Văn xuôi được mùa
"Hồi ức lính" đoạt giải của Hội Nhà văn Hà Nội |
Tác phẩm văn xuôi chiếm hơn nửa
Trong hai năm, số lượng tác phẩm đã in sách (tính từ 3/2015 đến quý 3/2017) gửi tham dự giải gồm 111, trong đó đã có 60 cuốn văn xuôi. Nhà văn Trần Quang Quý – Trưởng ban Sáng tác, Phó Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội đánh giá: “Nhìn vào số lượng, năm nay văn xuôi được mùa hơn, đấy là tín hiệu đáng mừng. Thông thường, tác phẩm văn xuôi thường ít hơn thơ, có lẽ do nhà văn phải dồn nhiều sức lực, kể cả khối lượng và thời gian cho một tác phẩm”. Thông qua các tác phẩm dự giải có thể thấy, xu hướng sáng tác văn xuôi trong những năm gần đây nở rộ, đặc biệt là thể loại hồi ký, hồi ức chiến tranh.
Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội Nguyễn Thị Thu Huệ trao Giải thưởng tác phẩm đầu tay cho “Hồi ức lính” của Vũ Công Chiến. Ảnh: P.B |
Trong mảng sách này có những cuốn ấn tượng như “Chuyện lính Tây Nam” (Trung Sĩ), “Lính Hà” (Nguyễn Ngọc Tiến) và “Hồi ức lính” (Vũ Công Chiến). Bên cạnh đó, tiểu thuyết được mùa hơn cả, thể loại này được nhiều nhà văn tiếp cận và có những tìm tòi đáng ghi nhận. Tiêu biểu là những cuốn: “6 ngày” (Tô Hải Vân), “Con chim Joong bay từ A đến Z” (Đỗ Tiến Thụy), “Hoa Thùy Miên” (Phạm Hoàng Hải), “Mỹ nhân đồng cỏ” (Lê Hoài Nam), “Người mê” (Uông Triều), “Thư về quá khứ” (Nguyễn Trọng Tân)…
Năm nay, tác phẩm văn xuôi tiêu biểu được trao cho tiểu thuyết “6 ngày” của Tô Hải Vân, viết về nỗi cô đơn của con người trong cuộc sống hiện tại qua cuộc đời nhân vật chính Phạm Bản. Một đời sống công chức thực mà ảo, những câu chuyện nghe qua ra-đi-ô mỗi đêm tưởng ảo lại thực đến ám ảnh. Những ảo thực đó chính là những tính cách rất đặc trưng của người Hà Nội mà Tô Hải Vân đã tài tình nhìn thấy và cảm nhận.
Nhân vật Bản, ban ngày lơ ngơ lạc lõng giữa đời sống công chức vô vị - một đặc sản thời bao cấp ở Hà Nội. Mỗi chiều về, bước chân vào ngôi nhà ma ám ở bãi sông Hồng là lúc anh mở một cánh cửa vào một thế giới khác, đó là những câu chuyện từ chiếc ra-đi-ô mỗi đêm. “6 ngày của Tô Hải Vân là thế giới đẹp đẽ với những số phận mang bản sắc riêng của người Hà Nội xưa và nay bằng bút pháp vừa hài hước vừa tự tiết chế để luôn dừng đúng lúc – điều mà văn xuôi Việt Nam chưa có nhiều” – nhà Trần Quang Qúy nhận xét.
Đặc biệt, mùa giải năm nay, Hội Nhà văn Hà Nội đã quyết định trao Giải thưởng Tác phẩm đầu tay cho “Hồi ức lính” của Vũ Công Chiến. Tác giả từng là sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, chưa kịp nhập trường thì được lệnh tổng động viên ra mặt trận vào năm 1971. Hồi ức trong những năm tháng ở chiến trường ấy khi được đưa lên mạng xã hội Facebook và đã nhận được phản hồi tích cực không chỉ từ bạn đồng ngũ thân thiết, các cựu chiến binh mà còn của rất nhiều người trẻ.
Có lẽ khoảng thời gian lùi sau chiến tranh đã xa đủ để tác giả viết đầy đủ hơn, bình tĩnh hơn, nhìn một cách thấu đáo về cuộc sống và chiến đấu mà họ đã trải qua. Dù cuốn sách rất dày - hơn 700 trang, khổ lớn, cỡ chữ nhỏ nhưng đọc rất lôi cuốn, hấp dẫn vì những trang viết giản dị, trung thực, không kém phần hóm hỉnh và đầy chất lính.
Bên cạnh đó, Giải thưởng phê bình văn học được trao cho “Trang sách mạch đời” của Phạm Khải. Tác phẩm gồm gần 20 bài phê bình - đối thoại về các nhà văn, nhà thơ. Cuốn sách không chỉ đơn thuần là phê bình mà còn có cả đối thoại. Giải thưởng dịch thuật năm nay được trao cho tiểu thuyết “Búp bê” do dịch giả Nguyễn Chí Thuật chuyển ngữ. Tiểu thuyết này là tác phẩm của cây bút được đánh giá thuộc hàng bậc nhất nền văn học Ba Lan - Boleslaw Prus. Tiểu thuyết gồm 2 tập, với chủ đề đa dạng và được thể hiện bằng những thủ pháp nghệ thuật hiện đại.
Thiếu vắng giải thưởng về thơ
Năm nay, tuy xét thêm giải thưởng cả của năm 2016, nhưng vẫn vắng bóng các tác phẩm thơ. Mặc dù không khí trao đổi, tranh biện với từng tập thơ của Hội đồng chung khảo còn sôi động hơn cả văn xuôi, khẳng định được những mặt tích cực của từng nội dung, thi pháp của các tác giả thơ năm nay.
Nhưng Hội đồng chung khảo cho rằng thơ vẫn chưa thực sự đáng trao giải. “Tuy có những tập thơ có dư luận, có những ưu điểm ở mặt này, mặt kia nhưng chất lượng chưa đồng đều, chưa có tập thơ nào vượt trội so với mặt bằng và chính tác giả đó ở những tập thơ trước để có thể trao giải nên 100% Ủy viên Hội đồng Chung khảo đồng ý ra nghị quyết không trao giải thơ năm 2017” – nhà văn Trần Quang Quý cho biết.
Theo nhà thơ Nguyễn Việt Chiến – Chủ tịch Hội đồng Thơ, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, trong 35 tác phẩm thơ dự giải đã chọn ra 5 tác phẩm để đưa lên duyệt, trong đó có các tác phẩm đáng chú ý “Tự do” của nhà thơ Hoàng Xuân Tuyền, “Mùa trong gốm” của nhà thơ Lê Anh Phong… “Tôi đánh giá tập thơ “Tự do” là một tập thơ khá nhất năm nay. Hầu hết chúng tôi còn nói với nhau rằng có lẽ nào đây là một Phạm Tiến Duật mới? Tuy nhiên, khi những tập thơ đó được cho vào hội đồng chung khảo thì lại không đạt yêu cầu.
Chúng ta phải nói với nhau rằng, thực ra những tập thơ này đã có những dấu hiệu của giọng điệu mới, đôi khi phần xương cốt ý tưởng rất chắc nhưng bên cạnh đó, mặt da thịt thì có vẻ hơi mỏng. Tất cả các tập thơ này nếu xét về mặt tổng thể thì tập này mạnh về mặt này nhưng lại yếu về mặt kia, không có tập thơ nào hoàn mỹ cả về nội dung và hình thức nên chúng tôi đã đi đến quyết định bỏ trống giải thưởng năm nay.
Tôi hy vọng điều này sẽ đánh thức tiềm năng sáng tác của hội viên trong thời gian tới, để cho ra đời những tác phẩm thực sự có chất lượng, đảm bảo cả về mặt nội dung và hình thức, xứng đáng là những tác phẩm tiêu biểu để hướng tới đông đảo đội ngũ độc giả” – nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cho hay.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40