Lợn “tăng” cân vì...phí?
Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Xử lý nhẹ, người tiêu dùng lo! | |
Phí và lệ phí Thú y: Dùng giằng giữa bỏ và không |
Oằn lưng “cõng” phí
Ông Nguyễn Văn Đại, chủ trang trại chăn nuôi lợn (Vạn Thắng, Ba Vì, HN) cho biết, hiện tại gia đình ông đang nuôi gần 100 con lợn thịt, những năm trước, lúc cao điểm gia đình ông nuôi hơn 200 con. Thế nhưng, một năm trở lại đây, số lượng lợn đã được thu hẹp lại bởi chí phí quá cao, quá nhiều loại phí, lệ phí, trong khí đó giá thịt lợn hơi trên thị trường lại bấp bênh. “Một con lợn từ khi sinh ra đến lúc bị giết mổ phải đóng đủ các loại phí như kiểm dịch, tiêm phòng, gắn thẻ tai, vệ sinh chuồng trại, giết mổ…thậm chí khi thịt lợn ra đến ngoài chợ cũng còn phải chịu thêm phí. Mỗi năm, tôi phải mất vài chục triệu đồng cho tất cả các loại phí trên, phí nhiều đến mức giờ tôi chả nhớ nổi”, ông Đại chia sẻ.
Một con lợn đang phải cõng đến 51 loại phí |
Không như ông Đại, khi nói về các loại phí, lệ phí phải nộp cho mỗi con lợn, ông Nguyễn Văn Hùng (Cổ Đông, Ba Vì), gần như thuộc nằm lòng. Ông cho biết, một con lợn giống sinh ra một tuần phải tiêm vaccine phòng hô hấp 15.000đ; đến 21 ngày tiêm vaccine phòng hô hấp lần 2 với giá 15.000đ; ngày thứ 25 tiêm phòng đông lạnh 75.000đ; khoảng 1 tuần sau tiêm vaccine thương hàn 3000đ; vaccine dịch tả, suyễn, PRRS và vaccine LMLM tổng là 90.000đ. Phí phòng bệnh tai xanh 60.000đ, phí cho việc phòng kháng sinh và thuốc bổ 100 nghìn đồng. Ngoài ra còn phí kiểm dịch, phí chuyển vùng, tiêu độc, kiểm tra lâm sàng, giết mổ… “Với quá nhiều phí như vậy, thử hỏi giá thịt lợn từ người chăn nuôi đến người tiêu dùng sẽ bị đội giá lên bao nhiêu, đó là chưa kể các loại “phụ phí” khác. Phí nhiều đến mức chúng tôi chỉ nghĩ đến đã thấy đau đầu rồi”, ông Hùng cho hay.
Về phía người tiêu dùng, chị Lê Hoa (ngõ 85, đường Lê Văn Hiến, Bắc Từ Liêm) tỏ ra nghi vấn, có phải vì quá nhiều loại phí mà người chăn nuôi dùng biện pháp nuôi tăng trọng cho lợn ngày càng nhiều, chỉ 2-3 tháng đã xuất chuồng hay không?. Nếu vậy, sức khỏe của người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong câu chuyện về phí chăn nuôi, nhiều hộ chăn nuôi lợn ở khu vực Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung, khi nhắc đến các loại phí, lệ phí phải trả cho việc nuôi được một con lợn đều lắc đầu ngao ngán. Ngoài việc thị trường về giá thịt bấp bênh, bị thương lái ép giá, người chăn nuôi còn chỉ ra những nghịch lý trong nghề nuôi lợn hiện nay, đó là việc một con lợn phải “oằn lưng” cõng tới 51 loại phí, đây tiếp tục là gánh nặng đè lên vai các hộ chăn nuôi trong nước, đẩy họ vào nguy cơ mất thị trường và không thể cạnh tranh được với sản phẩm nhập ngoại trước khi Hiệp định Đối tác Chiến lược Thái Bình Dương (TPP) được ký kết.
Nhiều loại phí vô lý
“Trước những phản ứng từ ngành chăn nuôi, mới đây, Bộ Tài chính đã bãi bỏ và sửa đổi 14 loại phí thú y, kiểm dịch. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn kỳ vọng các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát để cắt giảm thêm một số loại phí bất hợp lý, chồng chéo khác. Có như vậy gia súc nội mới có cơ hội cạnh tranh với gia súc ngoại khi hiệp định TPP được thông qua. Trong khi chờ quyết định của cơ quan chức năng, trước mắt người chăn nuôi buộc phải tự cứu lấy mình, bằng cách giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất vật nuôi như chọn giống, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại, áp dụng KHKT vào chăn nuôi…”, ông Đoàn Xuân Trúc, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, chia sẻ. |
Tăng cường kiểm dịch, quản lý giám sát trong việc chăn nuôi lợn từ khâu chuẩn bị chuồng trại, cho đến việc kiểm dịch giống, chăm sóc, đến giết mổ rất quan trọng, đảm bảo quy trình quản lý để có một sản phẩm tốt nhất khi được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, với việc sử dụng quá nhiều phí trong việc phòng chống dịch bệnh, nhưng đến khi giết mổ thậm chí là bán ngoài thị trường, thịt lợn vẫn tiếp tục phải đóng thêm nhiều khoản phí.
Trong khi đó, phí cần thiết thì bị thu đi, thu lại nhiều lần như phí kiểm dịch. Chỉ tính sơ sơ, phí này bị thu làm 4 lần trong suốt quá trình chăn nuôi từ nhập giống, bán giống, xuất chuồng đến giết mổ. Ngoài phí kiểm dịch, khâu nào của chăn nuôi lợn cũng phải chịu các loại phí khác nhau, 1 con lợn từ người nuôi đến tay người tiêu dùng giá liên tục bị đẩy lên. Phí và lệ phí thú y, kiểm dịch…khiến người dân an tâm khi mua thịt. Thế nhưng trên thực tế trái ngược với quy trình thu phí không bỏ sót khâu nào, lại là một quá trình giết mổ sơ sài, qua loa. “Lẽ ra một con lợn trước khi thịt phải được đóng dấu trước, nhưng nhiều lần đến lò mổ, lợn được thịt xong nhân viên thú y mới đến đóng dấu kiểm dịch, thậm chí họ không quan tâm đến việc con lợn trước khi mổ có khỏe mạnh hay không”, chị Liên, chủ quầy thịt ở Cổ Nhuế, cho biết.
Nhiều loại phí vô lý, phí chồng phí, khiến con lợn bị “bội thực phí”. “Lợn giống khi nhập khẩu được mua về bị bấm lỗ tai, lợn nuôi trong chuồng cũng phải bấm lỗ tai, thậm chí khi lợn chuyển vùng cũng bị bấm lỗ tai và mỗi lần bấm như vậy giá phí là 6.500đ/1con. Thực ra đây là vấn đề không cần thiết, khó quản lý, bởi khi thả vào trong chuồng lợn cắn nhau nhiều con sẽ bị mất thẻ bấm. Phí thì phải chi trong khi tai lợn thì bị rách, việc quản lý thì lại khó kiểm soát”, ông Đại bức xúc.
Chung quan điểm với người chăn nuôi, ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, cho biết, lợn trong quá trình vận chuyển đã được chi cục thú ý dán niêm phong, tránh trường hợp trong quá trình di chuyển bị đánh tháo. Vì thế, việc bấm lỗ tai là không cần thiết. Không chỉ loại phí này mà còn rất nhiều loại phí khác bị thu chồng chéo, thu làm nhiều lần như phí kiểm dịch… Hội chăn nuôi đã nhiều lần kiến nghị cơ quan chức năng, Bộ Tài chính xem xét loại bỏ bớt những loại phí trên nhưng đến nay vẫn chưa được chấp nhận.
Vấn đề hội nhập trước đây vẫn thường được coi là câu chuyện của các doanh nghiệp lớn, nhưng khi hiệp định TPP được ký kết, nếu như không có sự điều chỉnh kịp thời của các cơ quan chức năng về các loại phí trên con lợn, việc sản phẩm của Việt Nam bị sản phẩm nhập ngoại chiếm lĩnh thị phần là điều khó tránh khỏi. Khi đó, chính ngành nông nghiệp và người chăn nuôi là những đối tượng sẽ phải chịu ảnh hưởng.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25