Ấm áp tình người giữa ngày đông giá rét

(LĐTĐ) Trong những ngày cận kề tết Nguyên đán, miền Bắc liên tục đón những đợt rét đậm, nền nhiệt giảm sâu, khiến cho cuộc sống của người dân đảo lộn, nhất là người nghèo, người vô gia cư. Trong tiết trời buốt giá ấy, sự sẻ chia của các đội, nhóm thiện nguyện, những nhà hảo tâm đã phần nào giúp họ có một mùa đông ấm áp hơn.
Người lao động mưu sinh trong những ngày lạnh tê tái Người quê trong lòng phố

Vất vả mưu sinh

Hà Nội những ngày rét đậm tràn về, trời lạnh cắt da cắt thịt, nhiệt độ có thời điểm xuống mức dưới 10 độ C. Sau giờ tan sở, ai nấy đều vội vã thu xếp công việc để trở về ngôi nhà ấm áp. Tuy nhiên, ở giữa lòng Thành phố còn có những người lao động, người vô gia cư... đang phải đội gió, đội rét, bất chấp thời tiết khắc nghiệt để mưu sinh, với mong muốn có một cái tết ấm no, đầy đủ hơn.

Ấm áp tình người giữa ngày đông giá rét
Nhóm thiện nguyện “Ấm” thăm hỏi, chuyện trò với người vô gia cư. (Ảnh: Lê Thắm)

22 giờ ngày 12/1, dọc đường Láng, nhiệt độ thấp kèm theo những cơn gió thổi mạnh càng tạo cảm giác buốt giá, chị Ngọc Anh (40 tuổi, quê Thanh Hóa) với vóc người nhỏ bé, một mình đạp xe dọc tuyến đường Láng – Cầu Giấy để nhặt ve chai, thùng bìa carton ven đường. Mỗi ngày công việc của chị Ngọc Anh bắt đầu từ 8h sáng cho tới gần 1 giờ sáng. Chị cho biết ngày nào may mắn nhặt được nhiều vỏ chai nhựa, hoặc được mọi người cho thùng carton thừa thì sẽ kiếm được khoảng 100.000-150.000 đồng, hôm nào nhặt được ít, thu nhập chỉ khoảng 50.000 đồng. “Những ngày gần đây thời tiết Hà Nội trở nên khắc nghiệt hơn, nhiều khi lạnh quá tôi phải đi 2, 3 đôi tất, lót cả gừng vào lòng bàn chân mà vẫn không ấm hơn. Vất vả là thế nhưng tôi không dám bỏ ngày nào vì nhà còn 2 đứa nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn”, chị Ngọc Anh chia sẻ. Được biết, chồng chị Ngọc Anh đã qua đời vì bạo bệnh cách đây 4 năm, ở quê ruộng vườn, nhà cửa không có nên chị đưa 2 con lên Hà Nội thuê trọ, nhặt ve chai kiếm sống qua ngày.

Cũng trên trục đường Láng, dù đã gần 24 giờ đêm chị Hương – một công nhân vệ sinh môi trường vẫn cần mẫn quét, nhóm từng đống rác ven đường để cho lên xe chuyên dụng. Chị Hương cho hay, công việc của chị chỉ kết thúc khi đường phố đã sạch sẽ bóng rác. Thời điểm chị được trở về nhà có thể là lúc 1h cũng có thể là 2h sáng. “Nhà tôi ở Phú Lãm (Hà Đông), nhiều hôm một mình đi làm về lúc 2h sáng mà lạnh buốt hết cả chân tay, mặc 3, 4 lớp áo vẫn run cầm cập. Thế nhưng công việc mà, đã chọn rồi thì dẫu khó khăn vất vả vẫn phải cố gắng hoàn thành” – chị Hương chia sẻ.

Không may mắn được như chị Hương, tại khu vực công viên Thống Nhất, chợ Long Biên, gầm cầu Chương Dương, phố Hàng dầu, cầu cạn Nguyễn Hữu Huân… hàng ngày có hàng chục người vô gia cư lang thang khắp nơi bán hàng rong, đánh giày, thu lượm ve chai kiếm sống. Về đêm, khi thành phố chìm sâu vào giấc ngủ thì cũng là lúc họ tìm tạm một vỉa hè nào đó để dừng chân.

Nhân lên những hành động đẹp

Đồng cảm với nỗi vất vả cực nhọc của những người lao động nghèo, người vô gia cư trong tiết trời lạnh giá, ngay từ những đợt rét đầu tiên của Hà Nội, nhiều nhóm thiện nguyện, nhà hảo tâm đã cùng nhau hành động, trao tặng tới họ những món quà ý nghĩa.

Ra đời và hoạt động sôi nổi gần chục năm, nhóm thiện nguyện “Ấm – Vì người vô gia cư” được biết đến như là đội nhóm chuyên giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo, các mảnh đời bất hạnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.Anh Vũ Trung Anh người dìu dắt “Ấm” trong nhiều năm qua cho hay, “Ấm” được thành lập bắt nguồn từ sự đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh phải chịu đói rét trong mùa đông. Ban đầu nhóm chỉ bao gồm vài ba thành viên tự nguyện quyên góp quần áo, đồ ăn rồi cùng nhau đến các vỉa hè, gầm cầu tặng cho những người khốn khó. Nhưng càng đi, càng gặp nhiều người bất hạnh, Thảo (người dẫn dắt “Ấm” trước Trung Anh) đã lên facebook kêu gọi những mạnh thường quân, người có lòng hảo tâm ủng hộ quần áo, thực phẩm để cùng nhau làm thiện nguyện. Cứ thế, nhóm ngày một đông các bạn trẻ tìm đến, số lượng người được nhóm giúp đỡ cũng nhiều lên. Đến thời điểm hiện tại, nhóm đã có thêm nhiều thành viên thường xuyên hoạt động, các hình thức hỗ trợ, trao quà cũng trở nên đa dạng và thiết thực hơn.

Trung Anh cũng bộc bạch, việc trở thành thành viên của “Ấm” đã giúp anh thấu hiểu được rất nhiều điều và thấy cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa hơn. Trước đây, hằng ngày anh chỉ biết sáng đi làm, tối về nhà, chưa từng có ý niệm về những người vô gia cư ở Hà Nội. Bản thân anh không nghĩ rằng tại Thành phố phồn hoa này vẫn còn những mảnh đời bất hạnh như thế. Và khi đến với “Ấm”, đi tới nhiều nơi, gặp nhiều người, anh mới có được cái nhìn đa dạng hơn về cuộc sống, bồi đắp cho mình niềm cảm thông với những người yếu thế.

Ấm áp tình người giữa ngày đông giá rét
Những người lao động vất vả mưu sinh trong đêm đông. (Ảnh: Lê Thắm)

Bên cạnh việc cảm thông, sẻ chia với người yếu thế, Trung Anh cũng học được thêm nhiều bài học về cuộc sống, về cách “cho đi” sao cho đúng, cho phù hợp với đối tượng mà mình hướng tới. Trung Anh chia sẻ, để những món quà mang lại hiệu quả thiết thực, các thành viên trong nhóm đều tìm hiểu trước nhu cầu của người được tặng. Nếu người đó thiếu chăn thì sẽ tặng chăn, nếu thiếu quần áo thì sẽ tặng quần áo. Nhóm sẽ cố gắng giữ liên hệ để tặng những thứ họ thực sự cần. Anh Vũ Trung Anh và các thành viên của nhóm tâm niệm “của cho không bằng cách cho” nên ban đầu, thành viên trong nhóm thường làm quen, chia sẻ để hiểu hơn về hoàn cảnh của những người lang thang, cơ nhỡ. Khi đã thân thiết, người nhận sẽ vui vẻ đón nhận những món quà mà không có cảm giác mình bị thương hại.

Giống như “Ấm”, sẻ chia với người lao động nghèo, đặc biệt là những người vô gia cư phải vật lộn mưu sinh trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cứ đều đặn mỗi buổi chiều, trên con phố Trần Bình Trọng gần Công viên Thống Nhất, bà Cao Thị Ánh Tuyết (50 tuổi, trú tại phường Trung Phụng, Đống Đa) lại miệt mài phát những suất cơm nghĩa tình. Bà Tuyết cho biết, vào hồi tháng 4, lúc dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khi đi dọc các tuyến đường, bà thấy nhiều hoàn cảnh khó khăn và rất đáng thương. Kể từ khi đó, 5 buổi một tuần, cứ vào 18h tối, những suất cơm nóng lại được bà trao đến tận tay người vô gia cư và lao động nghèo.

Thời gian đầu, bà Tuyết chỉ dừng lại ở 20 rồi 30 suất cơm. Sau đó, do có nhiều người biết đến, con số này đã tăng lên đến hơn 100 suất cơm mỗi tối. Tiền cơm hoàn toàn do bà Tuyết chi trả, thi thoảng mới nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ bạn bè. “Mỗi chuyến xe chở cơm, nhìn thấy mọi người vui mừng cầm trên tay suất cơm nóng hổi là tôi hạnh phúc lắm. Bởi ở đây có rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn, éo le, có những cụ già 70, 80 tuổi vẫn phải lang thang ngoài đường mỗi ngày. Tối đến họ lại tìm một góc nhỏ nào đó trên phố phường để dừng chân”, bà Tuyết chia sẻ.

Cùng với bà Tuyết, “Ấm” những ngày qua, nhiều nhóm thiện nguyện, các nhà hảo tâm khác cũng đang miệt mài mang tấm lòng nhân ái của mình tới người lao động nghèo. Mùa đông lạnh, nhưng cái lạnh đối với những người nghèo còn đáng sợ hơn rất nhiều. Và khi mùa giá rét đi qua, điều các nhóm thiện nguyện, nhà hảo tâm để lại cho những hoàn cảnh khó khăn ấy không chỉ đơn giản là tấm áo ấm, chiếc chăn bông hay những đôi giày mới... mà trên hết đó là tình người./.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Hà Nội: Công bố điểm du lịch cộng đồng bản Miền

Hà Nội: Công bố điểm du lịch cộng đồng bản Miền

(LĐTĐ) Đến với điểm đến du lịch cộng đồng bản Miền (thuộc huyện Ba Vì), du khách không chỉ được tham quan một điểm đến mới, mà còn được tham gia trải nghiệm hành trình chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên và các hoạt động tìm hiểu văn hóa của người Dao.
Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, quận Đống Đa tổ chức gắn biển công trình xây dựng Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trường Tộ (phường Ô Chợ Dừa), chào mừng “Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị tọa đàm “Kinh nghiệm, giải pháp trong công tác vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy (PCCC), đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm”.
Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Đội thanh tra Giao thông vận tải và các ngành chức năng huyện, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động