Năm 2023, ngành Bảo hiểm xã hội triển khai 8 nhiệm vụ trọng tâm

(LĐTĐ) Ngày 11/1, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023 tại điểm cầu BHXH Việt Nam và 63 điểm cầu BHXH các tỉnh, thành phố, cùng 629 điểm cầu tại BHXH các quận, huyện. Đồng chí Nguyễn Thế Mạnh - Bí thư Ban Cán sự Đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam dự và chỉ đạo Hội nghị.
10 kết quả nổi bật của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2022 Hà Nội: Hoàn thành vượt các chỉ tiêu về phát triển người tham gia BHXH, BHYT Ấm lòng bệnh nhân nghèo trong những ngày Tết không được sum họp bên gia đình

Hoàn thành toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu

Năm 2022, ngành BHXH Việt Nam tiếp tục thực thi nhiệm vụ trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch Covid-19 và những thay đổi về chính sách đã ảnh hưởng đến khoảng 4,9 triệu người không tiếp tục được hỗ trợ tham gia BHYT so với thời điểm cuối năm 2021.

Năm 2023, ngành Bảo hiểm xã hội triển khai 8 nhiệm vụ trọng tâm
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh phát biểu tại Hội nghị.

Trước tình hình đó, với quan điểm xuyên suốt “Lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm phục vụ”, ngành BHXH Việt Nam đã luôn chủ động, bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương linh hoạt triển khai nhiều giải pháp như: Tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành trong việc xây dựng, sửa đổi các dự luật quan trọng liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai quyết liệt, hiệu quả chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn; quyết liệt, linh hoạt thực hiện hiệu quả, tạo dấu ấn rõ nét ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngành; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người dân, người lao động, doanh nghiệp theo quy định, nhất là trong bối cảnh khó khăn chịu tác động bởi đại dịch Covid-19 chưa từng có tiền lệ.

Có thể kể đến một số hoạt động nổi bật, như: Diện bao phủ BHXH, BHYT, BHTN tiếp tục được mở rộng và vượt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ với khoảng 91,1 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 92,04% dân số, tăng hơn 2,2 triệu người so với năm 2021 và là 1 trong 7 chỉ tiêu kinh tế - xã hội được Quốc hội, Chính phủ giao hoàn thành vượt kế hoạch.

Quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN luôn được đảm bảo đầy đủ, kịp thời. Trong năm 2022 toàn ngành BHXH Việt Nam đã giải quyết cho: trên 95,6 nghìn hồ sơ hưởng mới và chi trả kịp thời đến 3,3 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; gần 11 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; trên 977,6 nghìn người hưởng các chế độ BHTN; 151,4 triệu lượt người hưởng BHYT; với tổng số tiền chi cho người hưởng lên đến 382 nghìn tỷ đồng.

Năm 2023, triển khai 8 giải pháp trọng tâm

Bên cạnh những kết quả đạt được, tại Hội nghị, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH các địa phương đã trình bày một số tham luận, chia sẻ về những kết quả đã đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc còn gặp trong tổ chức thực hiện BHXH, BHYT; nhất là những vướng mắc về cơ chế, chính sách; khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, biến động trong sản xuất, kinh doanh.

Hội nghị cũng xác định, năm 2023, dự báo tình hình thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức; dịch bệnh, biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến bất thường, tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN đảm bảo an sinh xã hội của ngành. Bối cảnh đó đặt ra những đòi hỏi phải đổi mới phương thức, cách thức hoạt động của hệ thống BHXH, BHYT, đặc biệt là việc ứng dụng, sử dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách trong tình hình mới, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Năm 2023, ngành Bảo hiểm xã hội triển khai 8 nhiệm vụ trọng tâm
Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến phát biểu tại điểm cầu BHXH Hà Nội.

Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo ngành, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh ghi nhận và biểu dương tập thể công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, quyết liệt triển khai nhiệm vụ, vượt qua những khó khăn, thách thức để đạt được những thành tích đáng ghi nhận nêu trên, góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đánh giá, tình hình thế giới năm 2023 dự báo tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, thực tiễn đòi hỏi toàn ngành phải tiếp tục đổi mới phương thức, cách thức hoạt động, đặc biệt là việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách trong tình hình mới, nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT.

Theo đó, với phương châm hành động “Đoàn kết - Kỷ cương - Linh hoạt - Sáng tạo - Chuyên nghiệp - Hiệu quả”, Tổng Giám đốc yêu cầu toàn ngành, trong năm 2023 tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Trong đó, cần tập trung triển khai 8 nhóm giải pháp trọng tâm gồm:

Thứ nhất, bám sát chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ kịp thời cụ thể hóa thành các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để triển khai trong toàn ngành.

Thứ hai, nắm bắt, đánh giá các vướng mắc trong thực tiễn triển khai, từ đó, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật cho phù hợp.

Thứ ba, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành; cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN.

Thứ tư, đổi mới hơn nữa nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông để người dân có thể tiếp cận tốt nhất mọi thông tin về BHXH, BHYT, BHTN.

Thứ năm, triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển người tham gia; đảm bảo giải quyết, chi trả kịp thời, đầy đủ các quyền lợi về BHXH, BHTN, BHYT; tập trung đôn đốc thu, giảm nợ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất; kịp thời xử lý các hành vi vi phạm.

Thứ sáu, khai thác, phát huy tối đa hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu của ngành để kiểm tra, phòng ngừa gian lận, trục lợi quỹ; thực hiện đồng bộ các biện pháp để quản lý quỹ an toàn, tăng trưởng bền vững, hiệu quả.

Thứ bảy, tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; mở rộng các hình thức cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của ngành. Đẩy nhanh chuyển đổi số; hoàn thiện và kết nối hệ thống dữ liệu chuyên ngành về BHXH, BHYT với các bộ, ngành; tiếp tục kết nối, liên thông hiệu quả các cơ sở dữ liệu Quốc gia về bảo hiểm...

Thứ tám, tiếp tục kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng đội ngũ; phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

(LĐTĐ) Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ liền 5 ngày (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5).
Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đi làm đúng ngày 30/4 và 1/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.
Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp thai sản khi sinh con và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công; thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT).
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

(LĐTĐ) Không chỉ mong giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nhiều người cao tuổi còn mong muốn được tăng số tiền trợ cấp để giúp họ đỡ phần nào khó khăn khi tuổi cao, sức yếu.
Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

(LĐTĐ) Theo chính sách hỗ trợ đặc thù, từ năm 2024, Hà Nội sẽ hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách ở Hà Nội khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện.
Xem thêm
Phiên bản di động