Liệu có “bong bóng” chứng khoán?

(LĐTĐ) Trong khi tăng trưởng kinh tế chậm lại do tác động bởi dịch bệnh thì thị trường chứng khoán Việt Nam lại thăng hoa, chỉ số VN-Index bứt phá với mức tăng 23,4% kể từ đầu năm đến nay đã khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu thị trường chứng khoán có rơi vào tình trạng bong bóng?
Nghẽn lệnh chứng khoán, vì sao? Bộ Tài chính thanh tra HoSE vì liên tục bị nghẽn lệnh

Kinh tế tăng trưởng chậm do dịch Covid-19

Theo Tổng cục thống kê, từ đầu năm đến nay kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng từ diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 bùng phát, nhưng vẫn ghi nhận sự tăng trưởng ổn định, tuy có chậm lại. GDP 6 tháng đầu năm tăng 5,64% so với cùng kỳ năm trước và được dự báo sẽ cải thiện mạnh mẽ khi nền kinh tế khống chế thành công sự lây lan của đại dịch Covid-19.

Liệu có “bong bóng” chứng khoán?
Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán”.

Điểm sáng của kinh tế vĩ mô là hoạt động sản xuất ngành công nghiệp tăng tốt, tháng 5/2021 tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước, diễn biến tăng đã xuất hiện trên tất cả các nhóm ngành. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) tháng 5/2021 ở mức 53,1 điểm, cho thấy hoạt động sản xuất, dịch vụ trong nền kinh tế đang dần mở rộng trở lại. Nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội, đang nới lỏng giãn cách và nhiều người dân mong đợi, dòng chu chuyển của các hoạt động kinh tế, dịch vụ sẽ sớm trở lại bình thường.

Trên trường quốc tế, nền kinh tế các nước châu Âu, Mỹ dần mở cửa trở lại, tạo cơ hội lớn cho dòng chảy xuất khẩu từ doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với đó, Ngân hàng trung ương các nước tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, các nước lớn vẫn duy trì các gói hỗ trợ nền kinh tế, sẽ tiếp tục là lực đỡ cho giới đầu tư tài chính toàn cầu.

Trong khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại thì chỉ số chứng khoán Việt Nam đã tăng 23,4% kể từ đầu năm đến nay. Sự bứt tốc của thị trường chứng khoán liệu có bền vững, có quá nóng xét trong bối cảnh vĩ mô trong nước và quốc tế hay không? Đó là điều mà các nhà kinh tế đang lo ngại.

Tại Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán” diễn ra chiều ngày 29/6, đánh giá về các con số chính nền kinh tế ghi nhận được trong 6 tháng đầu năm. Tiến sĩ Cấn Văn Lực - Chuyên gia, Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết: “Con số Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/6 với tăng trưởng GDP quý II là 6,61%, 6 tháng đầu năm 5,64% có thấp hơn so với dự báo đầu quý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là 5,8%, nhưng khớp với dự báo của chúng tôi là 5,6% cho 6 tháng đầu năm. Với kết quả trên, rõ ràng mục tiêu tăng trưởng GDP không đạt kế hoạch như Nghị quyết số 01 của Chính phủ đã đề ra, đó là mong muốn quý I/2021 GDP tăng trưởng 5,12%; quý II tăng trưởng trên 6%. Tuy nhiên, kết quả tăng trưởng 6 tháng đầu năm của nước ta rất đáng khích lệ, trong bối cảnh 6 tháng qua xảy ra 2 đợt dịch tương đối nặng so với năm 2020, mặc dù chúng ta đã điều chỉnh chiến lược về kiểm soát dịch bệnh được tốt hơn”.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng, nền kinh tế cuối năm sẽ đạt mức tăng trưởng theo kịch bản cơ sở, GDP tăng từ 6,1 đến 6,3%. Đây sẽ là kết quả tương đồng so với dự báo của một số tổ chức quốc tế, dù có thấp hơn dự báo của Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dành cho Việt Nam.

Ông Cấn Văn Lực cũng chỉ ra rằng, đóng góp cực kỳ quan trọng của thị trường chứng khoán chính là vai trò kênh dẫn vốn. Theo dõi số liệu của Việt Nam 10 năm vừa qua, ví dụ như năm 2015, kênh chứng khoán chỉ đóng góp khoảng 13-14% tổng lượng vốn toàn xã hội cho đầu tư và phát triển. Đến thời điểm hiện nay, kênh này đã chiếm khoảng 20%. Ông cũng khẳng định, chứng khoán là một kênh đầu tư vô cùng quan trọng cho người dân, doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều lĩnh vực kinh doanh có triển vọng khó khăn kênh đầu tư chứng khoán đã và đang trở nên hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Có hay không “bong bóng” chứng khoán?

Nhìn nhận mối tương quan giữa kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán, tiến sĩ Nguyễn Sơn - Chủ tịch Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam cho rằng, thời điểm này không lo “bong bóng” tài sản, bao gồm cả chứng khoán. Đánh giá về sự tăng trưởng gần 25% của chỉ số chứng khoán Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021, ông Nguyễn Sơn cho rằng, đây là sự tăng trưởng tốt, phù hợp vì mục tiêu kép Việt Nam đạt được là vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế. Trong vòng 3-4 tháng đầu năm dịch bệnh được kiểm soát rất tốt, tăng trưởng GDP mặc dù thấp so với mục tiêu đặt ra nhưng so với các nước trong khu vực lại rất ấn tượng.

Tiễn sĩ Cấn Văn Lực: “Sau một thời gian phấn khích, thị trường có thể có cú điều chỉnh giảm khoảng 7-10%, lúc đó nhà đầu tư phải hết sức bình tĩnh, phải thấy rằng đây là cú điều chỉnh cần thiết để cho thị trường lành mạnh”.

Theo ông Nguyễn Sơn, báo cáo Ngân hàng Trung ương cho biết, hiện nay dư nợ cho vay chứng khoán chỉ chiếm 0,48% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế, vẫn đang trong giới hạn kiểm soát. Hiện dòng tiền của khu vực dân cư trước đây đầu tư vào lĩnh vực khác tạm thời đưa vào chứng khoán tạo hiệu ứng tăng cho thị trường chứng khoán.

Dẫn chứng thị trường chứng khoán Mỹ đang trong giai đoạn tăng trưởng cao nhất mọi thời đại, dù kinh tế Mỹ cũng có khó khăn do đại dịch, ông cho rằng không có cơ sở để lo về vấn đề bong bóng tài sản, trong đó có chứng khoán trong thời điểm này. Ông cũng lưu ý, đây là giai đoạn cần kiểm soát chặt dòng tiền, đồng thời cảnh báo nhà đầu tư cẩn trọng vì tăng trưởng giá cổ phiếu phụ thuộc vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Toàn thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có khoảng 3,3 triệu tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước, trong đó có 500 nghìn tài khoản mới thành lập trong 6 tháng đầu năm 2021 và con số này đang tăng lên. Bên cạnh đó, giá trị danh mục của khối ngoại hiện ở mức 49,5 tỷ USD. Về cơ bản, dòng vốn ngoại đang bán ròng, nhưng mức độ bán ròng không nhiều, đồng thời dòng tiền không rút khỏi Việt Nam mà để trên tài khoản tiền mặt đang chờ đợi cơ hội đầu tư mới. Ông Nguyễn Sơn dự báo, với mức tăng trưởng hiện nay, Việt Nam vẫn còn dư địa tiếp tục tăng trưởng.

Song với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và chứng khoán, tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu - Chuyên gia độc lập, lại có cái nhìn thận trọng và khá quan ngại về việc dòng tiền đang dồi dào trên thị trường tài chính nhưng chưa thực sự đến “túi” các nhà sản xuất, kinh doanh. Điều này tiềm ẩn rủi ro lớn và nếu diễn biến này không được kiểm soát sẽ dẫn đến hình thành “bong bóng” chứng khoán và có thể gây ra nhiều rủi ro cho nền kinh tế.

“Trong nước, mặt bằng lãi suất huy động tại các ngân hàng thấp, nhiều người thay vì gửi tiết kiệm đang đổ vào đầu tư chứng khoán… Thị trường chứng khoán không thực sự là hàn thử biểu phản ánh “sức khoẻ” của nền kinh tế, bởi GDP năm 2020 chỉ tăng 2,91% và 6 tháng đầu năm nay tăng 5,64%. Tốc độ tăng trưởng GDP đã suy giảm do nền kinh tế bị tác động mạnh bởi Covid-19, nhưng VN-Index lại tăng “nóng” lên mốc 1.405 điểm (ngày 28/6). Điều này gây nên lo ngại về nguy cơ xuất hiện “bong bóng” trên thị trường chứng khoán”, ông Hiếu phân tích.

Ông Hiếu cũng tỏ ra e ngại về diễn biến tiền đang đổ quá nhiều vào chứng khoán, nhất là dòng tiền tập trung trên thị trường thứ cấp, chứ không phải sơ cấp, có nghĩa là tiền chưa đến túi của các nhà sản xuất, kinh doanh.

Tại tọa đàm, các chuyên gia có chung mối lo ngại về việc 90%-95% nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán vẫn là nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp, có tâm lý đám đông, hệ số đòn bẩy tài chính của họ tương đối cao. Do đó khi thị trường điều chỉnh, các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng các nhà đầu tư sẽ có những phản ứng thái quá. Mặt khác, một số doanh nghiệp cũng đang “té nước theo mưa”, tranh thủ cơ hội thị trường nhằm “đánh bóng” những kết quả kinh doanh để phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.
Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.

Tin khác

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

(LĐTĐ) Sáng nay (15/7), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Theo đó, nhấn mạnh công tác điều hành giá cả, thị trường bám sát thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.
Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” được tổ chức ngày 10/7/2024 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp thiết thực.
Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…; ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).
Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

(LĐTĐ) Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh khách hàng thực hiện sinh trắc học là thêm một lớp bảo mật khi thực hiện giao dịch, hướng đến mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo diễn ra mới đây, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hà Thị Mỹ Dung cho biết, năm 2023, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán 135 nhiệm vụ với 174 Đoàn kiểm toán và phát hành 248 Báo cáo kiểm toán.
Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

(LĐTĐ) Theo kết quả Khảo sát ngân sách mở năm 2023 (OBS 2023) vừa được Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) công bố, xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được nâng lên ở mức 57/125 quốc gia, tăng 11 bậc so với kỳ đánh giá năm 2021 và tăng 20 bậc so với năm 2019.
Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) 13 hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt gồm: Làm giả, sửa chữa phương tiện thanh toán; trộm cắp, xâm nhập dữ liệu; cung cấp thông tin sai sự thật; tiết lộ thông tin trái phép; mở tài khoản nặc danh; cung cấp dịch vụ mà không có giấy phép; gian lận, đánh bạc trực tuyến.
Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

(LĐTĐ) Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp từ 12/8.
GDP với những gam màu sáng

GDP với những gam màu sáng

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý II và sáu tháng đầu năm 2024 diễn ra mới đây, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung sáu tháng đầu năm, GDP tăng 6,42%, so với giai đoạn 2020-2024 chỉ thấp hơn mức tăng 6,58% của cùng kỳ năm 2022.
GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

(LĐTĐ) Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn 3 cực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí minh (TP.HCM), Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu đều có mức tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động