Quận Hoàn Kiếm thông tin tiến độ giải phóng mặt bằng tòa nhà “Hàm cá mập”

Thông tin về việc Quy hoạch khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục và Khu vực không gian công cộng phía Đông hồ Hoàn Kiếm, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm cho biết, sẽ giải phóng mặt bằng (GPMB) tòa nhà “Hàm cá mập” trước 30/4/2025 và GPMB khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm trước 2/9/2025.
Hà Nội có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Đảng bộ Hà Nội - Tự hào truyền thống vẻ vang, vững bước tiên phong trong kỷ nguyên mới

Tổng diện tích dự kiến khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục khoảng 1,2ha, có phạm vi ranh giới: Phía Bắc giáp phố Hàng Gai và Cầu Gỗ; phía Nam giáp mép hồ Hoàn Kiếm và nhà Thủy Tạ; phía Đông giáp phố hồ Hoàn Kiếm; phía Tây giáp tòa nhà Hồng Vân - Long Vân.

Hiện trạng gồm: Quảng trường là hiện trạng đất giao thông; Tòa nhà Trung tâm thương mại - dịch vụ - ăn uống Hồ Gươm do Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đang quản lý, vận hành, được xây dựng từ năm 1991 - 1993 (Diện tích đất khoảng 390m2, diện tích sàn sử dụng khoảng 1.600m2).

Tổng diện tích dự kiến khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm khoảng 2,14 ha, có phạm vi ranh giới phía Tây giáp hồ Hoàn Kiếm và đường Đinh Tiên Hoàng; phía Bắc giáp khu dân cư hiện có; phía Đông giáp phố Lý Thái Tổ; phía Nam giáp phố Trần Nguyên Hãn.

Hiện trạng có: Khoảng 54 chủ sử dụng nhà đất, trong đó bao gồm: 12 tổ chức, cơ quan, đơn vị (Sở Văn hóa và Thể thao, Tổng công ty Điện lực Hà Nội, Viện Văn học, Chi cục Dân số Hà Nội, Hội Người mù Hà Nội, Văn phòng giao dịch Kho bạc Nhà nước, Khách sạn Điện lực, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, Công ty truyền tải điện số 1, Trụ sở Ban tiếp công dân Thành phố và 2 Hợp tác xã hiện là nhà chuyên dùng) và khoảng 42 hộ dân.

Quận Hoàn Kiếm thông tin tiến độ GPMB tòa nhà “Hàm cá mập”
Bảo tồn tôn tạo không gian mặt nước cây xanh, kết nối khu vực hồ Gươm với khu vực phố cổ, phố cũ.

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, khu vực hồ Gươm và vùng phụ cận (A5), chức năng định hướng chung là đất phố cũ, trong đó đã định hướng chính về không gian: Bảo tồn hình ảnh đặc trưng của khu vực hồ Gươm; Cải thiện các cảnh quan xung quanh hồ Gươm, bảo tồn tôn tạo, quản lý bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa, xung quanh các công trình di tích có giá trị, trên các tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Hàng Khay,... và xung quanh các quảng trường công cộng như quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, quảng trường khu vực tượng đài vua Lý Thái Tổ...

Bảo tồn, tôn tạo không gian kiến trúc cảnh quan các công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, cách mạng như: Đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, Bưu điện Hà Nội, trung tâm thương mại Tràng Tiền, khu vực tượng đài Cảm tử để Tổ quốc quyết sinh...

Di dời một số đơn vị và cơ quan để quy hoạch, cải tạo nâng cấp mở rộng trụ sở các cơ quan của Thành phố như: Thành ủy, UBND Thành phố, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố ...; Bổ sung các công trình phục vụ tiện ích công cộng phục vụ du lịch, văn hóa chất lượng cao. Cải thiện điều kiện về hạ tầng đô thị và môi trường cho khu vực. Bảo tồn tôn tạo không gian mặt nước cây xanh, kết nối khu vực hồ Gươm với khu vực phố cổ, phố cũ, khu Hoàng thành Thăng Long và sông Hồng. Phát triển thêm các vườn hoa, tiểu cảnh, lối đi bộ tại những không gian cải tạo xây dựng lại các công trình trong khu vực….

Khuyến khích thực hiện đề án di dời một số văn phòng, trụ sở cơ quan cấp Bộ, trụ sở cơ quan trực thuộc Chính phủ, các công ty, tổng công ty Nhà nước. Quỹ đất sau khi di dời sẽ khai thác để xây dựng: Trụ sở của các cơ quan đầu não về chính trị - hành chính của UBND Thành phố Hà Nội, hệ thống các công trình công cộng như công viên, công trình văn hóa, hoặc các tiện ích đô thị như bãi đỗ xe, bến tàu điện, quảng trường, trục đi bộ... Khuyến khích cải tạo các khu nhà ở cũ, tạm, không có giá trị nằm bên trong lõi các khu phố; chuyển đổi xây dựng các công trình văn hóa, dịch vụ và phục vụ cho tái định cư.

Cho phép có điều kiện: Chuyển đổi chức năng sử dụng đất ở sang đất dịch vụ, phải đáp ứng được các yêu cầu về hạ tầng như: bãi đỗ xe, quảng trường xung quanh...

Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, theo Quy hoạch phân khu đô thị H1-1B (khu vực hồ Gươm và phụ cận), tỷ lệ 1/2.000 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1360/QĐ-UBND ngày 19/3/2021, cũng được định hướng: Là không gian giao thoa văn hóa Đông - Tây, văn hóa Việt - Văn hóa quốc tế, gắn kết và chuyển tiếp không gian phố Cổ - phố cũ; Khu vực cốt yếu của quy hoạch là hồ Gươm với cụm di tích đền Ngọc Sơn - Tháp Bút và vườn hoa xung quanh hồ; tạo lập cảnh quan thống nhất, hợp nhất, hình thành không gian lý tưởng cho người đi bộ; Tổ chức không gian đi bộ khu vực đường Đinh Tiên Hoàng...; trong các khu vực cảnh quan điểm nhấn có Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, khu vực hồ Gươm; trục Đinh Tiên Hoàng đến vườn hoa đền Bà Kiệu, từ hồ tới khu phố Cổ, từ Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục ra hồ được xác định nằm trong hướng điểm nhìn quan trọng; Duy trì các hoạt động văn hóa, lễ hội, sinh hoạt cộng đồng tại các không gian mở; phát huy giá trị hệ thống di tích trên cơ sở gắn kết với các khu đi bộ, tham quan, du lịch.

Đến nay, tại đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 cũng xác định: Nghiên cứu bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang và sắp xếp, tổ chức không gian khu vực hồ Gươm theo hướng có nhiều không gian công cộng; Trụ sở Thành ủy, UBND, HĐND Thành phố tại khu vực xung quanh Hồ Gươm.

Về quy hoạch đường sắt đô thị: Dọc theo phố Đinh Tiên Hoàng ở phía Tây xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2 (đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) đi ngầm. Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đã được UBND Thành phố phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 2054/QĐ-UBND ngày 13/11/2008 với các thông số: Chiều dài tuyến khoảng 11,5km (đi trên cao khoảng 2,6km, đi ngầm khoảng 8,9 km). Trên tuyến có 10 nhà ga với 3 ga trên cao và 7 ga ngầm (Trong đó có ga C9).

Đối với ga C9: Theo phương án đã được Thường trực Chính phủ thống nhất tại Thông báo số 328/TB-VPCP ngày 14/10/2022, ga C9 xây dựng ngầm dưới đường Đinh Tiên Hoàng, phía trước các khu đất của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, UBND thành phố Hà Nội. Ngày 16/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1578/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

Từ sau khi UBND quận Hoàn Kiếm triển khai thực hiện Đề án tuyến phố đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục nói riêng và các không gian mở xung quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm nói chung (khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, vườn hoa Lý Thái Tổ, khu vực Đền Ngọc Sơn, Đền Bà Kiệu…), đã tạo ra không gian công cộng, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi cho nhân dân Thủ đô vào các ngày cuối tuần và các ngày lễ lớn, kỷ niệm trọng đại của Thủ đô Hà Nội.

Có thể nói Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục và các không gian công cộng xung quanh hồ không chỉ là một địa điểm văn hóa, lịch sử mà còn là nơi giao lưu, gắn kết cộng đồng, phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Do đó, việc nghiên cứu và xây dựng 2 khu vực quảng trường, không gian công cộng nêu trên sẽ góp phần nâng cao giá trị lịch sử vốn có về văn hóa, lịch sử, kết nối 2 khu vực rất quan trọng: Khu di tích Quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm (phía Nam) với khu vực di tích Quốc gia khu phố Cổ (phía Bắc); góp phần cụ thể hóa định hướng của các quy hoạch được duyệt.

Riêng khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm được nghiên cứu, thực hiện theo mô hình TOD trong việc triển khai tuyến đường sắt đô thị ngầm (tuyến số 2 - đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) gắn với nhà ga ngầm C9 tại phía Tây khu đất (bao gồm các hệ thống lối lên xuống nhà ga tại khu vực này), góp phần tăng cường hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian công cộng, phục vụ cộng đồng nhân dân Thủ đô, phù hợp với chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội và định hướng tại đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 27/12/2024.

Về triển khai dự án và tiến độ GPMB, UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, sẽ GPMB tòa nhà “Hàm cá mập” trước 30/4/2025 và GPMB khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm trước 2/9/2025.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Sôi nổi hoạt động văn nghệ, thể thao chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước

Sôi nổi hoạt động văn nghệ, thể thao chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, 139 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5; hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, Cụm văn hóa thể thao 10/10 (trực thuộc Liên đoàn Lao động huyện Sóc Sơn) tổ chức tổng kết hoạt động, giao lưu văn nghệ, thể thao.
Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số”

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số”

Với phong trào “Bình dân học vụ số” thành phố Hà Nội đang triển khai, chuyển đổi số không còn là những vấn đề xa vời, mà đã và đang lan tỏa tới từng ngõ, từng nhà. Qua đó nhằm phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng số cho người dân với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, “không ai bị bỏ lại phía sau” trong tiến trình chuyển đổi số.
Khi công đoàn “lên mạng”: Cô giáo mầm non cũng thành “chuyên gia số”

Khi công đoàn “lên mạng”: Cô giáo mầm non cũng thành “chuyên gia số”

Chuyển đổi số không còn là khái niệm xa lạ trong khối hành chính sự nghiệp, nhưng ở các trường mầm non, nơi hằng ngày cán bộ công đoàn phải “gõ cửa trái tim” các cô giáo bằng sự thấu cảm, sáng tạo và linh hoạt, thì chuyển đổi số lại mang một ý nghĩa khác: Nhẹ nhàng, thiết thực, giúp “giảm tải” và “tăng yêu”. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với cô Phạm Thị Tuyết, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường Mầm non B thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì, Hà Nội) để lắng nghe câu chuyện “bình dân học vụ số” đầy cảm hứng.
Chiến lược "chiêu mộ người Việt toàn cầu" của Techcombank

Chiến lược "chiêu mộ người Việt toàn cầu" của Techcombank

Techcombank là Ngân hàng Việt Nam tiên phong đón đầu xu hướng, kiến tạo môi trường làm việc hiện đại, chuẩn quốc tế, nơi hội tụ của những nhân tài xuất sắc trong và ngoài nước, thu hút người Việt toàn cầu trở về đóng góp cho hành trình đưa Việt Nam thành một quốc gia phát triển.
LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Hiệu quả từ hoạt động thanh tra, kiểm tra

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Hiệu quả từ hoạt động thanh tra, kiểm tra

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, thường xuyên kiểm tra, giám sát và chỉ đạo các Công đoàn cơ sở (CĐCS) tăng cường chức năng giám sát và tự kiểm tra tại đơn vị, doanh nghiệp…
"Bình dân học vụ số": Tạo động lực để cả nước bước vào kỷ nguyên mới

"Bình dân học vụ số": Tạo động lực để cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Hiện nay, tại Việt Nam, chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu. Việc phổ cập tri thức số cho toàn dân đóng vai trò quan trọng, góp phần thu hẹp khoảng cách số, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đảm bỏ không ai bị bỏ lại phía sau. Phong trào "Bình dân học vụ số" được phát động, lan tỏa nhằm tăng năng lực số, khả năng sử dụng các thiết bị và ứng dụng số cho người dân.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức quan tâm chăm lo đến đời sống lao động nữ

LĐLĐ huyện Mỹ Đức quan tâm chăm lo đến đời sống lao động nữ

Trong những năm qua, LĐLĐ huyện Mỹ Đức luôn quan tâm chú trọng đến hoạt động của nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Công đoàn các cấp đã tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền đồng cấp trong việc thực hiện các chế độ chính sách đối với nữ CNVCLĐ.

Tin khác

Quận Thanh Xuân: Thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp các phường

Quận Thanh Xuân: Thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp các phường

Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Thanh Xuân Nguyễn Minh Tiến cho biết, công tác triển khai thực hiện xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn quận đã được triển khai, đảm bảo theo đúng quy định.
Sơn Tây: Gặp mặt các chứng nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Sơn Tây: Gặp mặt các chứng nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Ngày 25/4, Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây long trọng tổ chức gặp mặt 400 cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong trên địa bàn thị xã nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Quận Bắc Từ Liêm thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Bắc Từ Liêm thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Chiều 24/4, Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền theo luật định, trong đó có nội dung thông qua chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận.
Quận Tây Hồ thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Tây Hồ thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 24/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Tây Hồ tổ chức Kỳ họp thứ 19, khoá VI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung: Thông qua chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận; xem xét, phê chuẩn Quyết toán ngân sách quận năm 2024.
Chương Mỹ thông qua nghị quyết thành lập 1 phường và 5 xã

Chương Mỹ thông qua nghị quyết thành lập 1 phường và 5 xã

Chiều 24/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện Chương Mỹ họp, quyết nghị thông qua chủ trương thành lập, nơi đặt trụ sở phường Chương Mỹ và 5 xã: Phú Nghĩa, Xuân Mai, Trần Phú, Hòa Phú, Quảng Bị.
Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ngày 23/4, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ phát động và kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” với tinh thần “Tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” là góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã. Đáng chú ý, ngoài tên gọi Sơn Tây, Tùng Thiện thường thấy thì dự kiến sau khi sắp xếp sẽ có thêm một đơn vị hành chính mới có tên gọi là Đoài Phương.
Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Hướng dẫn số 617/HD-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường trên địa bàn quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã thành lập 113 tổ lấy ý kiến nhân dân, kết quả 99,2% hộ gia đình nhất trí với phương án sắp xếp của thành phố Hà Nội.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố

Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố

Lễ khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố được tổ chức với mục đích để phục vụ hoạt động thông tin, tuyên truyền và cung cấp thông tin báo chí trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời, công bố Quyết định ban hành Quy chế quản lý, vận hành Trung tâm Tác nghiệp báo chí Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động