Hà Nội duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Tính đến hết tháng 6/2024, số sinh con thứ ba trở lên là 2.950 trẻ (đạt 6,6%), giảm 155 so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài ra, tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến đạt 79% (tăng 18,6%); tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến ước đạt 82% (tăng 5%).
Người dân tìm hiểu các giải pháp nâng cao chất lượng dân số. |
Hiện tại thành phố Hà Nội đang duy trì mức sinh thay thế. Tuy nhiên, số sinh đang có xu hướng giảm và số sinh con thứ ba trở lên tại các huyện ngoại thành vẫn còn ở mức cao. Đây là bài toán khó cho công tác dân số trong những năm tiếp theo, để duy trì mức sinh thay thế cần có những giải pháp đồng bộ, các đơn vị tăng cường tham mưu giải pháp thực hiện công tác dân số trong tình hình mới.
Tại Hà Nội, hơn 10 năm qua, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra với tốc độ tăng nhanh nhất là sau khi mở rộng địa giới hành chính sáp nhập Hà Tây về Hà Nội, tỷ số giới tính khi sinh cao ở mức 117/100, Thành phố cũng đã kịp thời có những chỉ đạo để khống chế, giảm tỷ số giới tính khi sinh. Năm 2016 ngay sau khi Chính phủ phê duyệt đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 14/11/2016 về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh của Hà Nội năm 2016 - 2025 trong đó đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 để đưa tỷ số này đạt khoảng 109 trẻ trai/100 trẻ gái sau năm 2025, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỷ số giới tính khi sinh giảm dần nhưng chậm và không đồng đều giữa các huyện và quận, năm 2016, tỷ số giới tính khi sinh là 114 trẻ trai/100 trẻ gái.
Thực tế số liệu trong vài năm trở lại đây cho thấy tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội đang có xu hướng giảm (năm 2020: 113 trẻ trai/100 trẻ gái, năm 2021: 112,5/100; năm 2022: 110,8/100; năm 2023: 111,2/100) .
Theo báo cáo của 30 quận/huyện, 6 tháng năm 2024, tỷ số giới tính khi sinh của toàn Thành phố là 112,4 trẻ trai/100 trẻ gái. Trong đó, tỷ số giới tính khi sinh của các đơn vị không đồng đều nhau, một số quận/huyện có biểu hiện mất cân bằng cao (trên 120 trẻ trai/100 trẻ gái) gồm: Sóc Sơn, Phúc Thọ, Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ.
Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội do bất bình đẳng giới, tâm lý thích sinh con trai, dịch vụ xác định giới tính thai nhi ngày càng phát triển và thuận tiện, chính sách giảm sinh, quy mô gia đình nhỏ tác động đến sự lựa chọn giới tính khi sinh, do tâm lý sinh con dự phòng.
Để đạt được mục tiêu 109 trẻ trai/100 trẻ gái sau năm 2025, thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, chính sách về dân số, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm, nạo phá thai, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sách, báo, văn hóa phẩm vi phạm các quy định của pháp luật nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; khuyến khích hỗ trợ phát huy vai trò, vị thế của trẻ em gái.
Nhằm ổn định quy mô dân số, duy trì vững chắc mức sinh thay thế; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số, 6 tháng cuối năm 2024, các quận, huyện trên địa bàn Thành phố tiếp tục triển khai các giải pháp, trong đó đẩy mạnh nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về công tác dân số cho đội ngũ cán bộ dân số các cấp và chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ thực hiện các Đề án, Kế hoạch nâng cao chất lượng dân số.
Các địa phương tiếp tục thực hiện các hoạt động truyền thông thường xuyên, truyền thông cao điểm 6 tháng cuối năm 2024; đẩy mạnh tuyên truyền vận động tạo sự thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về tiếp tục chuyển trọng tâm từ dân số - kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển; tập trung giải quyết toàn diện các vấn đề quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, duy trì mức sinh thay thế, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, tận dụng cơ cấu dân số vàng và thích ứng với già hoá dân số.
Đồng thời các quận, huyện tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động nâng cao chất lượng dân số, thực hiện hiệu quả Đề án Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh tật, trước sinh và sơ sinh; kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; thực hiện “Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025”; đẩy mạnh các hoạt động can thiệp mô hình nâng cao chất lượng dân số Thủ đô trong tình hình mới…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia
Vinatex: Phát triển sản xuất kinh doanh, quan tâm chăm lo người lao động
“Chuyến xe Công đoàn - Xuân Ất Tỵ 2025” đến với công nhân lao động khó khăn
UDIC đoạt Danh hiệu TOP 20 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Chủ tịch Quốc hội: Kết hợp hài hòa giữa quản lý hiệu quả với kiến tạo phát triển
Nhà hát Múa rối Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Tin khác
Nhà hát Múa rối Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Văn hóa 25/12/2024 16:40
Sôi nổi Ngày hội văn hóa - thể thao quận Tây Hồ năm 2024
Xã hội 25/12/2024 15:12
Từ hôm nay, người dùng mạng xã hội phải xác thực số điện thoại
Cộng đồng 25/12/2024 15:08
Cấp cứu liên khoa cứu sống người bệnh đứt lìa cổ chân do máy cắt cỏ
Y tế 25/12/2024 13:03
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Giáo dục 24/12/2024 20:01
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Cộng đồng 24/12/2024 17:46
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Những lời chúc ngọt ngào và ý nghĩa nhất nhân dịp Giáng sinh 2024
Cộng đồng 24/12/2024 15:44
Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân
Văn hóa 24/12/2024 11:51