Kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng bảo vệ biên giới Tây Nam và giải phóng chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia (7/1/1979 - 7/1/2019):

Mãi thắp lên ngọn lửa niềm tin

(LĐTĐ) Ngày 7/1/2019 tròn 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh, bảo vệ biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân, dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot. Đây là cuộc chiến tranh vĩ đại không chỉ của quân và dân Campuchia mà còn thể hiện tinh thần quốc tế trong sáng, tình bạn mẫu mực của quân và dân Việt Nam khi giúp nước bạn thoát khỏi chế độ diệt chủng. 40 năm đã qua, dù thế giới có biết bao đổi thay, song bất luận thế nào đây cũng là cuộc chiến tranh chính nghĩa mà quân và dân hai nước không thể nào quên, không được phép quên. Sự kiện này là nền tảng để hai nước Việt Nam - Campuchia đã, đang và sẽ tiếp tục viết tiếp những trang sử mới: Hữu nghị, hợp tác vì sự thịnh vượng chung của hai dân tộc; vì hòa bình và phát triển ở khu vực…
mai thap len ngon lua niem tin 40 năm giải phóng Campuchia: Nghĩa cử mãi được khắc ghi trong lịch sử
mai thap len ngon lua niem tin Bài 2: Giúp nước bạn thoát khỏi chế độ diệt chủng
mai thap len ngon lua niem tin Tăng cường hợp tác, hỗ trợ người Việt Nam ở Campuchia

Từ đánh bại bè lũ xâm lược…

Thực hiện âm mưu chiến lược phá hoại mối quan hệ đoàn kết chiến đấu 3 nước Việt Nam - Lào- Campuchia nói chung và giữa Việt Nam- Campuchia nói riêng, tháng 4/1975 sau khi lên nắm quyền, tập đoàn Pol pot đã phản bội lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân Campuchia, tiến hành chính sách diệt chủng ở đất nước mình, đồng thời tiến hành xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam…

mai thap len ngon lua niem tin
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni nhân chuyến thăm và nghĩ dưỡng tại Việt Nam tháng 12/2018. Ảnh TTXVN

Trước hành động trắng trợn của Pol pot quân và dân các địa phương vùng biên giới tỉnh An Giang đã chống trả quyết liệt. Cùng đó, ngày 23/5/1977 Quân ủy Trung ương ra Chỉ thị: “Kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của ta, không dung tha bất cứ xâm lấn nào của lực lượng khiêu khích phản động Campuchia vào lãnh thổ của ta; đồng thời tôn trọng chủ quyền lãnh thổ Campuchia.

Tìm mọi cách làm nhụt tinh thần của bọn khiêu khích… Đồng thời đập tan âm mưu chia rẽ các nước anh em trên bán đảo Đông Dương”. Thực hiện Chỉ thị của Quân ủy Trung ương, đơn vị các Quân khu: 5, 7, 9 và Quân đoàn 3, quân đoàn 4 tiến hành tổ chức điều chỉnh lực lượng… sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

40 năm đã qua, tình đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia đã được tôi luyện qua những năm đấu tranh giành độc lập, tự do, đánh đổ tập đoàn diệt chủng Pol Pot và ngăn chặn chế độ diệt chủng quay trở lại.

Đây là cơ sở, nền tảng vững chắc để hai nước tiếp tục phát huy trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia luôn sát cánh cùng nhau hợp tác trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, chân thành hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Đặc biệt, không muốn gây hận thù, gây chết chóc cho nhân dân hai nước, Đảng, Chính phủ ta đã nhiều lần đề nghị đàm phán thông qua con đường ngoại giao; thiết lập vùng phi quân sự song đều bị phía Pol pot từ chối. Kết quả, từ ngày 6/1/1978 - 7/1/1979 chúng lại tiến hành khiêu khích và đánh chiếm biên giới Tây Nam Tổ quốc một lần nữa.

Lần này, bên cạnh việc tăng cường lực lượng quân chủ lực, đồng thời Chính phủ ta đã ra Tuyên bố 03 điểm: Chấm dứt mọi hoạt động quân sự, rút lực lượng vũ trang ra khỏi biên giới 5 km; Hội đàm tiến tới ký Hiệp ước hữu nghị và không xâm lược; Ký hiệp ước biên giới; Thỏa thuận một hình thức thích hợp đảm bảo thông lệ quốc tế và giám sát quốc tế. Song về phía chúng, Pol pot vẫn phớt lờ đề nghị của ta.

Chúng tiếp tục cho quân đánh chiếm biên giới nước ta. Và không còn cách nào khác chúng ta buộc phải chiến đấu để bảo vệ biên giới, bảo vệ Tổ quốc. Trong đợt tiến công những tháng cuối năm 1978 đầu năm 1979 quân và dân ta đã cơ bản đẩy lùi quân Pol pot ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

… đến giúp nước bạn thoát khỏi chế độ diệt chủng

Trước hành động xâm lược của Pol Pot và đáp lời kếu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia, ngày 23/12/1978, Quân tình nguyện Việt Nam cùng với lực lượng vũ trang cách mạng nước này mở cuộc tổng phản công - tiến công trên toàn tuyến biên giới… Mục đích đánh bại quân xâm lược và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng.

Cụ thể, sau khi quân và dân ta đánh đuổi toàn bộ quân xâm lược Pol pot, thu hồi toàn vẹn lãnh thổ (31/12/1978), ngày 2/1/1979 quân đội ta mở các đợt cao điểm tấn công quân Pol Pot, trong đó cao điểm là các ngày 5- 6/1/1979, trên tất cả các hướng quân Pol Pot không cản được được Quân tình nguyện Việt Nam truy kích và tiến sát Thủ đô Nông - Pênh.

Ngày 6/1/1979 Quân tình nguyện Việt Nam hợp đồng tác chiến cùng lực lượng vũ trang của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia bắt đầu tổng công kích vào Thủ đô Nông- Pênh. Sau 2 ngày công kích, bước sang ngày 7/1/1979 Thủ đô Nông- Pênh chính thức được giải phóng. Tiếp đó, ngày 8/1/1979 Hội đồng Nhân dân cách mạng Campuchia được thành lập và ra tuyên bố: Xóa bỏ chế độ diệt chủng của tập đoàn Pol Pot, thành lập chế độ Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Việt Nam và nhiều quốc gia đã công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Campuachia. Ngày 17/1/1979 toàn bộ đất nước Chùa Tháp được giải phóng, phần lớn lực lượng Pol Pot bị tiêu diệt và tan rã.

Chiến thắng Pol Pot không chỉ giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng, mà còn góp phần đập tan một chế độ man rợ trong thế kỷ XX. Đồng thời, chiến thắng quân Pol Pot không chỉ giúp đất nước Campuchia hồi sinh mà còn khẳng định tình bạn, tình hữu nghị quốc tế trong sáng của nhân dân Việt Nam.

Cùng nhau vun đắp hòa bình và thịnh vượng

Sau khi giúp nước bạn thoát khỏi chế độ diệt chủng, đất nước Campuchia được hồi sinh, quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia ngày càng đi vào chiều sâu: Hợp tác toàn diện, vì hòa bình và thịnh vượng chung của hai quốc gia…Với thắng lợi lịch sử giải phóng đất nước khỏi chế độ diệt chủng (7/1/1979), quan hệ láng giềng Việt Nam - Campuchia đã vượt qua được thử thách, phát triển lên một giai đoạn mới, gắn bó, tin cậy lẫn nhau.

Trên bình diện chính trị, ngoài việc ủng hộ Campuchia chính thức vào mái nhà chung ASEAN năm 1999, hai nước luôn ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Duy trì thường xuyên các chuyến thăm cấp nhà nước giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam; Quốc vương, Chính phủ Hoàng gia, Quốc hội… Camphuchia; giữa các bộ, ngành, địa phưởng để làm sâu sắc hơn mối quan hệ thủy chung cũng như tăng cường hợp tác đầu tư.

Qua các chuyến thăm, lãnh đạo cấp cao hai nước khẳng định quyết tâm cùng nhau vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước. Tại buổi hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni trong chuyến thăm và nghỉ dưỡng tại Việt Nam (19 - 21/12/2018), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng một lần nữa khẳng định: “Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp với Vương quốc Campuchia, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới”.

Về phần mình, Quốc vương Norodom Sihamoni nhấn mạnh “Việt Nam là người bạn lớn, láng giềng gần gũi và thân thiết của nhân dân Campuchia; nhân dân Campuchia đánh giá cao và không bao giờ quên sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, quý báu mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho nhân dân Campuchia trong mọi hoàn cảnh”. Quốc vương khẳng định: “Sẽ tiếp tục thực hiện con đường đúng đắn của Vua cha, vun đắp cho tình đoàn kết, quan hệ hữu nghị trong sáng, sự hợp tác tốt đẹp và đời đời bền vững giữa hai dân tộc Campuchia - Việt Nam”.

Mới đây nhất, trong buổi họp báo chung giữa hai Thủ tướng vào sáng 7/12/2018, tại trụ sở Chính phủ, nhân chuyến thăm nước ta của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, hai Thủ tướng đã nhất trí đề ra những phương hướng lớn nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài".

Các nhà lãnh đạo khẳng định tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ chính trị, thắt chặt hợp tác quốc phòng - an ninh nhằm bảo vệ vững chắc môi trường hòa bình, an ninh và ổn định của mỗi nước, ngăn chặn tội phạm xuyên biên giới, cũng như đóng góp vào hòa bình, ổn định của khu vực. Đồng thời, tiếp tục ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang, quý báu này, tiếp tục chung sức vun đắp cho tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống và quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia.

H. Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động