Microsoft hợp tác trong lĩnh vực giáo dục
Microsoft Việt Nam và trường Đại học Khánh Hòa vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về lĩnh vực Giáo dục Đào tạo và Phát triển Công nghệ.
Sự kiện này chính thức nâng quan hệ hợp tác giữa Đại học Khánh Hòa và Microsoft Việt Nam lên tầm cao mới, góp phần thúc đẩy và gia tăng việc triển khai Công nghệ Thông tin (CNTT) để đẩy mạnh việc tối ưu hóa việc dạy và học bằng Công nghệ và giải pháp toàn diện của Microsoft.
Tham dự lễ ký kết có ông Vũ Minh Trí – Tổng Giám Đốc Microsoft Việt Nam; ông Nguyễn Bá Quỳnh, Giám đốc khối khách hàng Doanh nghiệp và Chính phủ, Microsoft Việt Nam; Bà Lê Thị Mỹ Bình, Hiệu trưởng cùng Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng ban, tập thể cán bộ, giáo viên, sinh viên Đại học Khánh Hòa và đại diện các cơ quan thông tấn báo chí Khánh Hòa.
Trong ngành giáo dục hiện nay, bất kỳ một nhà lãnh đạo giáo dục hay các thầy cô đều trăn trở về việc tạo ra các phương thức giảng dạy và học tập mới, phương thức của những lớp học hiện đại – lớp học thời “chuyển đổi sang kỹ thuật số”- để giúp giới trẻ sẵn sàng cho công việc tương lai.
Hiện nay, các phương pháp giảng dạy vẫn còn khá mơ hồ, chưa thực tế và sinh viên khi gia nhập lực lượng lao động hiện đại vẫn thiếu hụt kỹ năng công nghệ, khoa học máy tính, đặc biệt là trong các khối học STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học). Nếu áp dụng công nghệ, công nghệ có thể giúp mở rộng trải nghiệm học tập nhờ xóa bỏ các bức tường lớp học và cho phép tương tác và kết nối rộng rãi để có môi trường học tập phong phú hơn.
Ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam cho biết: “Hiệu quả vượt trội của ứng dụng CNTT trong triển khai công tác dạy và học đã được chứng minh và liên tục truyền cảm hứng cho tiến trình tiếp cận Giáo dục hiện đại.
Microsoft đã không ngừng hợp tác chặt chẽ với các chính phủ và các nhà lãnh đạo giáo dục toàn cầu, triển khai CNTT, phát huy sức mạnh của chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành sư phạm, thúc đẩy nền giáo dục phát triển bền vững…
Tính tới nay, khoảng 220 triệu giáo viên và học sinh tại 240 quốc gia trên toàn cầu đã được chắp cánh, tiếp cận những phương thức mới, hiệu quả và sáng tạo hơn..
Những chương trình và sáng kiến giáo dục toàn cầu cũng được ưu tiên phát triển đồng thời tại Việt Nam nhằm giúp các trường tăng cường tiếp cận công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi sang kỹ thuật số để tối ưu hóa năng lực giáo viên và hiện thực hóa tiềm năng của học sinh.
Trong 3 năm qua, song hành cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Microsoft đã triển khai chương trình tập huấn tích hợp CNTT vào giảng dạy cho hơn 4000 giáo viên thuộc hơn 150 trường phổ thông và Đại học từ khắp 63 tỉnh thành”.
Theo Biên bản ghi nhớ, hai bên sẽ cùng phối hợp để triển khai và nâng cấp các lĩnh vực trọng tâm về CNTT.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40