Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT), nhiều ý kiến cho rằng, việc mở rộng quyền lợi của người tham gia BHYT là quy định nhân văn, song cần xem xét, cân nhắc để bảo đảm tính khả thi, khả năng cân đối Quỹ BHYT phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
Hà Nội: 38 bệnh nhân được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám chữa bệnh trên 1 tỷ đồng Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT? Nghiên cứu mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao

Với nhiều giải pháp, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đến nay đã đạt gần 94% và quyền lợi thụ hưởng của người tham gia cũng ngày càng nâng cao, đáp ứng yêu cầu về chăm sóc sức khỏe.

Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHYT năm 2023 của Bộ Y tế cho thấy: Trong năm 2023, với lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Quốc hội, Chính phủ; sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương đối với lĩnh vực BHYT, công tác quản lý và sử dụng Quỹ BHYT đã được nâng cao, Quỹ BHYT được bảo toàn và có kết dư.

Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế
Tuyên truyền về chính sách BHYT tới người dân.

Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, công tác giám định BHYT đã phát huy được hiệu quả trong việc quản lý Quỹ BHYT, tình trạng lạm dụng trục lợi Quỹ BHYT giảm rõ rệt, giải quyết được cơ bản các vướng mắc trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT còn một số bất cập. Dù hết năm 2023 tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 93,35% dân số với 93,628 triệu người tham gia (tăng 2,8% so với năm 2022). Song một số tỉnh chưa thực hiện đúng theo quy định dẫn đến việc chậm chuyển kinh phí phần ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT cho cơ quan BHXH trong năm tài chính; việc chấp hành pháp luật về BHYT của một số nhóm đối tượng như người sử dụng lao động, người tham gia BHYT theo hộ gia đình chưa nghiêm túc; tình trạng một số doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng, nợ đóng BHYT vẫn xảy ra ở nhiều địa phương (số tiền nợ đóng BHYT tính lãi gần 778 tỷ đồng, chiếm 0,615% số phải thu BHYT). Đặc biệt, việc xử lý hình sự về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, BHYT và khởi kiện của tổ chức Công đoàn còn nhiều vướng mắc.

Cùng với tỷ lệ dân số tham gia BHYT tăng, cơ quan BHXH đã ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT trực tiếp với 2.830 cơ sở y tế (1.784 cơ sở công lập, 1.046 cơ sở ngoài công lập). Trong đó, 46 cơ sở tuyến Trung ương, 563 cơ sở tuyến tỉnh, 2.088 cơ sở tuyến huyện và 133 y tế cơ quan (tương đương tuyến xã). Ngoài ra, có gần 10.000 trạm y tế thực hiện khám chữa bệnh BHYT thông qua hợp đồng với bệnh viện huyện hoặc Trung tâm y tế hoặc cơ sở được Sở Y tế giao nhiệm vụ. Đặc biệt, số lượng khám chữa bệnh BHYT tại tuyến xã hiện chiếm khoảng 74,3%.

Như vậy, với số cơ sở khám chữa bệnh tăng, số người tham gia BHYT tăng nên dù cơ quan BHXH đã tăng cường lực lượng cán bộ làm công tác giám định BHYT nhưng vẫn còn một số bất cập, dẫn đến cơ sở khám chữa bệnh BHYT chưa thống nhất với kết quả giám định của cơ quan BHXH, nảy sinh vướng mắc trong thanh toán góp phần ảnh hưởng đến hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh và quyền lợi người tham gia BHYT…

Cân đối phù hợp với khả năng chi trả của Quỹ

Để tăng hiệu quả hoạt động quản lý khám chữa bệnh và sử dụng Quỹ BHYT, Chính phủ đang hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật BHYT cũng như các văn bản hướng dẫn, triển khai Luật trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 10. Trong đó, đã khắc phục một số nội dung vướng mắc, bất cập liên quan đến đối tượng tham gia BHYT, quyền lợi của người tham gia BHYT…

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT đang được trình cho ý kiến bổ sung 40 điều về: Đối tượng tham gia BHYT, trách nhiệm đóng, quyền lợi, phạm vi hưởng, tổ chức khám, chữa bệnh BHYT, quản lý quỹ và một số quy định kỹ thuật. Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến BHYT.

Dự thảo Luật thể hiện đầy đủ theo 4 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua gồm: Điều chỉnh đối tượng tham gia BHYT đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan; điều chỉnh phạm vi quyền lợi BHYT phù hợp với mức đóng, cân đối Quỹ BHYT và yêu cầu chăm sóc sức khỏe trong từng giai đoạn; điều chỉnh các quy định BHYT có liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và phát huy vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh BHYT; phân bổ sử dụng quỹ BHYT hiệu quả.

Liên quan đến bổ sung phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHYT phải phù hợp với khả năng cân đối quỹ BHYT cũng như mở rộng phạm vi BHYT đối với các hoạt động khám, chuẩn đoán, đánh giá nguy cơ, tình trạng sức khỏe và điều trị sớm một số bệnh, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản…

“Chúng ta đã mở rộng diện bao phủ BHYT cũng như quyền lợi được hưởng cho người tham gia BHYT nhưng cần nghiên cứu thêm để nếu có thể mở rộng thêm các nội dung được thanh toán sẽ đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hơn”- ông Cường nhấn mạnh.

Ngoài ra, để khắc phục vướng mắc về kéo dài thời gian thanh, quyết toán, dự thảo Luật đã bổ sung làm rõ thời hạn thông báo kết quả giám định chi phí khám chữa bệnh quý IV trong năm. Đồng thời, quy định rõ “trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán quý trước của cơ sở khám chữa bệnh, tổ chức BHXH có trách nhiệm thông báo kết quả giám định và số quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT”.

Cho ý kiến về dự án Luật, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, BHYT là chính sách an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc sửa đổi, bổ sung Luật BHYT phải bám sát các Nghị quyết của Đảng, các quy định của pháp luật có liên quan. Khẳng định việc bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT, mở rộng quyền lợi của người tham gia BHYT là quy định nhân văn, song Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cần xem xét, cân nhắc để bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng, khả năng cân đối Quỹ BHYT phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

B.Duy - N.Hà

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.

Tin khác

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2025

Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2025

Theo quy định, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) là 4,5% mức tiền lương hoặc lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở.
Đi làm vào Tết Âm lịch 2025, người lao động được nhận lương thế nào?

Đi làm vào Tết Âm lịch 2025, người lao động được nhận lương thế nào?

(LĐTĐ) Tết Âm lịch là dịp Tết lớn nhất trong năm, dịp để mọi người nghỉ ngơi, dành thời gian quây quần bên gia đình. Tuy nhiên, không ít người lao động vẫn làm việc trong những ngày này vì yêu cầu công việc hoặc được động viên bằng mức lương hấp dẫn. Vậy người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch 2025 sẽ được nhận lương như thế nào?
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025

Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/2/2025.
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

(LĐTĐ) Người nghỉ hưu sớm khi thực hiện tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu. Ngoài việc sẽ được hưởng mức lương hưu tối đa 75%, người nghỉ hưu sớm sẽ được nhận thêm một khoản hỗ trợ.
Bảng lương của giáo viên năm 2025

Bảng lương của giáo viên năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025 chưa tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tức là chưa tăng tiền lương giáo viên trong năm 2025. Bảng lương giáo viên 2025 vẫn giữ nguyên như năm 2024.
Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó đề xuất quy định về điều kiện hưởng lương hưu.
Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động.
Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu đang được điều chỉnh tăng dần theo lộ trình, do vậy, trước khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 thì tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động khác nhau theo từng năm. Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong điều kiện lao động bình thường là bao nhiêu?
Xem thêm
Phiên bản di động