Mâm cỗ và bài văn khấn hóa vàng mùng 3 Tết Giáp Thìn năm 2024

(LĐTĐ) Chuẩn bị mâm cỗ và bài văn khấn cúng hóa vàng mùng 3 Tết (có thể thay đổi tùy từng gia đình) là một trong những phong tục truyền thống của người Việt Nam dịp Tết Nguyên đán.
Người Hà Nội sắm mâm cỗ đẹp ngất ngây cho Tết Đoan Ngọ Ocean City - Ươm mầm công dân toàn cầu “Dở khóc dở cười” chuyện liên hoan tất niên

Ngoài các nghi lễ theo phong tục truyền thống của người Việt Nam như cúng ông Công ông Táo, cúng Tất niên, cúng đêm giao thừa, cúng đầu năm mới thì cúng hóa vàng đầu năm vào ngày mùng 3 Tết cũng là một nghi lễ được nhiều gia đình đặc biệt quan tâm.

Mâm cỗ và bài văn khấn hóa vàng mùng 3 Tết Giáp Thìn năm 2024
Anh Cao Ánh đi chợ từ tờ mờ sớm để phụ mẹ vợ chuẩn bị mâm cỗ cúng đưa ông bà ngày mùng 3 Tết năm Giáp Thìn 2024. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Lễ hóa vàng thường được nhiều gia đình tổ chức từ ngày mùng 3 đến mùng 7 Tết. Một số gia đình có thể làm sớm hoặc muộn hơn, muộn nhất là mùng 10.

Mâm cỗ cúng hóa vàng phải chỉn chu

Anh Cao Ánh (ngụ quận 12, TP.HCM) cho biết, gia đình cũng thường tổ chức nghi lễ hóa vàng mùng 3 Tết. Năm nay, do chi phí đi lại khó khăn, kinh tế khó khăn nên anh Ánh quyết định về quê vợ ở Bến Tre ăn Tết, sau Tết sẽ về quê thăm bố mẹ ở Ninh Bình.

Anh Ánh kể, mỗi lần về quê vợ ăn Tết, anh sẽ biết thêm được nhiều điều hay về các nghi lễ nhờ sự chỉ bảo của mẹ vợ. Đặc biệt, mâm cỗ từ trước Tết đến ngày mùng 3 cúng đưa ông bà sẽ hoàn toàn do mẹ vợ anh chuẩn bị.

“Mẹ vợ tôi hay bảo, lễ hóa vàng cũng là lễ đón thần Tài về với gia đình, hy vọng một năm mới gia đình thuận lợi, hanh thông. Ngày nay, quan niệm về đời sống tâm linh đã nhẹ nhàng hơn nên việc chuẩn bị mâm cỗ cúng cũng như bày biện bàn gia tiên ngày càng tối giản, gia chủ không cần bày quá nhiều lễ vật”, anh Ánh nói.

Mâm cỗ và bài văn khấn hóa vàng mùng 3 Tết Giáp Thìn năm 2024
Mâm cỗ mặn thì một món không thể thiếu trên mâm cỗ là gà luộc. (Ảnh: Xuân Mạnh)

Theo anh Ánh, mẹ vợ anh sẽ chuẩn bị lễ vật cúng hóa vàng ngày mùng 3 Tết gần giống lễ cúng gia tiên gồm hương, hoa, mâm ngũ quả, vàng mã, đèn, nến, trầu cau.

“Tùy theo quan niệm của mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn nhưng không thể thiếu các món đặc trưng ngày Tết như bánh chưng, bánh tét (có bánh chay và bánh mặn). Đặc biệt, nếu gia đình nào chọn cúng mâm cỗ mặn thì một món không thể thiếu trên mâm cỗ đó là gà luộc”, anh Ánh cho hay.

Tương tự anh Ánh, là một người con lớn lên trong một gia đình truyền thông và quan trọng các nghi lễ trong dịp Tết Nguyên đán, chị Minh Thảo (sinh năm 1994, quê Thừa Thiên Huế) cho biết, từ ngày đi làm dâu, các mâm cúng trong gia đình đều do chị Thảo tự chuẩn bị.

Theo chị Thảo, từ nhỏ, chị đã được bố mẹ nói rằng lễ cúng đưa ông bà là lễ hóa vàng cho tổ tiên, cũng là lễ cúng tạ đầu năm. Mẹ chị Thảo vẫn hay bảo con cháu trong nhà rằng: “Tục hóa vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hóa vàng thường gắn liền với đời sống thường nhật như quần, áo, tiền, vàng, nhà cửa, phương tiện đi lại và tất cả đều bằng giấy”.

Chị Thảo cho biết thêm, trong lễ hóa vàng, gia đình chị thường đốt nhiều vàng mã. Lúc hóa xong, tiền vàng, sớ trạng đã cháy hết thì chị Thảo sẽ vẩy vào thêm chút rượu, vì quan niệm xưa cho rằng phải như thế thì khi đến cõi âm, các cụ mới nhận và tiêu được số tiền đó.

Mâm cỗ và bài văn khấn hóa vàng mùng 3 Tết Giáp Thìn năm 2024
Mâm cúng chay ngày mùng 3 Tết năm Giáp Thìn 2024. (Ảnh: Hoàng Phạm)

“Nhà tôi còn đơn giản, nhiều nhà còn cẩn thận mang theo hai cây mía hơ trên phần tiền vàng mới hóa xong, tượng trưng cho đòn gánh để các cụ gánh tiền, gánh vàng về cõi âm. Phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm được hóa cuối cùng”, chị Thảo kể.

Bài văn khấn lễ hóa vàng

Nam mô a di đà phật (3 lần)

Nhất thiết cung kính, nhất tâm kính lễ mười phương chư phật, chư đại bồ tát, chư thánh hiền tăng, thiên long bát bộ, hộ pháp thiện thần, lịch đại tổ sư

Nhất tâm kính lễ: Đương cai kim niên thái tuế chi đức tôn thần, chư tinh hành binh, công tào phán quan

Nhất tâm kính lễ: Ngài bản cảnh thành hoàng, chư vị đại vương, ngài bản sứ thần linh thổ địa tôn thần, các ngài ngũ ngũ phương, ngũ thổ long mạch tôn thần cùng lịch đại chư gia tiên, cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá huynh đệ, cô dì tỷ muội, tiên linh nội ngoại họ...

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm mới

Tín chủ con là… (tên gia chủ)

Ngụ tại… (địa chỉ gia chủ đang ở)

Tín chủ con thành tâm sắm sửa phẩm hương hoa, đăng trà quả thực, kim ngân vật phẩm dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn, nguyên đán đã qua, nay con xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ phật thánh, chư vị tôn thần, rước tiễn tiên linh trở về âm giới.

Kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con cháu được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin chứng giám.

Nam mô a di đà phật (3 lần)

Sau khi đốt vàng mã, hạ mâm cúng, con cháu trong gia đình sẽ tề tựu đông đủ để cùng nhau dùng bữa cơm thân mật. Ngày Tết được coi như kết thúc sau lễ hoá vàng và mọi người bắt đầu trở lại với nhịp sống thường ngày.

Để phong tục cúng hóa vàng đầu năm mới mãi là một nét đẹp văn hoá tâm linh, các gia đình chỉ nên cúng bái và chuẩn bị số lượng vàng mã vừa đủ, tránh đốt nhiều, đốt bừa bãi dễ gây cháy nổ và gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường.

Lâm Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.

Tin khác

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

(LĐTĐ) Khu biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi nằm trong di tích lầu Bảo Đại (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) hiện nay đang xuống cấp, hư hỏng ở nhiều hạng mục.
Xem thêm
Phiên bản di động