Mỹ thuật truyền thống trong dòng chảy công nghệ

(LĐTĐ) Trong dòng chảy công nghệ hiện đại, sự phát triển tiềm năng của ngành video, nhiếp ảnh, nghệ thuật sắp đặt và trình diễn khiến cho hội họa cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, hội họa truyền thống vẫn luôn có một vị thế riêng, mang đậm chất văn hóa Việt.
Vũ Giáng Hương: Nữ họa sĩ tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX
Triển lãm tranh “Thu Hà Nội” - Có một Hà Nội thơ mộng và đáng yêu

Trong sự khuếch trương của hội họa, cách phân chia nghê thuật theo xu hướng đã lỗi thời như: trừu tượng, hữu hình, dân gian hiện đại… tỏ ra không phù hợp. Chính vì thế, để nhìn vấn đề rõ hơn, người ta phân loại xu hướng theo một cách khác và miêu tả nó như là những khuynh hướng lớn của nền hội họa đương đại.

Mỹ thuật truyền thống trong dòng chảy công nghệ
Tranh thêu tay truyền thống (ảnh: Gia Huy)

Từ hội họa dân gian, sử dụng các phong tục, thói quen đại chúng, đến hội họa hậu lãng mạn, đến phong trào pha trộn giữa nghệ thuật thị giác và nghệ thuật dân gian, xuyên qua hội họa,…Tính dân gian thuần túy không còn được yêu chuộng, tính dân gian mới là những hình ảnh luân chuyển khắp nơi, thâm nhập mọi chỗ và tác động hiệu quả đến xã hội.

Nhiều họa sĩ phản đối ý tưởng áp dụng công nghệ để giúp mọi người tự vẽ những bức tranh đẹp, song công chúng lại đón nhận ý tưởng một cách cuồng nhiệt. Ví dụ, những năm gần đây, giới hội họa không chuyên sử dụng phần mềm Cupixel cùng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để tạo ra những tác phẩm hội họa trực tuyến. Người dùng bắt đầu bằng cách chọn một tác phẩm từ thư viện trực tuyến của Cupixel hoặc bằng cách tải lên ảnh mà họ muốn vẽ, để phần mềm chuyển đổi ảnh thành một hình ảnh phác thảo. Từ đây có thể thao tác để tạo ra bức tranh sống động như ý muốn.

Adobe Illustrator Draw là ứng dụng vẽ tranh hoàn hảo, đặc biệt dành cho các họa sĩ, nhà thiết kế và những người yêu thích sáng tạo. Adobe Illustrator Draw cho phép người dùng dễ dàng tạo các hình ảnh minh họa dưới dạng đồ họa vector một cách ấn tượng nhất, đơn thuần chỉ với các cử chỉ chạm. Ứng dụng này sở hữu giao diện thân thiện, trực quan và rất dễ sử dụng. Ngoài ra, còn có ứng dụng công nghệ dành cho tranh vẽ tranh sơn dầu, tranh nước như ArtRage; ứng dụng vẽ tranh trực quan SketchBook ai cũng có thể dễ dàng sử dụng. Còn Krita là phần mềm vẽ tranh mã nguồn mở miễn phí được các họa sĩ hàng đầu thế giới ưa chuộng.

Từ nhiều công cụ sử dụng cho ngành công nghiệp mỹ thuật hiện đại, hàng loạt những bức tranh công nghệ ra đời. Chỉ cần dạo qua một số con phố chuyên bán tranh vẽ như Nguyễn Thái Học, Bà Triệu… hay các nhà sách, có thể thấy những bức tranh truyền thống vẽ bằng tay ngày càng ít đi, thay vào đó là những thể loại “bộ tranh” mang hơi hướng hiện đại theo chủ đề. Trên mạng xã hội và các trang mua bán online, tranh công nghệ được giao bán theo bộ, theo chủ đề được đặt mua rầm rộ, dùng treo trong không gian nhà hiện đại, quán cà phê…. như một trào lưu.

Chị Lê Thị Hường (Trương Định, Hà Nội) chia sẻ quan điểm cá nhân: “Hiện nay những ngôi nhà hiện đại luôn chú trọng đến sự đơn giản và tinh tế cho nên nhiều người ưa thích những bức tranh treo tường hiện đại với gam màu sắc trang nhã và nội dung rõ ràng, nhưng không quá cầu kỳ. Tranh truyền thống thường đắt và khó mua, phải đặt các họa sĩ để vẽ. Trong khi tranh công nghệ thì có rất nhiều thể loại, mẫu mã, kiểu dáng… để lựa chọn. Tôi cho rằng tranh truyền thống rất quý nhưng tranh công nghệ lại phù hợp với đại chúng”.

Khác với suy nghĩ này, chị Nguyễn Thị Bích Đào (quê ở Hưng Yên) cho biết, sau khi xây ngôi nhà mới khang trang ở khu vực nội đô thành phố Hưng Yên, chị đã lặn lội lên Hà Nội, đi khắp các cửa hàng tranh để tìm được năm bức tranh treo trong ngôi nhà của mình. “Tranh thì nhiều thể loại, có những bức tranh dân gian nhưng được vẽ bằng công nghệ, thậm chí in hàng loạt, mặc dù màu sắc tươi sáng hơn cả tranh gốc nhưng tôi vẫn muốn mua một bức tranh được vẽ thật bằng các chất liệu như sơn dầu, sơn nước, bột màu, hoặc tranh thêu tay truyền thống”, chị Đào chia sẻ.

Sự ra đời của mỹ thuật công nghệ hiện đại tưởng chừng như lấn át mỹ thuật thuật hội họa truyền thống. Tuy nhiên, hội họa truyền thống mặc dù không còn hưng thịnh như xưa nhưng vẫn luôn tồn tại như một nét văn hóa truyền thống đẹp đẽ, lưu giữ “hồn Việt”. Bằng chứng là những bức tranh thêu thủ công của Việt Nam không chỉ có mặt tại thị trường nội địa mà còn vươn ra nhiều nước trên thế giới, trong đó được ưa chuộng nhất là tại Nhật Bản và Hàn Quốc.

Mỹ thuật truyền thống trong dòng chảy công nghệ
Vẽ tranh bằng công nghệ đang được ưa chuộng

Thạc sỹ mỹ thuật Trần Gia Huy cho biết, để níu giữ nghề truyền thống và nâng tầm nghệ thuật của dòng tranh thêu tay đòi hỏi người chủ nhân phải kiên trì và cần có nguồn vốn đầu tư lâu dài, bởi hiện nay các làng nghề truyền thống làm tranh thêu đã mai một, không còn nhiều nghệ nhân có thể làm đúng, làm chuẩn các sản phẩm tranh thêu. Hơn nữa, với sự cạnh tranh khốc liệt của các dòng tranh khác cả về mẫu mã và giá cả, tranh thêu tay mang tầm nghệ thuật rất kén người mua.

Với một thái độ sống quyết liệt và cam kết đi đến cùng với nghệ thuật thêu tranh truyền thống, họa sĩ Trần Gia Huy đã đọc, nghiên cứu và tham vấn ý kiến của nhiều nghệ nhân, cốt làm sao để tạo nên những bức tranh thêu hiện đại. Am hiểu về mỹ thuật, họa sĩ tìm hiểu về kiến trúc và không gian đặt tranh thêu. Họa sĩ cho rằng, không gian sẽ quyết định nội dung và tính thẩm mỹ trong bức tranh. Trong không gian của những tòa nhà chung cư, biệt thự kiểu mới, bên cạnh bộ sopha bọc nhung, một bức tranh thêu mục đồng thổi sáo sẽ trở nên lạ lẫm, nếu không muốn nói là thô kệch. Bởi vậy, trong thời đại mới, các họa sĩ vẫn không ngừng tìm hướng đi cho hội hoạ truyền thống nhưng cần phải mới mẻ, phù hợp với không gian hiện đại.

Theo Thạc sỹ Huy các thương hiệu tranh thêu tay không chỉ là “bán tranh” mà “bán giá trị nghệ thuật” của tranh, cho nên người mua tranh phải thực sự hiểu về nghệ thuật chơi tranh thì mới đánh giá được hết giá trị của bức tranh nghệ thuật. Hiện nay sản phẩm tranh thêu cũng chỉ bán chủ yếu cho khách ngoại giao đi công du tại Việt Nam qua các kênh của chính phủ hoặc bán cho các cơ quan, khách sạn lớn. Thỉnh thoảng cũng có khách hàng mua để trang trí biệt thự, bởi giá trị tranh khá lớn nên những người có thu nhập thấp hoặc vừa rất khó lựa chọn được một bức tranh ưng ý với giá tiền bình dân. Trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, mọi thứ chạy theo công nghệ, con người lại muốn có cái gì đó chậm lại để họ hưởng thụ cuộc sống được trọn vẹn hơn. Họa sĩ Huy cho rằng, tranh truyền thống vẫn luôn có một chỗ đứng vững trong lòng công chúng.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.
Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 17/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, ngày có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động