Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có cơ chế đủ mạnh để Hà Nội chỉnh trang, tái thiết đô thị
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng - Phó Trưởng Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa chủ trì buổi làm việc của Ban Soạn thảo với lãnh đạo Bộ Xây dựng để tham gia giải trình làm rõ những vấn đề được đề xuất trong dự thảo Luật.
Tham dự cuộc làm việc có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn; Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Phó Trưởng Ban soạn thảo Lê Hồng Sơn; đại diện một số Bộ, ngành cùng lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng.
Báo cáo tại buổi làm việc, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến cho biết: Dự thảo Luật hiện tại gồm 6 chương, 59 điều, tăng 2 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô năm 2012 hiện hành. Trong đó, Dự thảo Luật kế thừa nguyên vẹn 4 điều của Luật Thủ đô 2012 (Điều 2, Điều 4, Điều 5 và Điều 6), 23 điều còn lại kế thừa một phần và có sửa đổi, bổ sung.
Vụ trưởng Nguyễn Hồng Tuyến cho hay, 9 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng chủ yếu được quy định tại Chương III (Xây dựng và phát triển Thủ đô), cụ thể tại các điều: 20, 21, 22, 23, 31, 32, 33; ngoài ra tại Điều 40 và Điều 46 đều có những quy định liên quan.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc. |
Trong đó, về chỉnh trang, tái thiết đô thị, Điều 21 Dự thảo Luật quy định: “Khi lập quy hoạch chi tiết để mở rộng trục đường giao thông theo quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thủ đô phải xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để thực hiện dự án chỉnh trang đô thị, tái định cư tại chỗ, nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh theo các quy định của pháp luật về đất đai và quy hoạch”.
Quy định này mở rộng hơn so với Luật Thủ đô 2012 (khi lập quy hoạch chi tiết trục đường giao thông mới trên địa bàn Thủ đô). Trong quá trình soạn thảo, liên quan vấn đề này, nhiều ý kiến nhất trí cho rằng, cần cho Hà Nội một cơ chế đủ mạnh thì mới có thể thực hiện việc chỉnh trang, tái thiết đô thị, xóa bỏ nhà siêu mỏng, siêu méo; gia tăng được giá trị địa tô để từ đó đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật. Vì vậy, quy định như Dự thảo là phù hợp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc tính khả thi vì khi thực hiện việc “mở rộng” các tuyến đường mà thu hồi đất vùng phụ cận dễ gặp phải phản ứng của người dân, chi phí bồi thường rất lớn và cần phải điều chỉnh cả quy hoạch. Cùng với đó, cần định lượng rõ thuật ngữ “vùng phụ cận” để tránh tác động nhiều đến người dân lúc tiến hành mở đường.
Liên quan quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị (Điều 22), Dự thảo Luật quy định giao Hội đồng nhân dân (HĐND) quy định việc xây dựng, quản lý, khai thác không gian ngầm, khoảng không công trình ngầm trên địa bàn Thủ đô. Việc quản lý, xây dựng và khai thác khoảng không, không gian ngầm tại các đô thị, khu nội đô lịch sử phải bảo đảm bảo tồn không gian văn hóa và cảnh quan sạch đẹp, khang trang.
Việc quản lý xây dựng và khai thác khoảng không, không gian ngầm là vấn đề lớn nhưng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan (Luật Đất đai, Luật Quy hoạch đô thị) đều chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Đại diện Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) cho biết hiện chỉ có Nghị định 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị, nên Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần đánh giá kỹ lưỡng quy trình, thủ tục, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng và khai thác không gian ngầm, quy định rõ nguyên tắc giao HĐND.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho rằng, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã tiếp cận nhiều vấn đề hơn Luật Thủ đô hiện hành. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ các tồn tại, các vấn đề mà Luật cũ chưa làm được từ đó có cơ sở để quy định các nội dung mới, trong đó có vấn đề về thu hồi đất khi mở rộng đường. Các quy định của Dự thảo Luật cần rõ về nội hàm và nguyên tắc để dễ thực hiện.
Về việc quản lý xây dựng và khai thác khoảng không, không gian ngầm, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, nếu chỉ giao cho HĐND như Dự thảo Luật sẽ rất khó thực hiện. Theo đó, cần đánh giá tổng kết thực tiễn thi hành Nghị định 39/2010/NĐ-CP để tổng hợp vướng mắc, từ đó cơ sở để xây dựng quy định phù hợp, khả thi. Đối với phát triển đô thị, Hà Nội cần tập trung 2 vấn đề là quy hoạch, cải tạo, tái thiết đô thị cũ và phát triển đô thị mới.
Thay mặt Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho biết sẽ nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến và mong lãnh đạo Bộ Xây dựng tiếp tục chỉ đạo các đơn vị phối hợp Bộ Tư pháp để chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Luật Thủ đô 2024 04/10/2024 11:56
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 05/09/2024 21:53
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống
Luật Thủ đô 2024 03/09/2024 19:08
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 24/08/2024 11:53
Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp
Thủ đô 18/08/2024 12:04
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô
Luật Thủ đô 2024 15/08/2024 18:23
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô
Thủ đô 14/08/2024 16:22
Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức
Luật Thủ đô 2024 14/08/2024 12:04
Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo
Luật Thủ đô 2024 10/08/2024 07:00
Kỳ cuối: Để Hà Nội chuyển mình, bứt phá
Luật Thủ đô 2024 09/08/2024 16:15