Phí và lệ phí Thú y: Dùng giằng giữa bỏ và không
Phí ATM “móc túi” khách hàng | |
Chấn chỉnh việc thu phí và lệ phí tràn lan | |
Thu phí bảo trì đường bộ: Còn nhiều bất cập |
Phí chồng phí
Theo ông Huỳnh Tấn Phát, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, chăn nuôi nhỏ lẻ hiện chiếm 65 - 70% tổng đàn tại Việt Nam, trong khi thực tế cho thấy, việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không khai báo kiểm dịch, không được kiểm soát chặt chẽ ngay trong nội tỉnh là một trong những nguyên nhân làm dịch bệnh lây lan. Nếu không kiểm soát được hoạt động vận chuyển sẽ rất khó kiểm soát dịch bệnh lây lan, chưa kể, chúng ta khó kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm, không thể truy xuất được nguồn gốc thực phẩm nên không thể bãi bỏ việc cấp giấy kiểm dịch an toàn dịch bệnh (ATDB).
Cũng theo ông Phát, chi phí thú y lên con gà là lớn nhất nhưng cũng chỉ chiếm 1,65% giá thành trong khâu sản xuất con giống, 0,31% giá thành đối với cơ sở sản xuất gà thịt và 0,83% đối với đơn vị giết mổ. Nhưng nếu bỏ hoàn toàn phí, lệ phí thú y thì sẽ ảnh hưởng tới đời sống của cán bộ thú y các địa phương đang nhận lương từ phí, lệ phí.
Người chăn nuôi đang phải gồng mình gánh phí |
Không đồng tình với quan điểm của ông Phát, ông Âu Thanh Long, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, cho rằng, ngành thú y đang can thiệp vào quá nhiều khâu của quá trình sản xuất kinh doanh nên bộ máy cồng kềnh và không hiệu quả. Đồng quan điểm này, giám đốc một doanh nghiệp giết mổ gia cầm trên địa bàn Hà Nội khẳng định, dù mức thu phí tính trên đầu con gà không lớn nhưng cũng tác động đến giá thành sản xuất, tức là ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Hơn nữa, phí và lệ phí chỉ là một phần, điều doanh nghiệp đang phải chịu phiền hà là có quá nhiều thủ tục rườm rà, trùng lặp liên quan đến thú y làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng như người chăn nuôi.
Vị giám đốc này ví dụ, để một cơ sở chăn nuôi (tư nhân) đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận ATDB, cơ quan thú y trước đó đã tiến hành rất nhiều thời gian thẩm định. Chi phí cho việc thẩm định đã có ở phần phí. Cụ thể là tại mục 2, phụ lục 2 về phí phòng chống dịch bệnh cho động vật, đã quy định phí thẩm định đối với cơ sở chăn nuôi tư nhân (do xã, huyện quản lí, có hạn 6 tháng đến 2 năm) là 300.000 đ/lần. Thế nhưng đến khi cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATDB cho cơ sở đó, tại phần lệ phí (khoản 1, phụ lục I, Thông tư 04) lại vẫn quy định thu thêm 70.000 đồng/lần cấp. Điều này có nghĩa, chỉ một việc xác định cơ sở chăn nuôi đạt yêu cầu ATDB, đã lại thu tới hai lần tiền, trong đó, việc thu 70.000 đồng/lần chỉ cho mỗi việc cấp một tờ giấy. Không nói đến việc phí chồng phí mà còn gây phiền hà, mất thời gian cho người chăn nuôi lẫn doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Cần rà soát và loại bỏ
Tại hội nghị đánh giá tình hình tái cơ cấu chăn nuôi diễn ra ngày 9/7, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu Cục Thú y cùng các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, chấn chỉnh nhằm tạo điều kiện thông thoáng, giảm chi phí cho nông dân, DN. Theo Bộ trưởng, ngành nông nghiệp không thể vì thiếu kinh phí duy trì hoạt động của hệ thống thú y đến nỗi phải đi thu nhiều loại phí, lệ phí, cần phải thu theo đúng nguyên tắc. |
Trước thực tế phí chồng phí, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, cho rằng, cần phải bỏ hoàn toàn 17 mục thu phí cấp giấy chứng nhận trong lĩnh vực thú y quy định tại phụ lục I của Thông tư 04. Bởi trước khi cấp giấy chứng nhận nào đó, cơ quan thú y đã phải tiến hành kiểm tra, khảo nghiệm, xét nghiệm, kiểm dịch, khử trùng, thẩm định. Tất cả các thủ tục này, bao gồm tiền công, chi phí vật tư, thiết bị đều tính và thu ở phần phí. Chỉ khi nào đạt yêu cầu, cơ quan thú y mới cấp giấy. Cũng cần phải loại bỏ một số loại phí, đặc biệt là các nhóm phí mang tính chất phục vụ kiểm tra lâm sàng, phí thẩm định.
“Việc kiểm tra lâm sàng động vật, sản phẩm động vật như lợn, gia cầm…, hay kiểm dịch trứng cũng như một số sản phẩm động vật, cán bộ thú y chỉ đến mở lô hàng ra, ngó nghiêng xem có dấu hiệu bị bệnh gì hay không cũng thu phí thì không ổn. Một số mục thu phí thẩm định cũng nên xem xét cắt bỏ. Đơn cử khi cán bộ thú y đi thẩm định một cơ sở chăn nuôi về điều kiện vệ sinh thú y, chỉ xem xét ghi chép xem chỗ này đạt tiêu chuẩn chưa, còn thiếu tiêu chuẩn nào nhưng cũng đè ra thu phí, rồi tới khi cấp giấy chứng nhận lại thu lệ phí rõ ràng là bất cập”, ông Lịch nhận định.
Còn ông Đậu Ngọc Hào, Chủ tịch Hội Thú y Việt Nam, cho rằng, không nên bãi bỏ hoàn toàn phí, lệ phí thú y mà cần rà soát, lược bỏ phù hợp, vì vấn đề bỏ phí, lệ phí sẽ ảnh hưởng tới đời sống cán bộ thú y hợp đồng, nhận lương nhờ vào việc thu phí và lệ phí. Việc cấp các loại giấy kiểm dịch trong quá trình lưu thông, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm nhằm kiểm soát dịch bệnh lây lan giữa nơi này và nơi kia là hết sức quan trọng cần phải giữ lại qui định này, bởi lẽ giấy chứng nhận kiểm dịch giống như “giấy thông hành” giúp cơ quan chức năng xác định lô sản phẩm nào có dịch, lô nào không có dịch để mà kiểm soát ngăn chặn.
Theo ông Hào, cấp giấy nào cần phải thu tiền, giấy nào không nên thu tiền cần phải rà soát, sửa đổi lại cho gọn, để tránh tình trạng có quá nhiều khoản phải thu lệ phí khi cấp giấy. Ví dụ, trước khi cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, cán bộ thú y sẽ đến kiểm tra lô hàng. Việc kiểm tra này đã được thu phí theo quy định tại phụ lục 4 của Thông tư 04. Chẳng hạn, phí kiểm dịch đối với gia cầm trưởng thành là 100 đồng/con; lợn (trên 15 kg) là 1.000 đồng/con; trứng gia cầm thương phẩm các loại là 4,5 đồng/quả; trứng cút là 1 đồng/quả… Thế nhưng khi cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng đó, lại thu thêm một khoản lệ phí là 30.000 đ/lần. Nghĩa là cùng một việc xác định lô hàng có bị nhiễm dịch bệnh hay không, cơ quan thú y lại có tới hai khoản thu. Do đó cần rà soát, lược bỏ các loại phí để tránh phí chồng phí nhưng không bỏ hoàn toàn.
Lê Mai
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Tài chính 23/11/2024 08:11
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34