Mối lương duyên đặc biệt

(LĐTĐ) Như một mối lương duyên, hơn 40 người có công ở Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội đang nhận được sự quan tâm, chăm sóc tận tình của các nữ điều dưỡng, những người đã tình nguyện ở bên họ vào lúc họ cô đơn nhất cũng như khi trái nắng trở trời. Dẫu gặp muôn vàn khó khăn nhưng các nữ điều dưỡng luôn dành cho các bậc tiền bối tình yêu thương và những nghĩa cử ân tình.
Tuổi cao bền chí làm giàu Hành trình Đỏ góp phần đem lại sự sống cho hàng trăm nghìn người bệnh

Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội (nằm tại xã Viên An, huyện Ứng Hòa, Hà Nội), là một nơi khá đặc biệt. Trong khoảng thời gian có mặt ở Trung tâm, chúng tôi có dịp được trò chuyện với nhiều người là cựu thanh niên xung phong; vợ của những liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

Điểm chung dễ nhận thấy nhất ở họ là đều trải qua những tổn thương về tinh thần. Cho dù chiến tranh đã lùi xa nhiều thập kỷ, nhưng những ký ức đau thương về một thời khói lửa vẫn còn vương vấn trong tâm trí họ.

Mối lương duyên đặc biệt
Nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Liên đang chăm sóc cho bà Gia Thị Nga.

“Bác ơi, con mời bác ăn cơm nhé” - tiếng điều dưỡng vang lên cắt ngang câu chuyện giữa chúng tôi. Là Nguyễn Thị Liên, điều dưỡng của Trung tâm đến giúp bà Là ăn cơm trưa.

Cẩn thận dùng khăn lau mặt và tay cho bà Là, Liên thủ thỉ: “Cơm hôm nay ngon lắm, đúng món bác thích đấy. Bác phải ăn hết cho bọn con vui nhé”. “Bố chị, chị nựng tôi như nựng trẻ con thế hả”, người đàn bà ngồi trước mặt tôi nở nụ cười ấm áp. Bất giác chứng kiến khoảnh khắc thấm đẫm tình mẹ con của hai người không chung huyết thống, tôi thấy hạnh phúc lây!

Bà Vương Thị Là, là cựu thanh niên xung phong đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm. Ở tuổi 20, đương độ xuân thì, với sức trẻ và hoài bão giành độc lập cho Tổ quốc luôn thôi thúc, bà xung phong vào chiến trường B - chiến trường ác liệt nhất thời kỳ đó. Trong 4 năm chiến đấu tại đây, bà đã chứng kiến nhiều mất mát, đau thương của đồng đội, đồng bào, đến giờ những ký ức ấy vẫn còn nguyên vẹn trong trí nhớ của bà.

Bà Là bồi hồi nhớ lại: “Khi ấy đội của chúng tôi có 12 chị em. Một hôm trong lúc mọi người đang véo von, bỗng xoẹt một tiếng, rồi đất đá rung chuyển khắp nơi. Sau đó, tôi có gọi mọi người nhưng chỉ còn 3 người sống sót. Chiến tranh ác liệt lắm!”.

Di chứng của chiến tranh đã khiến bà Là từ người có thể đi lại, tự chủ được trở thành người bị liệt hai chân, không thể đi lại. Có người nói, nỗi đau nào rồi cũng nguôi ngoai nhưng với bà thì nó mãi là những ký ức buồn, mãi ám ảnh bà cho đến cuối cuộc đời.

Giờ đây, mọi sinh hoạt cá nhân của bà Là đều trông cả vào những người như Liên. “Mấy đứa con gái ấy là cô Tấm bước ra từ quả Thị đấy cô ạ. Chăm nom người già trái tính, trái nết mà tịnh không thấy đứa nào kêu nửa lời”, bà Là nói khi thấy tôi đang nhìn Liên sắp xếp lại các vật dụng cá nhân cho bà.

Cùng được nuôi dưỡng tại trung tâm là bà GiaThị Nga. Năm nay bà Nga đã ngoài 80, bà là vợ liệt sĩ. Bà lấy chồng được 15 ngày thì ông nhập ngũ, bà dành hết những năm tháng thanh xuân để đợi ông quay về, cuối cùng điều bà nhận được là mảnh giấy báo tử. Những năm tháng hắt hiu tuổi già, bà nhận được rất nhiều tình yêu thương của các điều dưỡng ở Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội. Điều này đã khiến bà không còn thấy lẻ loi, cô quạnh.

“Chị thấy không, niềm vui của các bác là liều thuốc tinh thần giữ tụi em ở lại đây”, Liên cười và nói. Những tiếng cười khiến không gian nơi đây trở nên khoáng đạt. Cảm giác về mất mát do chiến tranh dường như bị đẩy lùi bởi yêu thương đang lan tỏa nơi này!

Liên chia sẻ, trong quá trình chăm sóc các bác cũng có những khó khăn như có bác nằm một chỗ, không đi lại được nên nhân viên phải chăm sóc từng ly từng tý; nhiều bác lại hơi khó tính,… nhưng khi thấy các bác vui vẻ, khỏe mạnh thì Liên cảm nhận được những giá trị mà nhân viên tại Trung tâm đang đảm bảo, chăm sóc cho các bác. “Mọi người ai cũng vui vẻ khi nhìn thấy các bác khỏe mạnh, tươi vui”, Liên bộc bạch.

Liên kể, em bắt đầu vào làm việc tại Trung tâm từ năm 2013. Hỏi Liên có khi nào thấy chạnh lòng vì công việc lặp đi lặp lại hàng ngày không, Liên nhỏ nhẹ: “Có lúc cũng tủi thân, không phải vì chán chăm các bác mà vì thực hiện công việc chăm sóc nhiều hơn là thực hiện nghiệp vụ y”.

Lại hỏi nếu có một công việc mới vui hơn và thu nhập tốt hơn thì Liên có chọn không? Liên trả lời mà không đắn đo: “Thu nhập thấp nhưng được chăm sóc những người đã dành cả thanh xuân cho đất nước thì chúng em thấy vui lòng chị ạ. Những việc chúng em làm có là gì đâu so với những mất mát mà các bác đã trải qua để đổi lại cho chúng ta có được cuộc sống bình yên”.

Với Liên, được chăm sóc những người như mẹ của mình khiến cô cảm thấy mình có thể san sẻ được phần nào nỗi đau đã đeo đẳng họ. Ở thế hệ người trẻ như Liên, điều tốt đẹp đó không hẳn là nhiều bởi nó đòi hỏi hi sinh những khát vọng bản thân, cống hiến cho cộng đồng bằng công sức và trái tim nhiệt huyết.

Liên cũng chia sẻ, hiện nay trung tâm đang nuôi dưỡng 40 người, trong đó, có 16 người phải phục vụ toàn phần, số còn lại chủ yếu là người cao tuổi và con liệt sĩ bị rối nhiễu tâm trí, thiểu năng trí tuệ, câm điếc,… Trung tâm sắp xếp từ một đến hai người/phòng để thuận tiện cho việc phục vụ và chăm sóc sức khỏe. Các phòng ở của người có công được trang bị các đồ dùng cá nhân đầy đủ như: Tủ cá nhân có ban thờ liệt sĩ, bàn, ghế, giường, thiết bị máy điều hòa không khí, bình nước nóng, nhà tắm, nhà vệ sinh có đầy đủ các vật dụng thiết yếu.

Ngoài nhiệm vụ nuôi dưỡng người có công thì Trung tâm còn thực hiện một công việc nữa là điều dưỡng người có công. Hàng năm, Trung tâm thực hiện nhiệm vụ điều dưỡng người có công ở nhiều địa phương, đảm bảo khoảng hơn 3.000 người có công về ăn uống, sinh hoạt tại Trung tâm.

Chiến tranh đã lùi xa nhưng sự khốc liệt của nó vẫn hiện hữu đâu đó trong đời sống của những nữ thanh niên xung phong, những người mẹ, người vợ liệt sĩ ở Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội. Tuy nhiên giờ đây, bên “con dốc cuộc đời” họ lại không hề cô đơn, lẻ bóng mà ngược lại luôn nhận được sự chăm sóc ân cần, chu đáo từ những sinh hoạt cá nhân đến y tế,…

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, những ngày gần đây, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu của người dân tăng đột biến. Đáng chú ý, có ngày số người đến tiêm vắc xin tại VNVC tăng 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
14 nhà giáo tham dự Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024

14 nhà giáo tham dự Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Phúc Thọ và Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ đã phối hợp tổ chức Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024.
Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tăng nhanh. Dù đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, khống chế sự lây lan của SXH từ rất sớm, nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này trên địa bàn Thành phố vẫn đối mặt với không ít khó khăn.
Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

(LĐTĐ) Uống thuốc sắc từ rễ cây phơi khô để chữa đau đầu, mất ngủ, bệnh nhân bị liệt không thở được dẫn tới ngừng tim, tổn thương đa cơ quan. Nguyên nhân được xác định do uống nhầm rễ cây lá ngón.
Xem thêm
Phiên bản di động