Liệu pháp miễn dịch tự thân: Tăng gấp đôi thời gian sống cho bệnh nhân ung thư
GS có thể chia sẻ kết quả về hiệu quả áp dụng liệu pháp tế bào miễn dịch cho bệnh nhân ung thư tại Vinmec?
Nguyên tắc của liệu pháp miễn dịch tự thân là truyền lại cơ thể của người bệnh chính tế bào miễn dịch đã được nuôi cấy tăng số lượng gấp hàng triệu lần của người đó nên tế bào miễn dịch không bị thải ghép và rất an toàn. Qua gần 200 trường hợp ung thư đã sử dụng liệu pháp miễn dịch tự thân từ năm 2018 đến nay, Vinmec chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào có biến chứng nghiêm trọng và bước đầu cho thấy có tác dụng rất tốt. Sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh tốt hơn. Trong một nghiên cứu trên một nhóm bệnh nhân, thời gian sống dự kiến khi chưa truyền tế bào miễn dịch là 7 - 8 tháng. Sau khi áp dụng liệu pháp truyền tế bào miễn dịch, thời gian sống thêm tăng gấp đôi, giảm mức độ mệt mỏi.
Không ngừng nghiên cứu ứng dụng các phương pháp điều trị mới, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm là người đã tiên phong đưa liệu pháp miễn dịch tự thân hỗ trợ điều trị ung thư về Việt Nam từ năm 2015
Cụ thể: Một trường hợp ung thư nội mạc tử cung, mổ tại Singapore nhưng tái phát và đến Vinmec điều trị trong tình trạng vết mổ nhiễm trùng, khối u to lên. Chúng tôi đã hóa trị kết hợp với truyền tế bào miễn dịch. Cho đến nay, sức khỏe của bệnh nhân ổn định và thậm chí đi đánh golf được hàng tuần. Một vị giáo sư mắc ung thư gan - có tiên lượng sống 6 tháng khi phát hiện bệnh, sau khi điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân tại Vinmec đã kéo dài thời gian sống thêm 5 lần.
Người bệnh ung thư được theo dõi sức khỏe và chăm sóc đặc biệt trước và sau khi điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân để đạt kết quả tối ưu
Trên thế giới, phương pháp này đã được áp dụng như thế nào?
Trên toàn thế giới, miễn dịch tự thân được xem là liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư đột phá với những thành công ban đầu đáng ghi nhận, được áp dụng phổ biến, nhất là ở các nước phát triển. Nhật Bản là một trong những quốc gia áp dụng thành công nhất liệu pháp này trong ung thư. Một nghiên cứu tại Nhật Bản áp dụng liệu pháp miễn dịch tự thân sử dụng tế bào NK, CTL và DC tại BIJ điều trị hơn 10.000 bệnh nhân ung thư đã cho thấy giúp tăng 25 – 30 % hiệu quả, tăng thời gian sống kỳ vọng cho bệnh nhân giai đoạn cuối khi kết hợp với các phương pháp truyền thống khác,
Do sự an toàn và hiệu quả của liệu pháp miễn dịch tự thân đã được chứng minh tại Nhật nên năm 2018, Vinmec đã quyết định hợp tác nhận chuyển giao công nghệ từ Viện liệu pháp sinh học Nhật Bản và Trung tâm y học tái tạo Nichi-In (Nhật Bản), lần đầu tiên đưa phương pháp này áp dụng tại Việt Nam.
Vậy bệnh ung thư nào và ở giai đoạn nào có thể áp dụng phương pháp này hiệu quả?
Bất cứ loại ung thư đặc nào cũng đều có thể sử dụng phương pháp điều trị này. Tùy từng giai đoạn sẽ có chỉ định khác nhau, giai đoạn sớm sẽ có chỉ định hỗ trợ và ngăn ngừa tái phát, giai đoạn muộn có chỉ định hỗ trợ. Do sự an toàn và khả năng tăng miễn dịch cho cơ thể nên cũng đã có nhiều khách hàng không mắc ung thư đã tiếp cận sử dụng phương pháp này nhằm tăng cường sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Quá trình nuôi cấy tế bào miễn dịch tự thân tại Vinmec được tiến hành trong điều kiện kỹ thuật nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị cho người bệnh
Ngoài ra, thế giới đang phát triển một loại tế bào miễn dịch T mới, biến đổi gen CAR -T, có tác dụng điều trị ung thư máu rất hiệu quả và đang được nghiên cứu để ứng dụng trong điều trị các khối u đặc. Trong thời gian tới, liệu pháp tế bào miễn dịch CAR -T sẽ được ứng dụng rộng rãi. Hiện Vinmec đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể áp dụng liệu pháp tế bào miễn dịch Car -T điều trị ung thư máu và một số u đặc đồng thời với nhiều nước tiên tiến.
Để đạt hiệu quả thì bệnh nhân ung thư cần điều trị theo liệu trình như thế nào và chi phí ra sao?
Với kỳ vọng điều trị bệnh triệt để, bệnh nhân cần truyền miễn dịch tự thân 5 lần. Với điều trị hỗ trợ, bác sĩ có thể chỉ định 1 - 2 liệu trình, tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân. Tuy nhiên, chi phí điều trị còn khá cao. Nếu bảo hiểm hỗ trợ một phần chi phí thì rất nhiều bệnh nhân sẽ được tiếp cận với phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư tiên tiến này.
Chúng tôi cũng đang có kế hoạch chuyển giao công nghệ về liệu pháp miễn dịch tự thân cho một số đơn vị y tế trong nước giúp đông đảo người bệnh ung thư hơn có thể được tiếp cận. Điều phức tạp nhất khi áp dụng liệu pháp này là cần có các trang thiết bị hiện đại và tuân thủ chặt chẽ quy trình truyền tế bào miễn dịch – điều Vinmec luôn chú trọng để đem lại sự an toàn và tối ưu hiệu quả cho người bệnh.
Xin cảm ơn GS!
Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng để bảo vệ của cơ thể, chống lại sự xâm nhiễm của vi sinh vật và kiểm soát sự hình thành phát triển các khối u của các tế bào ung thư. Mục tiêu chính của liệu pháp miễn dịch ung thư không chỉ trực tiếp tiêu diệt tế bào ung thư mà còn là tác động đến các tế bào miễn dịch, làm tăng cường khả năng tấn công của các tế bào này trong “trận đánh” tiêu diệt tế bào ác tính. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00