Nâng cao đào tạo tài năng sáng tác văn học
Văn xuôi được mùa | |
"Hồi ức lính" đoạt giải của Hội Nhà văn Hà Nội | |
Pháp tặng Huân chương Hiệp sĩ VHNT cho Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam |
Hội thảo có sự góp mặt của các chuyên gia đầu ngành như PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp; PGS.TS, nhà văn Ngô Văn Giá; nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nhà nghiên cứu phê bình Bùi Việt Thắng, nhà văn Sương Nguyệt Minh...
Toàn cảnh hội thảo. |
Các đại biểu đã chỉ ra không ít khó khăn trong công tác đào tạo tài năng sáng tác văn học hiện nay, do xu hướng vận động của xã hội, viết văn không được coi là một nghề mưu sinh hiệu quả, hoặc do quan niệm viết văn cốt để nổi tiếng chứ không phải viết vì nhân tâm, vì xã hội... Thêm nữa, các cơ sở đào tạo tài năng sáng tác văn học đang mất dần sức hấp dẫn vốn có, phần do cơ chế đầu tư cơ sở vật chất, phần do chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên.
Tuy nhiên, theo PGS.TS, nhà văn Ngô Văn Giá, nhìn lại quá trình lịch sử gần 40 năm (1979 đến nay) đào tạo sinh viên viết văn tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội, mỗi thời có những thuận lợi và khó khăn nhất định, nhưng thời nào cũng có những gương mặt nổi bật. Chỉ tính riêng từ khóa 8 (2006) đến nay (đã đến khóa 15), có 7 khóa ra trường. Trong số này, đã nổi lên một số gương mặt trẻ có uy tín tham dự vào diện mạo văn học chung của đất nước như Cấn Vân Khánh, Đinh Ngọc Hùng, Đoàn Văn Mật, Vũ Thị Huyền Trang, Du Nguyên, Lữ Mai, Khúc Hồng Thiện, Hoàng Chiến Thắng, Đinh Phương, Phạm Thị Thanh Thúy, Vũ Kim Nhung, Tru Sa..., chưa kể nhiều nhà báo xuất sắc.
Dù vậy, trước những khó khăn trong công tác đào tạo tài năng sáng tác văn học, thông qua các tham luận, trao đổi tại hội thảo, các chuyên gia đã góp ý về tiêu chí tuyển chọn sinh viên được đào tạo tài năng và tiêu chí mời giảng dạy lớp sinh viên tài năng, đáp ứng yêu cầu của "Dự án đào tạo, bồi dưỡng tài năng trong lĩnh vực sáng tác văn học giai đoạn 2017 - 2030". Trong đó, việc người học là ai, tuyển chọn thế nào, chế độ kiểm định và thanh lọc ra sao... thực sự là những câu hỏi cần có lời giải đáp.
Bên cạnh việc mời các giáo viên dạy tri thức nền, các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình có uy tín, câu hỏi đặt ra là có được mời những nhà trí thức thuộc các lĩnh vực khác của khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và kinh tế... không, bởi hành trang cho một người sáng tạo là vô cùng rộng rãi, đa dạng. Còn rất nhiều vấn đề cần đặt ra như chương trình đào tạo, điều kiện ăn ở, thực tế thực tập, tham quan, giao lưu, công bố xuất bản, biên dịch..., tuy nhiên, khuôn khổ hội thảo chưa cho phép bàn sâu những nội dung này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51