Màn múa “Vũ điệu kết đoàn”: Sản phẩm nghệ thuật kết tinh nét đẹp văn hóa của các dân tộc

(LĐTĐ) Tối 18/11, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ, trong chương trình Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc thành phố Hà Nội năm 2023 đã diễn ra màn múa “Vũ điệu kết đoàn”. Bài múa có sự tham gia biểu diễn của 1.200 cán bộ, nhân dân quận Tây Hồ và được nhận Bằng xác nhận Kỷ lục Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng.
Hồ Gươm lãng mạn mùa lộc vừng thay màu lá Tản mạn mùa đông Tản mạn mùa hoa dẻ

Lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống

Tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc thành phố Hà Nội năm 2023, chương trình sử dụng âm nhạc là đường dây xuyên suốt, kể câu chuyện về hành trình lớn mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc đang sinh sống tại thành phố Hà Nội.

Màn múa “Vũ điệu kết đoàn”: Sản phẩm nghệ thuật kết tinh nét đẹp văn hóa của các dân tộc
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao Bằng xác nhận Kỷ lục Việt Nam cho đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ về màn múa có số lượng người tham gia biểu diễn đông nhất Việt Nam.

Bắt đầu từ những “mạch nguồn văn hiến”, những di sản tinh hoa của các dân tộc khác nhau, những “mạch nguồn” đó đã hội tụ tại Thủ đô Hà Nội, nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, theo dòng lịch sử dựng nước, chống giặc ngoại xâm, đi qua những khó khăn, vững vàng kiến tạo sắc màu dấu ấn Thủ đô và trái tim hồng của cả nước.

Cho đến hôm nay cán bộ, nhân dân tại Hà Nội cùng thể hiện sự chung sức đồng lòng trong "Vũ điệu kết đoàn" và hướng tới tương lai. Mạch nội dung chính của chương trình nghệ thuật được hình tượng hóa như sự phát triển của hoa ươm tỏa ngát hương, khoe sắc.

Điểm nhấn tại Ngày hội là màn múa “Vũ điệu kết đoàn” - tác phẩm hiệu triệu tình đoàn kết dân tộc do đồng chí Tòng Thị Phóng - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội sáng tác, đã và đang được lan tỏa rộng khắp.

Màn múa “Vũ điệu kết đoàn”: Sản phẩm nghệ thuật kết tinh nét đẹp văn hóa của các dân tộc
Các đồng chí lãnh đạo Trung ương và thành phố Hà Nội tham gia “Vũ điệu kết đoàn” cùng 1.200 cán bộ, nhân dân quận Tây Hồ.

Vũ điệu này đã hiện diện trong nhịp sống văn hóa, tinh thần của người dân quận Tây Hồ nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. Chỉ trong thời gian ngắn, “Vũ điệu kết đoàn” đã lan tỏa tới cán bộ, đảng viên và nhân dân tại các khu dân cư, từng động tác vừa uyển chuyển tinh tế, vừa khỏe khoắn, sinh động, không phân biệt giới tính, độ tuổi khác nhau đều hòa mình vào điệu múa, cùng nhau truyền tải thông điệp ý nghĩa của tác phẩm.

Các thành viên của câu lạc bộ truyền dạy cho nhau tập múa để phong trào văn nghệ các phường ngày càng phong phú, đưa điệu múa trở thành vũ điệu truyền thống trong dịp tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” hàng năm.

Trong nhiều ngày qua, 1.200 diễn viên không chuyên đến từ 8 phường (Xuân La, Bưởi, Phú Thượng, Yên Phụ, Thụy Khuê, Quảng An, Tứ Liên, Nhật Tân), khối cán bộ công chức, lực lượng vũ trang, Đoàn thanh niên quận Tây Hồ đã tích cực tập luyện vũ điệu để mang đến cho Ngày hội màn đồng diễn xuất sắc.

Màn múa “Vũ điệu kết đoàn”: Sản phẩm nghệ thuật kết tinh nét đẹp văn hóa của các dân tộc
Không chỉ đơn thuần thực hiện các động tác múa, 1.200 cán bộ và nhân dân Tây Hồ đã tạo thành bốn cánh hoa tượng trưng cho sự may mắn, niềm tin, hy vọng và năm hình tròn tượng trưng cho sự thống nhất, bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc.

Điều đặc biệt, không chỉ đơn thuần thực hiện các động tác múa, 1.200 cán bộ và nhân dân Tây Hồ đã tạo thành bốn cánh hoa tượng trưng cho sự may mắn, niềm tin, hy vọng và năm hình tròn tượng trưng cho sự thống nhất, bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc.

Màn múa “Vũ điệu kết đoàn” không chỉ đơn thuần là một sản phẩm nghệ thuật kết tinh những nét đẹp văn hóa của các dân tộc mà còn là tình đoàn kết, sự gắn bó giữa các dân tộc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Mỗi dân tộc tượng trưng cho một bức tranh rực rỡ sắc màu, tụ hợp về đây bên “Vũ điệu kết đoàn” lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc lên tầm cao mới, truyền cảm hứng kết nối đồng bào các dân tộc cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đồng lòng chung sức hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô, xây dựng đất nước phát triển cường thịnh. Màn múa “Vũ điệu kết đoàn” đưa khán giả tìm đến với những điều cốt lõi trong “hồn cốt” của các dân tộc đang sinh sống tại thành phố Hà Nội.

Thắm tình đoàn kết trong cộng đồng

Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tiết mục, tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc thành phố Hà Nội năm 2023, các đồng chí lãnh đạo Trung ương và thành phố Hà Nội cùng các đại biểu tham dự Ngày hội đã hòa chung vào tiết mục “Vũ điệu kết đoàn” cùng cán bộ, nhân dân quận Tây Hồ trong không khí thắm tình đồng bào các dân tộc thành phố Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung.

Màn múa “Vũ điệu kết đoàn”: Sản phẩm nghệ thuật kết tinh nét đẹp văn hóa của các dân tộc
Mỗi dân tộc tượng trưng cho một bức tranh rực rỡ sắc màu, tụ hợp bên “Vũ điệu kết đoàn” lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc.

Đặc biệt, sau thời gian kiểm tra hồ sơ và dưới sự thẩm định trực tiếp tại sự kiện tổng duyệt chương trình, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức có quyết định công nhận Kỷ lục đối với tiết mục múa “Vũ điệu kết đoàn” do các cán bộ, nhân dân quận Tây Hồ thực hiện. Tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc thành phố Hà Nội năm 2023, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao Bằng xác nhận Kỷ lục Việt Nam cho Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ. Đây là niềm vinh dự, tự hào cho cán bộ, nhân dân quận Tây Hồ.

Được tham gia “Vũ điệu kết đoàn”, điệu múa có số lượng người tham gia đông nhất từ trước đến nay của quận Tây Hồ, bà Hồ Nguyệt Thu - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Tứ Liên chia sẻ: “Chúng tôi tập luyện chăm chỉ, tích cực trong 3 tháng nay để đem đến màn đồng diễn đặc sắc. Chúng tôi đều cảm thấy rất phấn khởi và đồng lòng cố gắng hết mình cho thành công của Ngày hội cũng như lan toả rộng rãi thông điệp đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chúng tôi càng tự hào hơn, khi màn múa được xác nhận Kỷ lục Việt Nam. “Vũ điệu kết đoàn” là dịp để bản thân mỗi người hiểu hơn về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Màn múa “Vũ điệu kết đoàn”: Sản phẩm nghệ thuật kết tinh nét đẹp văn hóa của các dân tộc
Cán bộ và nhân dân quận Tây Hồ chụp ảnh lưu niệm cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương và thành phố Hà Nội trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc thành phố Hà Nội năm 2023.

Đại diện cho 200 người khối cán bộ, công chức quận Tây Hồ tham gia màn múa “Vũ điệu kết đoàn”, chị Vũ Thị Đoan Trang - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Tây Hồ chia sẻ: “Tôi rất vinh dự, tự hào khi được góp phần vào tiết mục “Vũ điệu kết đoàn”. Ngày hội và tiết mục “Vũ điệu kết đoàn” sẽ lan tỏa được tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, tôn vinh những nét đẹp truyền thống của người Việt Nam, luôn yêu chuộng hòa bình.

Tôi mong trong thời gian tới, quận Tây Hồ và thành phố Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình như Ngày hội để cán bộ, nhân dân có thể tham gia, lan tỏa nhiều hơn nữa tinh thần gắn kết các dân tộc”.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc thành phố Hà Nội năm 2023 do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức từ ngày 17 - 19/11. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày Thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2023), 20 năm tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (2003 - 2023), hướng tới Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.

Tin khác

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
Dữ liệu số là tài nguyên để xây dựng thành phố thông minh

Dữ liệu số là tài nguyên để xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023, sáng 29/11 đã diễn ra tọa đàm với chủ đề Khai thác dữ liệu - xây dựng thành phố thông minh phát triển bền vững. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải tham dự tọa đàm.
Hà Nội hướng tới xây dựng thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh

Hà Nội hướng tới xây dựng thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, mô hình thành phố thông minh bền vững mà thành phố Hà Nội hướng tới sẽ mang lại môi trường sống thực sự chất lượng, tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân; xây dựng chính quyền phục vụ vì sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp…
Ông Nguyễn Hữu Tuyên được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm

Ông Nguyễn Hữu Tuyên được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Kỳ họp lần thứ 13 Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm đã thực hiện quy trình bầu chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) và Chủ tịch HĐND quận. Theo đó, 100% đại biểu bầu ông Nguyễn Hữu Tuyên, Phó Bí thư Quận ủy giữ chức vụ Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, nhiệm kỳ 2021-2026.
Đông Anh: Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đông Anh: Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Đông Anh vừa phối hợp với Bưu điện huyện Đông Anh tổ chức Lễ ra quân tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn huyện tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình.
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại Thủ đô: Nhiều cách làm sáng tạo

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại Thủ đô: Nhiều cách làm sáng tạo

(LĐTĐ) Xác định công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp, nên thời gian qua, thành phố Hà Nội đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để triển khai hiệu quả công tác này.
Phát triển xe đạp để góp phần “xanh hóa” Thủ đô

Phát triển xe đạp để góp phần “xanh hóa” Thủ đô

(LĐTĐ) Để xe đạp công cộng có thể “phủ” rộng và phát triển ở Thủ đô vẫn cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó đặc biệt là hoạt động hỗ trợ chính sách.
Kỳ 1: Những điểm sáng trong xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở

Kỳ 1: Những điểm sáng trong xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở

LTS: Xác định văn hóa là động lực phát triển; phát triển phai đi liền với thụ hưởng văn hóa, nên những năm qua, công tác đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở luôn được Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội quan tâm. Đặc biệt, Thường trực HĐND các cấp Thành phố đã tổ chức các phiên giải trình về việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hoá trên địa bàn, đưa ra các giải pháp thiết thực. Nhờ đó, hệ thống các thiết chế văn hoá đã có sự phát triển toàn diện, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, thu hẹp khoảng cách về mức độ hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của người dân.
Phát huy thế mạnh của địa phương để xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Phát huy thế mạnh của địa phương để xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

(LĐTĐ) Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, các huyện, thị xã, xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang tập trung mọi nguồn lực, phát huy tối đa thế mạnh của địa phương để phấn đấu đạt nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động