lao động. Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, Báo Lao động Thủ đô xin lược ghi một số ý kiến của đoàn viên thể hiện niềm tin với tổ chức của mình.
Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc qua các phong trào thi đua

Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc qua các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân đã phát động công nhân lao động tại các doanh nghiệp ra sức thi đua nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề, phát huy sáng kiến, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc...
Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2023)

Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2023)

(LĐTĐ) Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), đưa đất nước ta dần thoát khỏi khó khăn, ổn định đời sống nhân dân và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Phát huy vai trò Công đoàn trong công tác tuyên truyền giáo dục

Phát huy vai trò Công đoàn trong công tác tuyên truyền giáo dục

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội, luôn được Công đoàn ngành gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Qua đó đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động