Mất cân bằng giới tính khi sinh, hệ quả khó kiểm soát
Hà Nội duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh Đẩy mạnh truyền thông nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh |
Trong 10 tháng năm 2024, tại Hà Nội số sinh là 79.556 trẻ, tăng 245 trẻ so với cùng kỳ năm 2023, 18/30 đơn vị có số sinh tăng, và 12/30 đơn vị có số sinh giảm so với cùng kỳ năm 2023. Số trẻ là con thứ 3 trở lên: 5.215 trẻ, giảm 333 trẻ so với cùng kỳ năm 2023, đạt 6,56%.
Tuy nhiên, tỷ số giới tính khi sinh vẫn ở mức cao: 112,3 trẻ trai/100 trẻ gái; các quận, huyện có tỷ số giới tính cao trên 120 trẻ trai/100 trẻ gái như: Thạch Thất (125,9/100), Hoàn Kiếm (124,2/100), Phúc Thọ (122/100), Ba Vì (121,4/100), Hoài Đức (120/100). Năm 2024, Thành phố đặt chỉ tiêu tỷ số giới tính khi sinh 111 trẻ trai/100 trẻ gái.
Các hoạt động truyền thông nhằm thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh được các địa phương chú trọng triển khai. |
Không chỉ riêng Hà Nội, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam diễn biến phức tạp. Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, năm 2020, tỷ số giới tính khi sinh được coi là giảm so với các năm trước đó, nhưng vẫn ở mức cao: 21/63 tỉnh có tỷ suất tỷ suất giới tính khi sinh từ 112 trở lên, 18/63 tỉnh có tỷ suất giới tính khi sinh từ 109 - 112 và 24/63 tỉnh có tỷ suất giới tính khi sinh dưới 109.
Song năm 2021 là: 112 bé trai/100 bé gái; năm 2022: 113,7 bé trai/100 bé gái; năm 2023: 113,6 bé trai/100 bé gái.
Đáng nói, quan niệm này không chỉ tồn tại ở những vùng sâu, vùng xa, mà ngay tại các thành phố lớn, dân trí cao, cũng vẫn tồn tại và ăn sâu trong tiềm thức người dân.
Thay vì sinh nhiều con cho đến khi có con trai mới thôi, nhiều người lựa chọn biện pháp nạo phá thai nếu siêu âm là con gái, hoặc nhờ tới hỗ trợ sinh sản, chọn lọc phôi thai để sinh con trai. Tất cả những phương pháp này đều có những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của người phụ nữ.
Các chuyên gia nhận định, việc lựa chọn giới tính khi sinh làm mất cân bằng giới tính chưa gây ra những hệ quả tức thì, mà sẽ để lại hậu quả cho khoảng 30 năm sau.
Nếu việc lựa chọn sinh con trai vào năm 2024, thì đến năm 2054 hậu quả mới xuất hiện. Khi đó, nam giới sẽ khó lấy được vợ vì thiếu phụ nữ, dễ dẫn đến gia tăng tội phạm về tình dục, lừa đảo, bắt cóc, buôn bán phụ nữ; tăng tệ nạn mại dâm, hiếp dâm phụ nữ,…
Đặc biệt, việc bất bình đẳng giới gây ra hệ lụy mất cân bằng giới tính khi sinh, và ngược lại mất cân bằng giới tính khi sinh làm nặng nề hơn quan điểm “trọng nam khinh nữ”. Chính vì vậy, cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó chú trọng nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái để hạn chế tình trạng này...
Để giải quyết vấn đề này, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Chi cục Dân số Thành phố xây dựng Kế hoạch số 114/KH-CCDS ngày 13/3/2024 về thực hiện hoạt động kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, triển khai thực hiện tại 30 quận, huyện, thị xã.
Chi cục Dân số phối hợp Thanh tra Sở Y tế kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với 2 cơ sở tại quận Tây Hồ và Cầu Giấy có hành vi thực hiện đăng thông tin tuyên truyền, phổ biến, tư vấn lựa chọn giới tính thai nhi không đúng theo quy định; kiểm tra các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sản xuất, kinh doanh văn hóa phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi năm 2024 tại 30 quận, huyện, thị xã.
Song song với đó, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về giới, mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng nhân nhận thức trong mỗi người dân từ đó dần loại bỏ tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa trao Quyết định thành lập 3 Công đoàn cơ sở
Huyện Thạch Thất: Công bố và trao quyết định thành lập 3 Công đoàn cơ sở
Kết nối yêu thương từ chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” huyện Mỹ Đức
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Người đàn ông bị mất gần 500 triệu đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo"
Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán tại tỉnh Đồng Nai
Cách nhận biết bất động sản hình thành trong tương lai chưa đủ an toàn
Tin khác
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Văn hóa 18/01/2025 15:11
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Thành phố kết nối toàn cầu
Xã hội 18/01/2025 10:17
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025: Điểm hẹn văn hóa đầu năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 16/01/2025 19:40