Một số đơn vị chưa trích lập đủ nguồn cải cách tiền lương
Tăng năng suất lao động qua chính sách tiền lương Thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo thống nhất, công bằng |
Chiều 30/5, Quốc hội nghe Chính phủ báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022 và báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022.
Trình bày báo cáo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thu ngân sách năm đạt hơn 1,82 triệu tỷ đồng, vượt 406.902 tỷ đồng so với dự toán giao.
Trong đó, thu nội địa vượt 22,9% dự toán giao; thu từ xuất nhập khẩu vượt 24%, riêng thu dầu thô vượt 177% dự toán do giá dầu tăng cao vượt 74,5% so với thời điểm lập dự toán...
Qua kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, bên cạnh đa số các khoản thu vượt dự toán, còn một số khoản thu đạt thấp như: Thuế bảo vệ môi trường đạt 72,2% dự toán giao; thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu chi ngân hàng Nhà nước đạt 83,5% dự toán giao.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn. Ảnh: Quốc hội. |
Tình trạng hạch toán và kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí từ đó tính thiếu thuế cũng như các khoản thu khác được Kiểm toán Nhà nước phát hiện qua kiểm toán và kiến nghị tăng thu 3.841 tỷ đồng.
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, việc quản lý thu của các cơ quan thuế còn hạn chế, như cơ quan thuế chưa kiểm tra đủ các loại hồ sơ khai thuế với người nộp; chưa quản lý thuế với hoạt động thương mại điện tử với các hộ, cá nhân có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.
Việc quản lý tiền thuê đất, tiền sử dụng đất vẫn còn tình trạng đơn vị sử dụng đất nhưng chưa có quyết định thuê đất hoặc hợp đồng thuê đất, chưa xử lý thu hồi đất thuê theo quy định đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất đã bỏ địa chỉ kinh doanh nhiều năm...
Về chi ngân sách, Chính phủ đề nghị quyết toán hơn 1,75 triệu tỷ đồng, bằng 94,3% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển được quyết toán 615.640 tỷ đồng.
Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước nhận thấy, vẫn tồn tại 44 dự án nguồn ngân sách Trung ương được kéo dài thời gian giải ngân, thanh toán từ năm 2021 sang năm 2022, nhưng rồi năm 2022 cũng không giải ngân hết. Những dự án này, năm 2022 tiếp tục được bố trí kế hoạch vốn nhưng vẫn không giải ngân được, phải kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2023...
Về chi thường xuyên, quyết toán 1,034 triệu tỷ đồng, bằng 93,07% dự toán. Đáng quan tâm, một số đơn vị của các địa phương chưa trích lập đủ hoặc xác định nguồn cải cách tiền lương chưa đúng quy định 3.200 tỷ đồng. Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm dự toán năm sau tại 23 địa phương hơn 1.847 tỷ đồng.
Toàn cảnh Kỳ họp. Ảnh: Quốc hội. |
Báo cáo cũng cho biết, một số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ chưa trích lập nguồn cải cách tiền lương, sử dụng nguồn cải cách tiền lương chi không đúng quy định; theo dõi, quản lý nguồn cải cách tiền lương không chính xác. 8/60 địa phương báo cáo chưa đầy đủ nguồn cải cách tiền lương được để lại...
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Quốc hội xem xét thông qua đề xuất quyết toán ngân sách năm 2022, với thu cân đối ngân sách là hơn 2,71 triệu tỷ đồng; chi trên 2,89 triệu tỷ. Bội chi ngân sách năm 2022 là 293.313 tỷ đồng, bằng 3,07% GDP thực hiện.
Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát và chịu trách nhiệm về việc chuyển nguồn đối với các dự án viện trợ tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Tài chính, các bộ, ngành thực hiện đầy đủ các kiến nghị kiểm toán, với tổng số tiền kiến nghị gần 50.000 tỷ đồng, hoàn thiện các chính sách, văn bản theo quy định.
Tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không chấp hành nghiêm việc lập, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách năm 2022 và có chế tài xử lý triệt để các tồn tại này.
Đa số ý kiến Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, số quyết toán chi ngân sách Nhà nước năm 2022 nêu trên giảm khá nhiều so với dự toán và giảm lớn so với số Chính phủ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.
Điều này cho thấy cần xem xét, đánh giá kỹ lưỡng về công tác lập dự toán chi ngân sách Nhà nước, tổ chức triển khai thực hiện, chấp hành dự toán và theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện chi ngân sách chưa sát sau thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách Nhà nước...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49
Thúc đẩy hợp tác, phát triển nông nghiệp giữa Hải Phòng và Cuba
Tin mới 30/10/2024 09:23
Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án
Tin mới 29/10/2024 21:55
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 49 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tin mới 29/10/2024 20:53