Một thế kỷ kịch nói Việt Nam và những điều cần nói
Nhà hát Tuổi trẻ tổ chức đêm diễn dành riêng cho các tài năng kịch nói Công diễn vở nhạc kịch nổi tiếng được sáng tác tại Côn Đảo |
100 năm hình thành và phát triển
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, kịch nói vốn không phải đặc sản của sân khấu truyền thống Việt như tuồng, chèo mà là thể loại kịch thuần túy Pháp, du nhập Việt Nam đầu thế kỷ XX. Lúc này, những trí thức Việt “Tây học” như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, đầy tự tôn và sĩ diện dân tộc, đã gây dựng một loại sân khấu mới, theo mẫu hình kịch Pháp nhằm thoả mãn nhu cầu của cư dân thành thị như Hà Nội, Hải Phòng…
Bản dựng kịch “Chén thuốc độc” mới nhất tại Nhà hát Lớn Hà Nội. |
Trên vạch xuất phát ấy, họ cố gắng “Việt Nam hoá” kịch Tây với diện mạo mới mang đặc điểm văn hoá Việt. Sau này, đội ngũ trí thức yêu kịch ngày một đông, có thể kể đến Phạm Văn Duyệt, Đoàn Ân, Trần Tuấn Khải, Nguyễn Hữu Kim, Vũ Đình Long, Hồ Trọng Hiếu… Họ đã khởi xướng xây dựng nền kịch Việt Nam bằng tác giả và nghệ sĩ Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày thành lập Hội Khai Trí Tiến Đức (25/4/1920), vở kịch “Người bệnh tưởng” của Molie do nghệ sĩ Việt Nam biểu diễn đã ra mắt khán giả tại Nhà hát Lớn Hà Nội, khiến trí thức và khán giả Việt Nam yêu thích thể loại “chỉ nói, không hát” này. Nhưng phải đến khi vở “Chén thuốc độc” của Vũ Đình Long được công diễn ngày 22/10/1921, cũng tại Nhà hát Lớn Hà Nội mới là sự kiện lịch sử đánh dấu nghệ thuật kịch nói Việt Nam ra đời.
Sau Cách mạng Tháng Tám, ở Hà Nội có nhiều ban kịch không chuyên của các tổ chức cách mạng ở nhiều địa phương được thành lập. Đến tháng 8/1951, tại khu rừng già Nông Lâm (Việt Bắc), Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương bao gồm các tổ chèo, ca múa nhạc và kịch chính thức ra đời, do nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát làm Trưởng đoàn, Thế Lữ làm Phó đoàn kiêm đạo diễn và Học Phi phụ trách hành chính. Sau hòa bình năm 1954, trên miền Bắc, hầu như tỉnh nào cũng có đoàn kịch và nhà hát của riêng mình theo cơ chế bao cấp, chuyên nghiệp…
Có thể nói, kể từ 22/10/1921 đến nay, lịch sử nghệ thuật kịch nói Việt Nam đã tròn 100 tuổi và trong đó có 76 năm thuộc về kịch cách mạng. Chủ nhân sáng tạo của kịch cách mạng là cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, nghệ sĩ đi theo cách mạng, với tinh thần phục vụ chính trị, phò chính trừ tà, đánh đổ phong kiến, đế quốc, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
“Kịch cách mạng, suốt 76 năm qua, Đảng luôn luôn giữ vai trò “chèo lái” cho sự phát triển nghệ thuật Việt Nam và nhờ đó, kịch Việt Nam đã đi từ nghiệp dư, tài tử sang chuyên nghiệp, bác học, hiện đại, hoàn thiện. Đã có hàng ngàn tác phẩm, hàng ngàn nghệ sĩ vừa có trình độ, được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp, có tâm, có tài và được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật và danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú. Đặc biệt, đã có không ít nghệ sĩ thành tên của nhiều đường phố ở Hà Nội và ở nhiều thành phố khác…”, PGS.TS Trần Trí Khắc khẳng định.
Cần đầu tư có chiều sâu, đột phá
Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, không chỉ nghệ thuật sân khấu kịch nói, mà các loại hình nghệ thuật và giải trí khác đều buộc phải đối diện với rất nhiều khó khăn và thử thách. Việc tìm lối đi và cách ứng phó trong tình hình dịch bệnh là thử thách vô cùng lớn trong những năm trở lại đây của các đơn vị nghệ thuật.
Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội nhận định, việc thiếu hụt khán giả vẫn là thực trạng chung của các nhà hát, của các loại hình nghệ thuật sân khấu hiện nay. Nguồn thu từ bán vé của các loại hình nghệ thuật sân khấu hiện nay rất thấp, đời sống nghệ sĩ gặp nhiều khó khăn. Chế độ đãi ngộ nghệ sĩ kém, rất nhiều Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân vẫn là diễn viên hạng 3, hạng 4 với mức lương và chế độ thấp. Chỉ tiêu biên chế hạn hẹp, các quy định về nhân sự nghiêm ngặt dẫn đến tình trạng thiếu hụt diễn viên trẻ tài năng…
“Chính những điều đó khiến nghệ thuật sân khấu kịch nói dần mai một trước sự tác động mãnh mẽ của yếu tố thị trường. Đó là một điều vô cùng đáng tiếc, đáng lo ngại”, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Trung Hiếu lo lắng.
Để phát triển sân khấu kịch nói của nước nhà, theo Nghệ sĩ ưu tú Phạm Đỗ Kỷ, cơ quan chức năng nên tập trung đầu tư về mọi mặt cho đơn vị kịch nói tiêu biểu xứng tầm khu vực để làm đầu tàu, làm động lực thúc đẩy các đơn vị kịch nói khác trong cả nước phát triển bắt kịp với nền kịch nghệ trên thế giới. Mọi khâu từ chọn vấn đề, xây dựng kịch bản đến dàn dựng, diễn xuất, thiết kế sân khấu, âm thanh, ánh sáng… phải được đầu tư có chiều sâu, có đột phá.
Cũng theo Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Trung Hiếu, cần tạo dựng thói quen và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật từ thế hệ măng non – chủ nhân tương lai của đất nước. Ngay trong giai đoạn còn ngồi trên ghế nhà trường, các học sinh mẫu giáo, tiểu học ở các nước phương Tây đều được chú trọng vấn đề học tập và phát triển đầy đủ về nghệ thuật. Những bộ môn nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu kịch nói nói riêng nên được đưa vào nhiều hơn trong chương trình giáo dục.
Ngoài ra, sự kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống nói chung và sân khấu kịch nói riêng với lĩnh vực du lịch là hướng phát triển hợp lý và có lợi cho cả hai bên. Khi đó, các nhà hát sẽ trở thành là một trong những điểm đến của đông đảo khách du lịch khi đến Thủ đô Hà Nội./.
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm
Văn hóa 28/10/2024 06:06
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX
Xã hội 26/10/2024 13:29
Khởi động Giải thưởng nghệ thuật Pan Pacific Hà Nội 2025
Văn hóa 25/10/2024 14:08