Mang hơi ấm đến với người vô gia cư
Đem hơi ấm tình thương đến những mảnh đời bất hạnh Nối dài yêu thương giữa trời đông |
Kết nối yêu thương
Tối thứ 7 vừa qua, giữa lúc Hà Nội trở rét, tôi cùng nhóm thiện nguyện “Ấm” đi tới các địa điểm trong thành phố Hà Nội như chợ Long Biên, gầm cầu Chương Dương, Hồ Đắc Di, phố Hàng Dầu, cầu cạn gần Nguyễn Hữu Huân… để cùng sẻ chia và hỗ trợ các nhu yếu phẩm cần thiết cho người vô gia cư.
Cùng người vô gia cư chia sẻ, chuyện trò. |
Tới chợ Long Biên khi đã 1 giờ sáng, những người bốc vác thuê vẫn đang oằn mình thồ các kiện hàng cho kịp chuyến xe. Đặt bao tải hoa quả nặng trĩu từ trên lưng xuống, ông Nam (quê ở Thanh Chương, Nghệ An) cười rạng rỡ khi nhìn thấy vài người quen mặt trong nhóm “Ấm”. Ông chia sẻ, nhà ông ở tận Nghệ An, gia đình xảy ra biến cố nên đã một mình ra Hà Nội làm thuê kiếm tiền trang trải cuộc sống. Công việc cửu vạn nặng nhọc chỉ mang lại cho ông thu nhập vài trăm nghìn mỗi ngày, lại thêm bệnh tật triền miên nên với ông để có một bữa ăn no không phải là một việc dễ.
“Nhiều năm qua tôi đã nhận được sự hỗ trợ của nhóm, lúc thì là cái bánh, gói mì, lúc là tấm chăn, mảnh áo… những món quà không quá giá trị đối với nhiều người nhưng với tôi nó là hành trang vượt qua những ngày đói khổ, cơ cực. Quan trọng hơn, tôi thấy bản thân mình được quan tâm, trân trọng. Giữa thành phố xa lạ, không người thân thích, việc được ai đó quan tâm, chia sẻ thật sự khiến tôi thấy ấm lòng” – ông Nam bộc bạch.
Đôi tay run run nhận chiếc chăn từ các bạn trẻ tại sảnh ga Hà Nội, ông Ngô Văn Tiến (quê ở Phù Ninh, Phú Thọ)ncho biết, hằng ngày ông vẫn thường cùng mấy người bạn già đi bán hàng rong khắp phố phường Hà Nội. Mấy hôm nay Hà Nội trở lạnh, chỗ ông hay nằm gió lùa tứ bề, bởi vậy chiếc chăn ấm này giúp ông có giấc ngủ ngon hơn, có thêm sức khỏe cho ngày làm việc hôm sau. Lên Thủ đô mưu sinh đã gần chục năm, mỗi năm ông Tiến chỉ về quê 1 - 2 lần. Ông kể: “Mỗi lần gặp tôi, các bạn trong nhóm lại hỏi thăm tôi có nguyện vọng gì? Có hôm nhớ nhà quá tôi bảo muốn về quê. Vậy là ngay hôm sau các bạn đã mua vé cho tôi rồi còn đưa tôi ra bến xe Mỹ Đình đón xe về nhà”.
Còn đối với bà Nguyễn Thị Hoa, một người vô gia cư sống tại gầm cầu Long Biên, nhóm thiện nguyện “Ấm” không chỉ là người mang cho bác những bữa ăn khi đói lòng mà còn là người cho bác cơ hội được sẻ chia, giãi bày những vất vả lo toan trong cuộc sống thường ngày hay đơn giản chỉ là nỗi mong nhớ quê nhà, hoài niệm về cuộc sống gia đình ngày xưa mà bà đã từng có…
Lan tỏa lòng nhân ái
Người khởi xướng và thành lập nên nhóm thiện nguyện ấm là Nguyễn Hoàng Thảo, một cô gái trẻ sinh năm 1985. Trong một ngày mùa đông, lúc đang ngồi ở nhà làm việc Thảo bỗng nghĩ tới những người vô gia cư đang chịu đói rét ở gầm cầu, hè phố. Từ đó, Thảo nảy ra ý tưởng lập một nhóm thiện nguyện giúp những người vô gia cư tấm chăn, manh áo, chút thực phẩm để họ có thêm động lực vượt qua mùa đông. Nhóm “Ấm” ra đời từ đó, ban đầu nhóm chỉ bao gồm vài ba thành viên là bạn thân của Thảo tự nguyện quyên góp quần áo, đồ ăn rồi cùng nhau đến các vỉa hè, gầm cầu tặng cho những người khốn khó.
Nhiều trẻ được bố mẹ cho đi thiện nguyện cùng để hiểu thêm về cuộc sống |
Nhưng càng đi, càng gặp nhiều người bất hạnh, Thảo đã lên facebook kêu gọi những mạnh thường quân, người có lòng hảo tâm ủng hộ quần áo, thực phẩm để cùng nhau làm thiện nguyện. Cứ thế, nhóm ngày một đông các bạn trẻ tìm đến, số lượng người được nhóm giúp đỡ cũng nhiều lên. Sau này, Thảo sang Nhật du học, vị trí trưởng nhóm được giao lại cho chàng trai sinh năm 1992 Vũ Trung Anh. Giờ đây nhóm đã có thêm nhiều thành viên thường xuyên hoạt động, các hình thức hỗ trợ, trao quà cũng trở nên đa dạng và thiết thực hơn. Và sau mỗi buổi đi trao quà, nhóm đều tổng kết ngay tại vỉa hè, đồng thời điểm danh các thành viên rồi mới ra về.
Là người dìu dắt “Ấm” trong nhiều năm qua, anh Vũ Trung Anh cho hay, việc trở thành thành viên của “Ấm” đã giúp anh thấu hiểu được rất nhiều điều và thấy cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa hơn. Trước đây, hằng ngày anh chỉ biết sáng đi làm, tối về nhà, chưa từng có ý niệm về những người vô gia cư ở Hà Nội. Bản thân anh không nghĩ rằng tại thành phố phồn hoa này vẫn còn những mảnh đời bất hạnh như thế. Và khi đến với “Ấm”, đi tới nhiều nơi, gặp nhiều người, anh mới có được cái nhìn đa dạng hơn về cuộc sống, bồi đắp cho mình niềm cảm thông với những người yếu thế.
Là người dìu dắt “Ấm” trong nhiều năm qua, anh Vũ Trung Anh cho hay, việc trở thành thành viên của “Ấm” đã giúp anh thấu hiểu được rất nhiều điều và thấy cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa hơn. Trước đây, hằng ngày anh chỉ biết sáng đi làm, tối về nhà, chưa từng có ý niệm về những người vô gia cư ở Hà Nội. Bản thân anh không nghĩ rằng tại thành phố phồn hoa này vẫn còn những mảnh đời bất hạnh như thế. Và khi đến với “Ấm”, đi tới nhiều nơi, gặp nhiều người, anh mới có được cái nhìn đa dạng hơn về cuộc sống, bồi đắp cho mình niềm cảm thông với những người yếu thế. |
Bên cạnh việc cảm thông, sẻ chia với người yếu thế, Trung Anh cũng học được thêm nhiều bài học về cuộc sống, về cách “cho đi” sao cho đúng, cho phù hợp với đối tượng mà mình hướng tới. Trung Anh chia sẻ, để những món quà mang lại hiệu quả thiết thực, các thành viên trong nhóm đều tìm hiểu trước nhu cầu của người được tặng. Nếu người đó thiếu chăn thì sẽ tặng chăn, nếu thiếu quần áo thì sẽ tặng quần áo. Nhóm sẽ cố gắng giữ liên hệ để tặng những thứ họ thực sự cần. Anh Vũ Trung Anh và các thành viên của nhóm tâm niệm “của cho không bằng cách cho” nên ban đầu, thành viên trong nhóm thường làm quen, chia sẻ để hiểu hơn về hoàn cảnh của những người lang thang, cơ nhỡ. Khi đã thân thiết, người nhận sẽ vui vẻ đón nhận những món quà mà không có cảm giác mình bị thương hại. Đặc biệt, nhóm còn thường xuyên phối hợp với các trung tâm bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội để giúp những người có hoàn cảnh thực sự khó khăn và đủ điều kiện được nhận vào các trung tâm.
Trung Anh bộc bạch: “Trong xã hội hiện đại vẫn còn nhiều người đang gặp hoàn cảnh khó khăn, họ lấy vỉa hè làm giường, đường phố là nhà. Mong muốn của nhóm là giúp mọi người hiểu và nâng cao nhận thức về những người lang thang, cơ nhỡ”. Qua những việc làm của nhóm tình nguyện “Ấm”, mùa đông của những cảnh đời éo le phần nào ấm áp hơn./.
Lê Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54